Tuesday, May 7, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine không phải “làm từ...

Mỹ và phương Tây viện trợ cho Ukraine không phải “làm từ thiện”

Sau hơn hai năm nổ ra cuộc chiến Nga-Ukraine, giờ đây đã có những dấu hiệu vãn hồi cho một bi kịch tang thương. Bi kịch ấy không phải chỉ đối với hai quốc gia trực tiếp đối đầu trên chiến trường mà là của Nga – Mỹ và phương Tây.

Không có một cái kết có hậu, cái kết mà bên nào cũng thấy có thể chấp nhận được, nhưng dẫu sao, dù kết thúc thế nào thì cũng là chấm dứt sự đổ máu của binh lính và dân thường, chấm dứt sự thiệt hại tài sản, của cải, cơ sở hạ tầng kinh tế mà phải nhiều năm sau mới có thể hàn gắn vết thương chiến tranh.

Bây giờ cái kết ấy đang đến, bắt đầu từ sự lắc đầu của Hạ viện Mỹ, quyết không chấp nhận gói viện trợ cho Ukraine, vì những lý do “thuộc về nội bộ”.

Không hề giấu diếm sự “thua cuộc”, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Washington Post được phát sóng hôm 29/3, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho nói: Nếu không nhận được viện trợ quân sự của Mỹ như cam kết, quân đội Ukraine sẽ “buộc phải rút lui từng bước”.

Rút lui từng bước không có nghĩa là chấp nhận trắng tay. Nhưng nó lại là khởi đầu của sự rút lui hoàn toàn.

Như quý vị đã biết, từ nhiều tháng qua, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Johnso, thành viên đảng Cộng hòa, bất chấp sự thúc ép của Tổng thống Joe Biden, đã cố tình trì hoãn dự luật cung cấp 60 tỷ USD viện sự quân sự và tài chính cho Ukraine.

Không khác nào đứa trẻ sơ sinh đang cơn khát bị dứt ra khỏi bầu sữa mẹ, trong tình huống Mỹ không hỗ trợ, Ukraine sẽ không có hệ thống phòng không, tên lửa Patriot; không có thiết bị gây nhiễu cho tác chiến điện tử; không có đạn pháo 155 mm. Đó là những loại vũ khí quan trọng nhất, sử dụng chủ yếu trong cuộc chiến vừa qua.

Mỗi loại đạn dược đều rất quan trọng đối với khả năng phòng thủ. Chẳng hạn tên lửa hành trình Storm Shadow (do Anh cung cấp), được cho là yếu tố chính giúp Ukraine thành công trong việc đẩy lùi Hạm đội Biển Đen của Nga hàng trăm km, từ đó mở ra hành lang vận chuyển ngũ cốc và các nguồn cung cấp khác.

Các loại tên lửa phòng không đã chứng minh vai trò đặc biệt cần thiết trong thời gian gần đây, khi Nga mở rộng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự. Việc Nga mở rộng các cuộc tấn công như vậy là nỗ lực của Moscow nhằm làm suy yếu ý chí chiến đấu của Ukraine. Khi không có vũ khí chống trả, quân đội Ukraine sẽ buộc phải rút lui theo từng bước nhỏ. Trên thực tế, Ukraine đang cố gắng tìm lối thoát để không phải rút lui. Đó là sự cố gắng trong vô vọng, vì mặc dù đang sản xuất vũ khí trong nước song Ukraine vẫn không thể đủ lượng vũ khí so với nhu cầu.

Nỗi lo lắng của Tổng thống Ukraine diễn ra trong bối cảnh Hạ viện Mỹ “bỏ quên” việc thông qua gọi viện trợ tài chính và quân sự trong thời gian dài, với lý do là cần ưu tiên giải quyết vấn đề trong nước.

Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson, Tổng thống Ukraine khẩn thiết đề nghị Hạ viện thực hiện yêu cầu của Tổng thống Biden.

Một lần nữa chúng ta thấy rằng “chiến tranh ủy nhiệm” là những canh bạc nguy hiểm. Kẻ âm mưu chiến tranh đã ủng hộ có tính toán cho người chơi những cái thang. Đến khi người chơi ở trên ngọn cây chót vót thì bất ngờ rút thang, với những lý do… cần thang cho công việc khác (!).

“Chiến tranh uỷ nhiệm” được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp. Khi tìm được một đối tác, bên được ủy quyền sẵn sàng chiến đấu, cường quốc đó và đồng minh sẽ gửi vũ khí, tiền bạc và thông tin tình báo cần thiết để giáng những đòn chí mạng vào đối thủ.

Hơn hai năm qua, Mỹ và các nước phương Tây đã ồ ạt cung cấp các loại vũ khí cho Ukraine. Ban đầu họ cung cấp một cách nhỏ giọt các loại vũ khí hết date (có từ thời Liên Xô chưa tan rã). Sau đó phương Tây đã đáp ứng gần như mọi đề nghị viện trợ vũ khí của Kiev, từ vũ khí tầm ngắn tới tầm xa, từ vũ khí hạng nhẹ tới hạng nặng.

Riêng với Mỹ, sau khi gửi tên lửa Javelin và Stinger tới Ukraine trong thời gian đầu nổ ra cuộc chiến, Washington đã cung cấp lựu pháo M777 vào mùa Xuân và hệ thống tên lửa Himars vào mùa Hè. Tiếp đó, Anh, Ba Lan, Đức, Pháp, Hà Lan… cũng có những đóng góp không nhỏ. Tính ra đã có hơn 30 quốc gia cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraine.

Không chỉ gửi vũ khí, phương Tây còn tích cực huấn luyện binh sĩ Ukraine. Binh sỹ đặc công Ukraine đã được tham gia đợt huấn luyện bài bản về cách xây dựng chiến hào, cầu đường và tác chiến đặc biệt do lực lượng vũ trang Tây Ban Nha tổ chức. Đây là một phần của chương trình của phái bộ hỗ trợ quân sự của Liên minh châu Âu dành cho Ukraine.

Nghe nhạc hiệu đoán chương trình, khi Mỹ không còn mặn mà thì “gánh hát” phương Tây cũng chệch choạc. Gói viện trợ 60 tỷ USD chỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy sự mệt mỏi của các bên tham chiến. Bởi viện trợ cho Ukraine không phải “làm từ thiện”, nó phải là “sự đầu tư vào an ninh” của chính Mỹ và phương Tây.

Có nhiều cách để kết thúc chiến tranh. Việc dừng viện trợ được xem là chất xúc tác cho những cuộc đàm phán mới mở ra con đường dẫn tới hòa bình ở Ukraine.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới