Cuộc chiến Israel – Palestine đã bắt đầu được gần hai tháng. Hơn 10.000 người đã thiệt mạng, nhiều người đã bị mất nhà cửa, gia đình ly tán. Tuy nhiên, giữa thảm kịch này, vẫn có một số thế lực đang được hưởng lợi rất nhiều. Đó chính là các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ.
- Thế lực nào hưởng lợi từ chiến tranh
Kể từ khi cuộc chiến bùng nổ, cổ phiếu của các công ty vũ khí này đã tăng thêm 30 tỷ đô la. Hai nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Mỹ là Raytheon và General Dynamic đã thẳng thắn thông báo cho các nhà đầu tư của mình rằng cuộc chiến ở Israel sẽ có lợi về mặt tài chính cho chính họ và các nhà đầu tư hãy yên tâm mà nắm giữ cổ phiếu. Còn các nhà sản xuất vũ khí khác như là Lockheed Martin và Northrop Grumman cũng đã ghi nhận mức lợi nhuận lớn nhất trong vòng ba năm qua. Hãng Lockheed Martin sản xuất máy bay chiến đấu F-35 Lightning II và máy bay trực thăng Black Hawk rồi bán cho Israel. Còn Northrop Grumman thì sản xuất tàu ngầm và phương tiện chiến đấu.
Israel đã ký một thỏa thuận trị giá ba tỷ đô la vào tháng 7/2023 để mua những chiếc máy bay F-35 này. Tuy nhiên, cách đây bảy năm, vào tháng 9/2016, trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, Mỹ và Israel đã ký một thỏa thuận trị giá 38 tỷ đô la. Theo thỏa thuận này, Mỹ sẽ cung cấp các thiết bị quân sự trị giá 3,8 tỷ đô la cho Israel mỗi năm. Do đó, 92% vũ khí nhập khẩu của Israel hiện nay đều đến từ một quốc gia. Đó chính là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Một quốc gia mua vũ khí từ một quốc gia đồng minh thì có gì mà phải bận tâm? Nhưng không! điều đặc biệt của tình huống này là ngành công nghiệp vũ khí không quan tâm đến bất kỳ liên minh nào. Các ông chủ tư bản ngành vũ khí chỉ có một mục tiêu duy nhất đó chính là lợi nhuận. Năm nay, vào tháng 1, Hoa Kỳ đã công bố doanh số bán vũ khí kỷ lục lên tới 205 tỷ USD. Con số hơn 200 tỷ đô la doanh số bán vũ khí trong vòng một năm của một quốc gia quả thực là khổng lồ, nó đã tăng lên đến 49% so với năm trước. Vũ khí của Mỹ được bán đến 58 quốc gia khác nhau. Trong đó, không chỉ có Israel mà còn có cả một số các quốc gia Ả Rập như Ly Băng, Ả Rập Xê Út, Qatar, Kuwait, UAE, Bahrain và Iraq. Việc bán vũ khí này có thể làm cho thế giới trở nên an toàn hơn không? Hay là tình hình đang ngày càng trở nên phức tạp? Vấn đề này, các ông chủ tư bản của Mỹ không bận tâm cho lắm.
Năm ngoái, Israel cũng lập kỷ lục về doanh số bán vũ khí khi đạt tới 12 tỷ đô la. Con số khổng lồ này bao gồm nguồn tiền từ việc bán máy bay không người lái, tên lửa và hệ thống phòng không. Đáng chú ý là 3 trong số 12 tỷ USD doanh số của Israel, tương đương với khoảng 24% tổng lượng xuất khẩu vũ khí của Israel, là sang các nước Ả Rập. Như các bạn đã biết, Israel và các nước Ả Rập vốn là kẻ thù không đội trời chung do các nguyên nhân về lịch sử và tôn giáo, ấy vậy mà Israel vẫn bán sang các nước Ả Rập ba tỷ tiền vũ khí. Đúng là các ông chủ tư bản không nhìn mặt chỉ nhìn tiền.
Các ông chủ của Mỹ cũng vậy. Vừa bán vũ khí cho Israel, lại vừa bán cho các nước Ả Rập. Israel cũng được xếp hạng là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ mười thế giới. Trong bảng xếp hạng đó, các vị trí đứng đầu đó là Mỹ xếp thứ nhất, Nga thứ hai, Pháp thứ ba và Trung Quốc xếp thứ tư. Vương quốc Anh xếp thứ bảy. Đáng chú ý là năm quốc gia vừa kể trên đều có tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Năm cường quốc này chiếm hơn 75% lượng xuất khẩu vũ khí toàn cầu.
Khi mọi người đã biết về điều này, làm sao người ta có thể mong đợi được rằng Liên Hợp Quốc sẽ thông qua một nghị quyết nhằm hạn chế xuất khẩu vũ khí được chứ? Vào tháng 5/2023, người đứng đầu Oxfam International, một liên minh từ thiện do Anh thành lập đã nhấn mạnh rằng, bốn trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là những nước bán vũ khí nhiều nhất. Những thứ vũ khí đó được các bên sử dụng trong mọi cuộc xung đột trên toàn thế giới. Đây thật sự là đạo đức giả, mất dạy và độc ác. Rõ ràng, mấy cường quốc này vẫn lên tiếng về hòa bình và dân chủ. Ở đâu có đánh nhau, là mấy ông triệu tập các cuộc họp khẩn rồi bàn giải pháp các thứ. Nhưng đằng sau đó, vẫn bán vũ khí để kiếm tiền. Ngoài 5 quốc gia vừa kể ở trên, Đức, Ý và Hàn Quốc cũng nằm trong top 10 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Các ông chủ ngành vũ khí không quan tâm cái gì là đúng, cái gì là sai, cái gì là đồng minh. Chỉ có tiền mới là chân lý, điều này được thể hiện rõ qua một số ví dụ sau. Đầu tiên, trong khi nhiều người coi Nga là bạn thân, là đồng minh của Ấn Độ, nhưng rồi sao? Nga cũng là một trong ba nước bán vũ khí nhiều nhất cho Pakistan. Pakistan lại là kẻ thù của Ấn Độ.
Từ năm 2017 đến năm 2021, Trung Quốc là nhà cung cấp vũ khí số một cho Pakistan. Thứ hai là Thụy Điển và thứ ba là nước Nga. Nga lại còn tiếp tục cam kết sẽ bán thêm vũ khí cho Pakistan, bất chấp Ấn Độ bày tỏ sự khó chịu.
Giờ chúng ta sẽ chuyển sang việc nhập khẩu vũ khí. Các quốc gia nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới bao gồm; Ấn Độ ở vị trí thứ nhất, thứ hai là Ả Rập Xê Út, thứ ba là Qatar. Tuy nhiên, điều thú vị ở đây là các vị trí thứ năm, thứ bảy và thứ 10 lần lượt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Điều này cho thấy mối quan hệ mua bán vũ khí phức tạp trên thị trường toàn cầu. Việc mua bán này dường như không bị ảnh hưởng chút nào bởi chính sách đối ngoại của một quốc gia.
Về địa chính trị, Mỹ đứng sau bảo kê cho Israel, trong khi Nga và Trung Quốc tạo thành một khối riêng biệt. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng ở Israel hiện nay, hai bên vẫn thể hiện rõ quan điểm của mình. Quan điểm của Tổng thống Putin về chiến tranh Israel – Palestine là nên coi đây là một thất bại trong chính sách của Mỹ. Đồng thời, ông khẳng định Mỹ đã coi thường hạnh phúc của người Palestine. Trung Quốc cũng lên án hành động của Israel ở Gaza. Trung Quốc mô tả các hành động của Israel là đã vượt quá khả năng tự vệ. Điều này có thể tạo ra cho mọi người ấn tượng về một sự chia rẽ, với một bên là Mỹ, châu Âu và Israel, và bên kia là Trung Quốc và Nga.
Tuy nhiên, khi nói đến chuyện xuất khẩu vũ khí, những quốc gia tưởng chừng như đối lập này lại đứng cùng về một phía. Đây đều là các quốc gia xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Nghe đến đây, có lẽ nhiều bạn đang nghĩ rằng mấy quốc gia này thật sự là khủng khiếp và chúng ta nên phản đối các nước xuất khẩu vũ khí ra bên ngoài. Nhưng nếu bạn đang nghĩ như vậy, thật sự bạn đang hiểu sai vấn đề. Một quốc gia được hình thành bởi rất nhiều công dân ở trong đó, người dân Mỹ không xấu, người Israel, người Nga, người Trung Quốc cũng vậy. Họ có được hỏi ý kiến về việc là bán hay không bán vũ khí đâu? Người chơi chính trong những cuộc mua bán vũ khí chết người này chính là các ông chủ. Đó mới là những người thu được lợi nhuận. Còn dân thường của Mỹ, Nga hay Trung Quốc hay Israel có được lợi lộc gì đâu? Hầu như tất cả các vũ khí được các quốc gia này bán trên toàn cầu đều không phải do chính phủ bán, mà là do các nhà tư bản tư nhân bán. Hãy nhìn vào danh sách 100 công ty vũ khí hàng đầu thế giới này. Trong đó, chỉ có một số ít là thuộc sở hữu của chính phủ, chẳng hạn như Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel hay Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc.
Bỏ qua hai trường hợp ngoại lệ này, hầu hết đều là các thế lực tư nhân. Lockheed Martin, một công ty tư nhân của Mỹ, giữ vị trí số 1. Tiếp theo là Northrop Grumman ở vị trí thứ ba. Trên thực tế, có tới 51 công ty trong danh sách này là của Mỹ. Điều này có nghĩa là gì? Lợi nhuận khổng lồ từ việc bán vũ khí sẽ chảy vào túi của các ông chủ tư bản này.
Tuy nhiên, trớ trêu thay, số tiền dùng để mua vũ khí này đến từ đâu? Chính là đến từ tiền thuế của người dân chứ đâu. Chính phủ các nước quyết định mua là mua thôi. Nhiều quốc gia sẽ mua vũ khí từ các công ty tư nhân trong nước, nhưng cũng có thể là giao dịch với các quốc gia khác. Họ hợp tác với các thực thể tư nhân của quốc gia đó. Hàng trăm tỷ đô la tiền thuế của người dân được đổ vào để mua vũ khí, thứ mà chắc chắn sẽ được sử dụng trong các cuộc chiến, các cuộc chiến, các cuộc xung đột mà hậu quả của những cuộc chiến đó là cái chết của dân thường, chiến hỏa liên miên, nhà cửa đổ nát, gia đình ly tán.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm vào tháng 4/2023 đã cho biết rằng chi tiêu quân sự của Ấn Độ trong năm 2022 vào khoảng 81,4 tỷ đô la, đứng thứ tư toàn cầu. Dẫn đầu chi tiêu cho quân sự vẫn là Mỹ với 877 tỷ đô la, Trung Quốc 292 tỷ đô la, Nga xếp thứ ba với 86,4 tỷ đô la. Trong danh sách top 10 này còn có cả Anh và Pháp. Như vậy là cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đều có trong danh sách này. Tại sao năm quốc gia này không cùng nhau quyết định dừng chi tiêu cho vũ khí? Tất cả hãy cùng nhau ngồi lại và cho ra một cam kết kiềm chế tấn công lẫn nhau và hạn chế việc mua bán vũ khí. Điều này có thể là một bước tiến lớn nhằm ngăn chặn sự chạy đua vũ trang, dẫn đến hao tiền tốn của, làm suy giảm ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên, đây quả thực là một suy nghĩ ngây thơ, bởi điều trớ trêu nằm ở chỗ: Ai sẽ đảm bảo cho việc nếu mình không đánh họ thì họ sẽ không đánh mình? Tâm hại người không nên có, nhưng tâm phòng người nhất định phải có. Có một sự thật là những người phải chịu hậu quả nặng nề nhất của việc phát triển ngành công nghiệp vũ khí lại chính là các dân thường.
Ví dụ như ở Mỹ, tần suất các vụ xả súng hàng loạt đang gia tăng chóng mặt, cao hơn nhiều nếu so với bất kỳ quốc gia nào khác. Chỉ tính riêng năm 2023, cụ thể là trong vòng 9 tháng đầu năm, đã có tới hơn 500 vụ xả súng hàng loạt xảy ra ở Mỹ, gây nên nhiều hậu quả bi thương cho trẻ em. Những sự kiện đau thương đó đã khiến cho cụm từ “school shooting” trở thành một nỗi ám ảnh.
Từ năm 2021 – 2022, có hơn 327 vụ xả súng trường học xảy ra ở Mỹ. Đây là hậu quả trực tiếp về việc quản lý súng ống lỏng lẻo của nước này. Không giống như ở các quốc gia khác, nơi các tranh chấp thường được giải quyết bằng tay chân hoặc gậy gộc. Ở Mỹ lại khác, người dân không ngần ngại bóp cò. Luật pháp Mỹ bảo hộ quyền sở hữu súng của người dân, nếu việc bán vũ khí bị cấm, người dân không thể mua súng một cách dễ dàng nữa, có lẽ tình trạng xả súng sẽ giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, khi đó các tập đoàn sản xuất vũ khí sẽ mất đi nguồn thu đáng kể.
Đây là lý do tại sao hàng năm có tới hàng chục trẻ em thiệt mạng ở Mỹ và người ta thường thấy các chính trị gia rơi nước mắt khi phát biểu trấn an người dân, nhưng việc buôn bán vũ khí vẫn chẳng bị ảnh hưởng gì. Thậm chí, từ năm 2005 đến năm 2020, doanh số bán súng ở Mỹ còn tăng gấp ba lần. Chỉ riêng năm trước, người dân Mỹ đã mua tới 16,6 triệu khẩu súng, một con số kinh hoàng. Chính phủ Mỹ có thể dễ dàng sửa luật nếu muốn nhưng đến nay họ vẫn chưa sửa.
Chúng ta có thể lấy nước Úc làm ví dụ. Đất nước này từng được biết đến với các quy định lỏng lẻo về súng, cũng giống như Mỹ vậy. Nhưng vào tháng 4/1996, một sự kiện chấn động đã diễn ra. Một người đàn ông 28 tuổi đã giết chết 35 người bằng súng trường. Sau vụ xả súng này, thủ tướng Úc khi đó là John Howard đã có những hành động quyết đoán để giải quyết vấn đề súng ống, thỏa thuận Vũ khí Quốc gia đã được thực thi một tháng sau đó.
Từ tháng 10/1996 – 9/1997, chính phủ Úc đã thu giữ hơn 650.000 khẩu súng ở trong dân. Những người sở hữu súng được bồi thường bằng tiền nếu chủ động giao nộp cho chính phủ. Còn ai cố tình giữ sẽ bị tịch thu mà không nhận được gì, thậm chí còn bị phạt. Kết quả là ngày nay ở Úc, những vụ xả súng đã rất hiếm khi xảy ra.
Ở Sepia cũng vậy, đầu năm nay, hai vụ xả súng đã làm cho 17 người chết và 21 người bị thương, trong đó có cả trẻ em. Chính phủ đã tuyên bố trong vòng 1 tháng, người dân cần tự nguyện giao nộp vũ khí nếu không sẽ phải đối mặt với án tù. Vậy là đã có đến 13.500 khẩu súng được tự nguyện giao nộp chỉ trong vòng một tuần. Sau đó, nhà nước lại gia hạn thêm một tháng, chỉ trong vòng 2 tháng, đã có hơn 100.000 khẩu súng được thu giữ. Điều đó cho thấy rằng với ý chí của các chính trị gia, các chính phủ có thể kiểm soát vũ khí một cách hiệu quả và giảm thiểu bạo lực.
Tuy nhiên, câu chuyện về quản lý súng ở Mỹ lại là một câu chuyện khác. Nó bao gồm rất nhiều quan hệ phức tạp giữa Chính phủ và các thế lực vũ khí ở một số khu vực ảnh hưởng của các ông trùm vũ khí còn được mở rộng ra ngoài việc buôn bán vũ khí nữa, các công ty tư nhân không chỉ sản xuất và bán vũ khí mà còn cung cấp cả các dịch vụ quân đội tư nhân hay nói cho dễ hiểu chính là lính đánh thuê. Họ vừa sản xuất súng lại vừa gây dựng cho mình một lực lượng được vũ trang riêng.
T.P