Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTóm lược vụ án Vạn Thịnh Phát -Kỳ 2: Hoa mắt với...

Tóm lược vụ án Vạn Thịnh Phát -Kỳ 2: Hoa mắt với những con số vạn tỷ, triệu tỷ

Ngoài các hành vi đã kết luận, bà Trương Mỹ Lan và chồng là tỷ phú Hồng Kông Chu Lập Cơ còn bị cơ quan điều tra cáo buộc hành vi rửa tiền. Vợ chồng chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã cùng 6 người khác bị khởi tố về tội rửa tiền nhưng được tách ra để điều tra trong giai đoạn hai.

Bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và chồng là ông Chu Nap Kee Eric.

Trong 22 người đã bị khởi tố để điều tra trong giai đoạn hai lái xe Bùi Văn Dũng và Trần Thị Hoàng Uyên bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dù sao truy được tất cả số tiền 304.000 tỷ đã được bà Lan chiếm đoạt dùng vào việc gì? chuyển đi đâu? quả thực là vô cùng khó khăn vì nó quá lớn. Chúng ta cần phải chờ cơ quan chức năng công bố nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, dù sao cũng mong rằng số tiền đó sẽ sớm được thu hồi càng nhiều càng tốt. Có như vậy mới phận nào khắc phục được những hậu quả mà bà Lan đã gây ra.

Vụ án Vạn Thịnh Phát, một số người thân của bà Trương Mỹ Lan cũng đã bị đề nghị truy tố, trong đó có cả tỷ phú Chu Lập Cơ, quốc tịch Trung Quốc, thường chú tại Hồng Kông, là chồng của bà Trương Mỹ Lan. Vậy ông này đã có hành vi gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các bạn nhé.

Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, vị tỷ phú người Trung Quốc này đã bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng, với vai trò là giúp sức cho chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Ông Chu Lập Cơ sinh năm 1956, quê gốc ở Quảng Đông, nhưng đã thường trú tại Hồng Kông và được chính quyền đặc khu cấp hộ chiếu. Ông được biết đến là một tỷ phú sở hữu rất nhiều bất động sản từ Việt Nam kéo dài đến tận Hồng Kông. Ông Chu bị bắt trong vụ án Vạn Thịnh Phát cùng với vợ và hiện cả hai đều đã bị tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra.

Theo điều tra, ông Chu Lập Cơ là cổ đông chính, chiếm đến 99,26% cổ phần, cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị giữ vai trò quyết định cao nhất tại công ty cổ phần Đầu tư Times Square. Đây là khu liên hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Theo thông tin trên báo Người Lao Động, tại Việt Nam, vợ chồng ông Chu Lập Cơ, bà Trương Mỹ Lan đã cùng ở một chung cư cao cấp thuộc quận 3 và có với nhau hai người con gái chung. Hiện ông Cơ đang bị tạm giam tại trại tạm giam công an tỉnh Hà Nam.

Theo báo Pháp Luật, dẫn kết luận điều tra cho thấy, giai đoạn từ năm 2009 – 2012, ông Chu Lập Cơ đã đồng ý cho vợ sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại tòa nhà Times Square để đảm bảo cho các khoản vay của cá nhân, tổ chức do bà Trương Mỹ Lan chỉ định. Số tiền vay từ ngân hàng SCB liên quan đến khối tài sản này sẽ được bà Lan dùng cho mục đích cá nhân. Cụ thể là bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ đã dùng tòa nhà Times Square làm tài sản đảm bảo cho tới 46 khoản vay, trị giá 19.500 tỷ đồng tại SCB. Đến thời điểm vụ án bị khởi tố, tính cả gốc lẫn lãi, các khoản nợ này lên đến 39.200 tỷ đồng và không có khả năng thanh toán. Trong đó thì tổng giá trị các tài sản đảm bảo của các khoản vay mà ông Cơ ký các tài liệu để hợp thức hóa thủ tục vay vốn ở SCB có tổng giá trị là hơn 30.000 tỷ đồng. Do đó, cơ quan điều tra cáo buộc chồng chủ tịch Vạn Thịnh Phát, đã liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 9.000 tỷ đồng.

Ông Cơ thừa nhận việc đã ký kết các thủ tục đảm bảo khoản vay theo đề nghị của vợ và bản thân không có quan hệ với các cá nhân đứng tên vay vốn. Ông cũng không có nhu cầu vay, nhưng vẫn ký các thủ tục hợp thức hóa hồ sơ vay vốn cho bà Trương Mỹ Lan, gây thiệt hại đối với ngân hàng SCB số tiền gốc, lãi 39.000 tỷ đồng.

Trong lời khai của chủ tịch Vạn Thịnh Phát, ông nhận thức rõ được rằng việc ký các văn bản nghị quyết của công ty Times Square là thủ tục bắt buộc với đủ điều kiện pháp lý để thế chấp vay vốn tại SCB. Cơ quan điều tra cũng đã làm việc với các cá nhân đứng tên vay hộ các khoản vay. Lời khai của những người này thể hiện rằng họ là lao động tự do hoặc nhân viên Tập Đoàn Vạn Thịnh Phát, có người nhà, có người quen làm việc tại ngân hàng SCB đã nhờ họ đứng tên các khoản vay.

Sau đó, những người này được gọi đến SCB để ký khống hồ sơ thủ tục vay vốn. Họ không hề có nhu cầu vay vốn và không biết phương án vay vốn, cũng không nhận được tiền giải ngân, không có mối liên hệ gì với công ty Times Square. Việc đứng tên khống các khoản vay này, các cá nhân sẽ được trả từ 15 đến 40 triệu đồng mỗi năm. Chồng của chủ tịch Vạn Thịnh Phát được cơ quan điều tra đánh giá là thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội bản thân bị can có đơn đề nghị được tự nguyện khắc phục hậu quả cho vụ án.

Đến ngày 10/10/2023, ông Cơ đã nộp tới 1 tỷ đồng, nên C03 đã đề nghị cơ quan tố tụng xem xét giảm nhẹ hình phạt. Bên cạnh việc bị bắt, thì các tài sản của ông Cơ cũng được cho là đang giao bán bất chấp lỗ nặng. Cụ thể là, theo tạp chí nổi tiếng Bloomberg, cho biết hàng loạt bất động sản liên quan đến trùm bà Trương Mỹ Lan đang được giao bán. Trước đó, có những giao dịch lỗ rất sâu. Cụ thể, trong các bất động sản, một khách sạn được giao bán với giá chỉ bằng một nửa cái giá mà ông Cơ mua năm 2017, theo các tài liệu của cơ quan quản lý và truyền thông Hồng Kông.

Cũng thời gian đó, thêm một dự án là khu thương mại và nhà ở đang xây dựng đã được bán với giá 412 triệu đô la Hồng Kông. Điều đó khiến ông Cơ lỗ tới 266 triệu đô la Hồng Kông, tức khoảng 800 tỷ đồng, so với giá mà ông mua vào năm 2018.

Tại cuộc họp báo vào cuối tháng 10/2022, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Người phát ngôn của Bộ Công an, cho biết vụ án xảy ra tại công ty Cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông và bị can Trương Mỹ Lan cùng đồng phạm là vụ án khó, rất khó với lực lượng thực thi pháp luật.

Việc khởi tố vụ án này để đảm bảo Thượng tôn pháp luật, đảm bảo sự nghiêm minh, đảm bảo thị trường chứng khoán, tài chính, ngân hàng hoạt động lành mạnh, ổn định, bền vững, đảm bảo vệ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Theo báo Công an nhân dân, tiếp tay, góp phần cho bà Trương Mỹ Lan tham ô là 41 lãnh đạo, cán bộ ngân hàng SCB, 15 cựu cán bộ ngân hàng Nhà nước, 3 cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ, 1 cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Riêng Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước, đã bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu đô, (khoảng 118 tỷ đồng), để bao che, bưng bít cho những sai phạm của tập đoàn tội phạm Vạn Thịnh Phát và bà trùm mafia Trương Mỹ Lan trong quá trình thanh tra kiểm tra ngân hàng SCB. Số tiền hối lộ này lớn hơn cả tổng số tiền vụ Việt Á.

Cụ thể vào năm 2017, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng, đã quyết định thành lập đoàn thanh tra liên ngành gồm 18 thành viên, do bà Đỗ Thị Nhàn, Vụ trưởng Vụ Thanh tra giám sát các tổ chức tín dụng, sau này là Cục II thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng, làm trưởng đoàn, tiến hành thanh tra ngân hàng SCB. Và trong quá trình thanh tra, đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều chỉ tiêu phản ánh thực trạng SCB rất xấu, như là hệ số an toàn, nợ xấu, tỷ lệ cho vay bất động sản đều cao hơn rất nhiều so với kế hoạch tái cơ cấu. Đặc biệt, lực lượng thanh tra đã phát hiện hàng loạt khách hàng cùng địa chỉ có tổng số dư tại SCB lên đến 122.800 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, đoàn thanh tra đã bị mua chuộc nên đã báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra cho Ngân hàng Nhà nước, nên cơ quan này không có đủ thông tin, tài liệu phục vụ tham mưu chỉ đạo xử lý các sai phạm của SCB, không ngăn chặn được hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm. Hầu hết trong số 20 thành viên của đoàn thanh tra đều nhận tiền của bà Trương Mỹ Lan và ngân hàng này. Trong đó, nhiều nhất là bà Đỗ Thị Nhàn, khi đó là Trưởng đoàn thanh tra, đã nhiều lần gặp gỡ Trương Mỹ Lan, lãnh đạo ngân hàng SCB, và bốn lần nhận hối lộ tổng 5,2 triệu đô, được rất giàu trong thùng xốp. Còn ông Nguyễn Văn Hưng nhiều lần nhận tiền từ SCB, tổng số là 390.000 đô, tức khoảng 8,7 tỷ đồng, hiện đã giao nộp toàn bộ.

Tuy nhiên, dù thủ đoạn có tinh vi, xảo quyệt, lọc lõi đến đâu, nhưng lưới trời lồng lộng, bà Trương Mỹ Lan vẫn không thoát được sự trừng phạt của pháp luật. Bản thân bà Lan cũng đã bị các đối tác là đại gia Nguyễn Cao Chí, Chủ tịch tập đoàn Capella, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 40 triệu đô, tương đương khoảng 1000 tỷ đồng. Ông Chí và bà Lan quen nhau từ năm 2017, sau đó hợp tác đầu tư trong một số dự án bất động sản, cũng như mua cổ phần công ty. Ông Chí đã nhận tổng cộng đến 1000 tỷ đồng từ bà Lan, nhưng các giao dịch này không có giấy tờ hợp lệ và không có biên nhận, nên sau khi bà Lan bị bắt, ông Chí đã tự ý lập, hoàn thiện hồ sơ để chiếm đoạt 1000 tỷ đồng này.

Trong vụ án Vạn Thịnh Phát, chúng ta thấy những khoản tiền rất khổng lồ. Có thể nhiều bạn sẽ bị rối, không hiểu kiểu gì. Tại sao lúc thì 1 triệu tỷ, lúc thì hơn 600.000 tỷ, lúc lại hơn 400.000 tỷ, lúc thì 304.000 tỷ, vậy? Chính xác những con số này là gì?

Như các bạn đã biết, bà Trương Mỹ Lan – Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi rút ruột ngân hàng SCB với số tiền vô cùng lớn.

Vụ án này thậm chí còn được đánh giá là một trong ba vụ án lớn nhất về số tiền trong lịch sử xét trên toàn thế giới. Còn nói riêng ở Việt Nam, chưa có người giàu nào dám mơ về số tiền này, chứ đừng nói là sở hữu nó. Để hiểu rõ các con số, chúng ta hãy cùng lướt lại một chút về cách mà bà Lan đã rút ruột ngân hàng như thế nào, có thể hình dung qua các bước như sau: Bước một, là bà Lan làm chủ đứng sau ngân hàng SCB. Vốn dĩ, nhà nước quy định ngân hàng không được phép thuộc về ai, không ai được làm chủ toàn bộ ngân hàng. Nhà nước quy định mỗi người chỉ chiếm tối đa 5% cổ phần của ngân hàng.

Vậy một ngân hàng ít nhất phải có tới 20 người làm chủ, còn thường có tới hàng nghìn người vì nó bán cổ phần ra công chúng. Thế nhưng bà Trương Mỹ Lan đã lách luật bằng cách bà này thuê rất nhiều người đứng tên cổ phần ngân hàng, nhưng bà Lan đứng sau điều hành tất cả. Tổng cộng có 27 người là tay chân của bà Lan đứng tên giúp bà Lan. Vậy là bà Lan đứng sau tổng cộng hơn 90% cổ phần ngân hàng và có thể xem là toàn quyền quyết định cái ngân hàng đó. Vậy là xong bước một làm chủ ngân hàng. Bước hai là bà Lan muốn rút tiền từ ngân hàng thì bà này phải áp dụng phương pháp là vay tiền. Để vay tiền, bà Lan đã thuê rất nhiều người, nào là nhân viên trong công ty, rồi là người thân, người quen đến ngân hàng làm thủ tục vay. Thực tế, trong ngân hàng, ông A, ông B hay bà C là người vay nhưng bản chất là tiền sau đó sẽ được chảy về túi bà Lan, những người kia chỉ có tiếng chứ không có miếng. Thực ra thì có thể được trả công một ít.

Bước ba, khi người của bà Lan đến ngân hàng vay bình thường không dễ mà vay được, nhất là khi vay số tiền lớn. Bởi vì theo kết luận điều tra, bà Lan và những người có liên quan đã vay đến 2.527 khoản, mà số tiền vay thì lên tới 1,06 triệu tỷ. Như vậy, chia ra trung bình mỗi người vay tới 400 tỷ đồng.

Các bạn thử hình dung xem, đi vay ngân hàng 400 triệu đã rất khó vay tới 400 tỷ vô cùng khó. Nhưng đó là khách hàng bình thường thôi, còn với người của bà Lan thì đã được sắp đặt hết rồi, các sếp trong ngân hàng là người của bà Lan nên mọi hồ sơ được thông qua dễ dàng. Cho dù rất nhiều hồ sơ không đảm bảo.

Người của bà Lan dựng nên công ty ma, vẽ ra dự án ảo không có thật, rồi dùng tài sản không có giá trị để thế chấp, kiểu như bạn mang cái xe máy đi thế chấp mà vay tới cả tỷ đồng vậy. Rõ ràng điều đó là vi phạm quy định của ngân hàng, nhưng nhờ bà Lan làm chủ ngân hàng nên mọi thứ đều được thông qua hết, cơ bản là như vậy.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng đến với các con số. Vậy 1,06 triệu tỷ, tương đương 40 tỷ đô mà báo chí hay nhắc đến là gì? Đây là tổng số tiền mà bà Lan cùng những người tay chân của bà đã rút được từ ngân hàng thông qua các hồ sơ vay vốn, cả hợp lệ và không hợp lệ, nhưng quá nửa là không hợp lệ rồi. Để rút được số tiền 1,06 triệu tỷ, bà Lan và những người thuộc nhóm của bà Lan đã vay tới 2.527 lần, mỗi lần trung bình cỡ 400 tỷ. Đó là số tiền mà tổng bà Lan đã rút được từ ngân hàng. Tuy nhiên, trong 1,06 triệu tỷ này, không phải là bà Lan chén hết sạch, mà thực ra vẫn có những khoản vay được trả lại cho ngân hàng. Thế nên cơ quan điều tra xác định rằng, thực tế thì chỉ có khoảng 2/3 khoản vay là không trả lại được.

Chính xác là có 667.000 tỷ là số tiền mà bà Lan đã vay không có khả năng chi trả. Trong 667.000tỷ này, thì khoảng 70% là tiền gốc, tương đương 483.000 tỷ, còn gần 30% là tiền lãi, tương đương 193.000 tỷ. Con số phần trăm ở đây là mình đã làm tròn cho dễ nhớ thôi, chứ thực ra thì tính chính xác nó sẽ khác đi một chút.

Trong 667.000 tỷ nợ xấu mà ngân hàng không thể thu lại được, lại có 545.000 tỷ là những khoản vay mà bà Lan trực tiếp chỉ đạo vay cho mình. Số còn lại không được nói rõ, có thể hiểu là người thân, con cháu bà Lan hay dây mơ rễ má gì đó không biết. Chúng ta chỉ quan tâm rằng khi nói đến bà Lan, bản thân bà Lan trực tiếp chỉ đạo vay và giờ còn nợ 545.000 tỷ. Trong 545.000 tỷ này, thì lại có 415.000 tỷ là tiền vay gốc, còn 130.000 tỷ là tiền vay lãi. Để vay 415.000 tỷ gốc kia, bà Lan đã dùng rất nhiều tài sản để thế chấp.

Tuy nhiên, tài sản mà bà Lan thế chấp thực sự có giá trị ít hơn rất nhiều so với số tiền mà bà này đã được giải ngân. Thế nên cơ quan điều tra đã xác định lại và ghi nhận rằng thực tế tài sản của bà Lan thế chấp để vay chỉ đáng giá có 111.000 tỷ thôi.

Như vậy, vay 415.000 tỷ không thể trả được, mà thế chấp vào đó 111.000 tỷ, cơ quan điều tra xác định bà Lan đã dùng thủ đoạn để chiếm đoạt 304.000 tỷ của ngân hàng.

Cách tính 304.000 tỷ này là tiền mà bà Lan đã chiếm đoạt, chứ không phải là tiền mà bà Lan đã gây thiệt hại, vì thiệt hại phải tính thêm cả tiền lãi phát sinh từ số tiền mà bà Lan không trả được. Giống như bạn đi mang cái mảnh đất trị giá 1 tỷ vay ngân hàng được 5 tỷ, sau này tiền lãi thêm 2 tỷ là 7 tỷ, vậy thì thực chất bạn chiếm đoạt của ngân hàng có 4 tỷ thôi, nhưng bạn lại gây thiệt hại cho ngân hàng tới 6 tỷ. Bởi vì nếu không cho bạn vay, trong thời gian đó, với số tiền đó, ngân hàng có thể cho người khác vay và thu lời 2 tỷ. Vậy, tổng thiệt hại phải được tính cả tiền lãi, còn nói về chiếm đoạt không tính tiền lãi. Vậy nên, bà Lan đã chiếm đoạt thực chất là 304.000 tỷ, nhưng gây thiệt hại 304 cộng 130.000 tỷ, tổng là 434.000 tỷ, đó là riêng của bà Lan.

Như vậy, các bạn đã hiểu tại sao trên báo lại có nhiều số tiền liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát như vậy. Hãy nhắc lại một chút:

● 1,06 triệu tỷ là tổng số tiền đã rút từ ngân hàng
● 677.000 tỷ là tổng số nợ mà phe của bà Lan đã vay mà không trả được
● 545.000 tỷ là riêng nợ của bà Lan không trả được
● 434.000 tỷ là số tiền mà bà Lan đã gây thiệt hại
● 111.000 tỷ là số tài sản bà Lan đã thế chấp tại ngân hàng để vay
● 304.000 tỷ là số tiền bà Lan đã chiếm đoạt
● 130.000 tỷ là số tiền lãi phát sinh từ số tiền bà Lan đã vay

Chỉ riêng số tiền lãi 130.000 tỷ này, nếu phát cho toàn bộ người dân thành phố Đà Nẵng, mỗi người sẽ được nhận 100 triệu đồng. Có thể thấy, số tiền này là cực kỳ lớn. Tất nhiên, để rút được núi tiền như vậy, mà chữ “núi” ở đây được dùng theo nghĩa đen các bạn nhé, bà Lan đã phải có sự giúp sức của rất nhiều người. Trước đó, phải kể đến những nhân vật quyền lực tại nhà băng SCB, như sau:

  1. Đinh Văn Thành, Chủ tịch SCB. Ông này đã ký cho 268 người và công ty ma của bà Lan vay, tổng số khoản vay là 479 khoản, tổng số tiền vay là 270.000 tỷ, tổng số tiền lãi là 151.000 tỷ. Như vậy, trung bình một người vay là 1.000 tỷ và mỗi người gánh nợ là 1.500 tỷ, tính cả lãi.
  2. Bùi Anh Dũng, Phó Tổng Giám đốc SCB. Sau này, khi ông Thành nghỉ, ông Dũng được bà Lan cho làm chủ tịch, vì hiền lành, biết nghe lời, được lòng mọi người. Dũng đã ký quyết định cho 461 khách hàng là phe của bà Lan vay, tổng 611 khoản vay, với tổng số tiền là 322.000 tỷ, lãi 90.000 tỷ. Chia ra, mỗi người gánh nợ khoảng 900 tỷ.
  3. Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc SCB. Đây là người đưa hối lộ 5,2 triệu đô cho bà Nhàn thanh tra. Văn đã ký cho 402 khách vay, tổng số khoản vay là 638, tổng số tiền vay gốc là 271.000 tỷ, lãi là 133.000 tỷ.
  4. Trương Khánh Hoàng, Quyền Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB. Chỉ trong vòng 1 năm, từ tháng 9/2019 – 11/2020, Hoàng đã ký cho 270 khách vay, tổng số khoản vay là 386, tổng số tiền vay là 10 tỷ USD, lãi 3 USD. Vậy, mỗi người nợ tới hơn 40 triệu đô, tức khoảng gần 1.000 tỷ đồng.
  5. Tạ Chiêu Trung, Phó Chủ tịch ngân hàng SCB. Trung đã ký cho 79 khách vay, tổng vay 106 khoản, với số tiền 36.000 tỷ, phát sinh thêm 24.000 tỷ tiền lãi. Tính ra, mỗi khách nợ 800 tỷ đồng.
  6. Trần Thị Mỹ Dung, Phó tổng Giám đốc SCB. Khi cần sử dụng tiền, Trương Mỹ Lan sẽ thông báo cho Hoàng và Dung. Nội dung thông báo là cần bao nhiêu tiền, sử dụng tài sản nào để thế chấp, thời gian giải ngân, để mọi người cùng thực hiện. Trên cơ sở chỉ thị từ bà Trương Mỹ Lan, Dung sẽ thông báo họp gồm Dũng, Hoàng và các giám đốc. Dung cũng đã ký cho 394 khách, với 617 khoản vay, tổng số tiền gốc là 287.000 tỷ đồng, lãi là 69.000 tỷ đồng.

Còn nữa…

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới