Để ngăn chặn tội phạm, chính phủ Hồng Kông có kế hoạch lắp đặt 2.000 camera giám sát ở nhiều quận khác nhau của Hồng Kông theo từng giai đoạn trong năm nay, và bổ sung công nghệ nhận dạng khuôn mặt. Có những lo ngại rằng chính quyền Hồng Kông sẽ noi gương Trung Quốc và thực hiện giám sát quy mô lớn có mục tiêu.
Ủy viên Cảnh sát Hồng Kông Tiêu Trạch Di (萧泽颐/Siu Chak-yi) nói với đài TVB vào ngày 11 tháng 2 rằng, Hồng Kông có mật độ dân số cao và mục đích chính của việc lắp đặt camera giám sát là để ngăn chặn tội phạm và duy trì an toàn trật tự công cộng.
Theo kế hoạch, hơn 600 thiết bị sẽ được lắp đặt đầu tiên vào tháng 3. Những thiết bị này chủ yếu sẽ được đặt trên các tòa nhà chính phủ và đèn đường, tập trung vào những nơi có mật độ giao thông đông đúc. Toàn bộ kế hoạch sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay.
Người dân Hồng Kông đặt câu hỏi mạnh mẽ về việc cảnh sát Hồng Kông lắp đặt camera giám sát trên quy mô lớn, vì tin rằng Hồng Kông có số lượng cảnh sát đông đảo và tỷ lệ tội phạm ở Hồng Kông luôn ở mức rất thấp. Do đó, hoàn toàn có thể truy tìm tung tích của những người khả nghi thông qua các công cụ như thẻ thanh toán điện tử Tourist Octopus. Vậy nên việc ngăn chặn tội phạm chỉ là cái cớ và còn có mục đích khác đằng sau.
Về vấn đề này, hôm 14/2, tờ Sound of Hope đã phỏng vấn phó giáo sư Phùng Sùng Nghĩa (冯崇义) tại Đại học Công nghệ Sydney, Úc. Ông nói rằng Hồng Kông đã hoàn toàn bị ĐCSTQ hóa.
Bởi vì chính phủ Trung Quốc thực thi Luật An ninh Quốc gia, những điều này đều là một phần trong việc thực thi Luật đó, và họ muốn kiểm soát người dân Hồng Kông Hồng Kông như việc kiểm soát người Trung Quốc cho đến khi họ qua đời. Phiên bản luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông tương tự như phiên bản luật an ninh quốc gia ở Trung Quốc.
Các máy quay video và nhiều hình thức giám sát khác nhau trên đường phố – những gì đã được thực hiện ở Trung Quốc trong nhiều thập niên – nay đã được mang đến đặc khu Hồng Kông. Nếu Hồng Kông cũng nằm trong tầm kiểm soát thì không chỉ Tân Cương, mà toàn bộ Trung Quốc sẽ là một nhà tù lớn, Hồng Kông sẽ bị ĐCSTQ hóa.
Trần Đạo Ngân (陈道银/Chen Daoyin), một học giả Trung Quốc sống ở Chile, nói với đài VOA rằng, nhận dạng khuôn mặt không phải là công nghệ cao và lý do khiến nó gây tranh cãi chủ yếu liên quan đến vấn đề quyền riêng tư.
Đây là biện pháp bảo vệ ở các nước phương Tây, nhưng ở Trung Quốc, người dân bình thường không nhận thức được quyền này. Hồng Kông cũng sẽ dần dần chuyển hướng về phía Trung Quốc.
Ngoài ra, học giả Trần Đạo Ngân đặt câu hỏi rằng, nhiều vụ án như trẻ em mất tích, sinh viên đại học mất tích ở Trung Quốc, hệ thống Sky Eye không hoạt động, vậy hệ thống giám sát có thể đóng vai trò gì?
Lý Y Đông (李伊东/Li Yidong), giám đốc điều hành của Liên minh Dân chủ Hồng Kông Nhật Bản, cũng lo lắng rằng mục đích thực sự của chính phủ Hồng Kông là thiết lập một cơ sở dữ liệu lớn để hợp tác với đạo luật sắp tới trong Điều 23 của Luật Cơ bản nhằm trấn áp những người bất đồng chính kiến.
Ông Lý đánh giá rằng chính phủ Hồng Kông muốn đưa mô hình quản lý dựa trên Tân Cương vào Hồng Kông.
Ông cho biết: “Ở Tân Cương và Tây Tạng, quy mô của camera giám sát rất lớn và rất tinh vi. Ngay cả khi bạn không lộ mặt, họ vẫn có thể tìm ra bạn là ai. Tôi tin rằng các hệ thống tương tự cũng sẽ được sử dụng như vậy ở Hồng Kông trong tương lai”.
Trung Quốc có hệ thống giám sát Skynet lớn nhất thế giới. Bắc Kinh sử dụng nhận dạng khuôn mặt, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác để hình thành một hệ thống giám sát quy mô lớn.
Hệ thống này kết nối các địa điểm công cộng như ga tàu, khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hát và các hệ thống giao thông khác nhau.
T.P