Tuesday, January 7, 2025
Trang chủBiển nóngBị áp sát, vì sao tàu khu trục Mỹ không bắn máy...

Bị áp sát, vì sao tàu khu trục Mỹ không bắn máy bay Nga

Khu trục hạm Mỹ không bắn máy bay Nga có thể vì nhận thấy nó không mang vũ khí và không phát hiện tín hiệu cho thấy tàu bị khóa mục tiêu tên lửa.

Máy bay Nga và tàu khu trục USS Donald Cook đã có một loạt chạm trán vào đầu tuần này ở biển Baltic. Đáng chú ý là vào ngày 12/4, máy bay chiến đấu Sukhoi Su-24 lượn cách trên tàu Mỹ chỉ 9 m, các quan chức Mỹ gọi đây là hành động “mô phỏng tấn công”. Giới chức Mỹ cho biết thủy thủ nước này nhiều lần cố gắng liên lạc với máy bay Nga trên tần số quốc tế nhưng không được đáp lại.

“Vụ việc này hoàn toàn không đúng với các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của quân đội hoạt động gần nhau trong vùng biển và vùng trời quốc tế”, phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest nói.

Nga hiện chưa đưa ra phản ứng chính thức về vụ việc. Hãng tin nhà nước Nga Sputnik đăng tin về vụ chạm trán nhưng chỉ dẫn lại thông tin từ phía Mỹ và gọi đây là “sự cố nhỏ”.

Theo Navy Times, đại úy Rick Hoffman, sĩ quan từng chỉ huy tàu hộ tống và tàu tuần dương Mỹ, cho rằng dù bị áp sát, tàu khu trục Mỹ không tấn công máy bay Nga, vì hành vi này chưa tới mức đe dọa, dù ông nhấn mạnh rằng đây chắc chắc là hành vi khiêu khích.

“Chúng ta không có chiến tranh với Nga”, đại úy Rick Hoffman nói. Đó sẽ là tình huống nguy hiểm “khi bạn đang hoạt động và bị đe dọa tấn công bởi một bên có thể không nhận ra bạn, nhưng đó không phải là trường hợp ở đây”.

Nếu bạn nhận dạng được máy bay, có thể thấy được rằng nó không mang vũ khí, và không phát hiện bất kỳ tín hiệu điện tử nào cho thấy tàu bị khóa mục tiêu tên lửa, thì không cần làm gì cả. “Bạn không thể giết người chỉ vì họ gây phiền nhiễu”, Hoffma nói.

Có khả năng rằng việc “mô phỏng tấn công” vi phạm hiệp ước năm 1973 giữa Mỹ và Nga. Thỏa thuận này cấm các hành vi mô phỏng tấn công đối với máy bay hoặc tàu, cấm máy bay lộn vòng trên tàu, hoặc thả đối tượng nguy hiểm gần tàu, theo Reuters.

bi-ap-sat-vi-sao-tau-khu-truc-my-khong-ban-may-bay-nga-1

Vụ chạm trán Nga – Mỹ diễn ra tại biển Baltic, cách Kaliningrad, lãnh thổ hải ngoại của Nga, 70 hải lý. Đồ họa: BBC

Còn không thì, nó chỉ mang tính phô diễn, Hoffman nhận xét. “Chỉ có trong phim ‘Top Gun’, một cuộc chiến mới đột nhiên nổ ra giữa hai chiếc máy bay, mà hoàn toàn không liên quan đến tình hình diễn ra trên bờ”, ông nói.

Các quy tắc có thể khác nhau, tùy vào tình huống. Biển Baltic không phải là khu vực có tranh giành về trách nhiệm. (Vùng trách nhiệm là thuật ngữ xuất phát từ quân đội Mỹ để xác định một khu vực có ranh giới địa lý cụ thể mà chỉ huy Mỹ có quyền lập kế hoạch và thực hiện hoạt động. Vùng trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Trung ương Mỹ bao gồm các quốc gia tại Trung Đông, Bắc Phi và Trung Á).

“Chúng tôi có thể sẽ không chấp nhận hành vi như vậy từ máy bay của Iran ở vịnh Persia”, Hoffman cho biết.

Hoặc nếu chiếc máy bay áp sát tàu là phi cơ dân sự, sĩ quan chỉ huy tàu sẽ phải thận trọng, đề phòng đây có thể là nhiệm vụ tự sát. Nhưng khả năng một phi công Nga tấn công tàu Mỹ rồi cố gắng bay về nước qua vùng trời của nhiều đối tác NATO là rất thấp, ông nói thêm.

Theo Hoffman, nhiều khả năng vụ việc nhằm phô diễn sức mạnh của Nga trước lực lượng Mỹ hoạt động tại sân sau của mình.

RELATED ARTICLES

Tin mới