UAV đóng vai trò gì trong bộ khung sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam?
- Trong quá khứ, lực lượng Bộ binh Việt Nam đã trở nên đáng sợ khi họ được trang bị những khẩu súng phóng lựu vác vai RPG-29 của Liên Xô. Chỉ dài hơn 1m, nặng hơn 10kg, nhưng khi RPG-29 khai hỏa, đầu đạn của nó có khả năng xuyên thủng các vỏ xe bọc thép của các xe tăng, xe thiết giáp của phương Tây hay các công trình công sự kiên cố vững chắc.
Những gì RPG-29 từng làm được, ngày nay UAV còn làm được nhiều hơn thế. Những chiếc UAV có kích thước rất nhỏ, trọng lượng nhẹ, đủ để gấp gọn trong một chiếc ba lô, chỉ mất vài phút triển khai và sẵn sàng cất cánh. Do đó, khi bước vào một cuộc chiến tranh, lực lượng Bộ binh sẽ có thể kiêm nhiệm luôn cả nhiệm vụ của không quân, đó là nhiệm vụ tấn công đường Không thông qua UAV cảm tử. Sức hủy diệt của UAV cao hơn rất nhiều, nó có thể tấn công theo kiểu bầy đàn với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo AI và hỏa lực đông đảo, có thể hủy diệt một khu vực rộng lớn trong căn cứ.
Quan trọng hơn là UAV là thứ vũ khí rất khó để đánh chặn. Thượng viện Pháp từng nhận xét rằng vũ khí phòng không và hệ thống đất đối không của quân đội Pháp hiện có thể chặn được nguy cơ đến từ UAV loại lớn, song UAV loại nhỏ từ vài trăm gram đến vài chục kg đã trở thành thách thức nghiêm trọng. Bởi ở kích thước này, chúng có khả năng đánh bại các hệ thống đất đối không vốn khó hoạt động ở độ cao thấp, đặc biệt khi chúng tấn công theo các phương thức mới như tấn công theo đàn. Chúng rất cơ động nên khó theo dõi và xác định vị trí căn cứ. Hơn nữa, do bay thấp và tín hiệu radar yếu nên chúng khó bị phát hiện. Nếu bắn hạ UAV bằng tên lửa thì thật tốn kém và có nguy cơ tiêu hao kho đạn dược.
Có thể nói, UAV đang tạo ra rất nhiều thay đổi trong cán cân quân sự giữa các nước, đặc biệt là giữa các nước có nền quân sự hùng hậu và các nước nhỏ hơn. Nếu trước đây chỉ cần có quân số đông, trang bị hạng nặng thì đã nắm gần như nửa phần chắc thắng, với sự phát triển của UAV, giờ đây yếu tố cá nhân được đặt lên trên hết, thắng thua trong cuộc chiến phụ thuộc rất nhiều vào cách người lính sử dụng chúng như thế nào.
- Những mẫu UAV hiện đại do Việt Nam tự phát triển Vào cuối thập niên năm 1990, những người đứng đầu quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam đã hết sức trăn trở, bởi khoa học kỹ thuật quân sự đang ngày càng phát triển, hoạt động tác chiến của đối phương ngày càng tinh vi, nhất là các phương tiện tiến công hỏa lực đường không bằng máy bay không người lái. Do đó, việc nghiên cứu, sản xuất mục tiêu bay là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Nếu không kịp thời đổi mới, nâng cao huấn luyện, rất khó đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chuẩn bị cho nhiệm vụ này, năm 1996, Quân chủng Phòng không – Không quân đã mua tổ hợp thiết bị bay DF16 của Israel và giao cho Ban Giáo dục Quốc phòng – Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không – Không quân nghiên cứu, học tập. Tiếp đó, Bộ tư lệnh quân chủng giao cho cơ quan này phối hợp với Nhà máy A40 nghiên cứu, chế tạo mục tiêu bay. Sau 3 năm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thử nghiệm. Cuối năm 1999, hai chiếc mục tiêu bay ký hiệu M96 bay ngày và M96D bay đêm, đã được Nhà máy A40 sản xuất và bay thử thành công trên bầu trời Miếu Môn, Hà Nội. Loại mục tiêu này có sự hỗ trợ của kính TSK, điều khiển bằng tay và thực hiện bay trong tầm quan sát bằng mắt thường. Kể từ đó, mục tiêu M96 và M96D được Quân chủng Phòng không – Không quân sản xuất hàng loạt, phục vụ cho các lực lượng tên lửa, pháo cao xạ huấn luyện.
Tuy nhiên, so với các loại mục tiêu bay trên thế giới dùng cho lực lượng Phòng không – Không quân huấn luyện, M96 có nhiều hạn chế như tầm bay ngắn, trần bay thấp và tốc độ nhỏ, bay theo chương trình tự động định sẵn. Do đó, M96 tiếp tục được nghiên cứu, cải tiến và nâng cấp với tầm hoạt động rộng, trần bay cao, tốc độ lớn hơn. Quân chủng tiếp tục giao cho các kỹ sư từng tham gia sản xuất M96 để nghiên cứu. Sau đó, Ban Nghiên cứu Mục tiêu bay của Viện Kỹ thuật Phòng không – Không quân được thành lập. Sau gần nửa năm nghiên cứu, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ nâng cấp M96 thành M100C. Chương trình cải tiến mục tiêu M96 lên M100CT thành công là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chế tạo mục tiêu bay, là tiền đề vững chắc để các nhà khoa học quân chủng tiến tới hiện thực hóa giấc mơ chế tạo thành công máy bay không người lái vào năm 2005.
Theo đó, ngày 15/9/2005, hai chiếc UAV M400CT mang phiên hiệu 405, 406 đã bay báo cáo thành công các bài bay tại sân bay Kép, Bắc Giang với độ cao 2000 m, bán kính hoạt động 15 km. Sau đó, viện tiếp tục cải tiến và nâng cấp M400CT lên độ cao 3000m, tốc độ 250 đến 280km/h, bán kính hoạt động 30km, có thể cất hạ cánh trên đường băng đất hoặc bê tông. Cùng với việc chế tạo máy bay không người lái, viện đã thiết kế và chế tạo thành công các hệ thống bay bệ phóng dùng cho các trường hợp không có đường băng cất cánh, bằng những nguyên vật liệu có trong nước, nhẹ và dễ cơ động. Với thành công này, ngày 15/9/2005 được lấy làm ngày sinh của máy bay không người lái, đã đưa Việt Nam trở thành một trong số ít nước Đông Nam Á chế tạo được UAV.
Máy bay M400 UAV có hình dáng nhỏ, được dùng cho mục đích do thám, trinh sát, theo dõi mục tiêu của đối phương, hay do thám những vùng hiểm trở, nguy hiểm, những vùng mà máy bay do thám cỡ lớn, hai trực thăng không thể vào được. Năm 2012, đã có 12 chiếc M400 được chế tạo, nhưng do thiếu thiết bị GPS và một số bộ phận quan trọng khác, hiện nay nó đã tạm thời ngừng hoạt động và sản xuất.
Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng quan trọng cho sự sinh sôi nảy nở của các thế hệ UAV sau này, kế thừa những thành công từ M400. Từ thập niên 2010 đến nay, Việt Nam đã mua sắm thêm nhiều mẫu UAV hiện đại của nước ngoài để nghiên cứu và học hỏi công nghệ. Như vào năm 2019, Việt Nam đã mua các UAV Heron 1 của Israel trị giá 140 triệu đô la Mỹ. Theo Chate Gif page, chuyên trang về các vấn đề quốc phòng quân sự, Việt Nam sẽ sử dụng số UAV này cho mục đích trinh sát chiến lược, có thể gồm cả các nhiệm vụ vũ trang, tuần thám bờ biển.
Heron là loại UAV hạng nặng chủ đạo của quân đội Israel, được đưa vào hoạt động từ những năm 1990. Nó rất giống với dòng UAV Predator của Mỹ. Heron 1 nguyên bản nặng khoảng 1,2 tấn, tương đương Predator, nhưng có thời gian hoạt động liên tục lâu hơn, khoảng 40 giờ. Vận tốc tối đa của dòng UAV này là 205 km/h. So với Predator, Heron 1 có trần hoạt động cao hơn một chút, 10 km so với 8 km của Predator, và được trang bị phần mềm cho phép nó tự động cất hạ cánh, thực thi nhiệm vụ. Trong khi đó, không phải tất cả các UAV của Mỹ đều làm được điều này. Heron 1 có sải cánh 16,5 m, lớn hơn Predator 13,2 m, và có thể mang theo tải trọng 250 kg. Có thể nói, Heron mà Việt Nam mua có nhiều ưu điểm hơn cả Predator của Hoa Kỳ. Israel mới là quốc gia đi đầu về UAV, chứ không phải Mỹ.
Hiện tại, các UAV Heron đang được sử dụng cho nhiệm vụ trinh sát và do thám, gồm cả tuần thám biển. Thiết bị giám sát mặt đất có thể điều khiển một chiếc Heron 1 bay xa 350km, nhưng Heron vẫn có thể hoạt động ở khoảng cách xa hơn nhờ sử dụng các lệnh lập trình sẵn. Đồng thời, tự động quay về nếu gặp phải bất cứ vấn đề gì. Dưới chế độ bay lập trình trước, Heron 1 còn có thể kháng nhiễu cực tốt. Heron có thể được trang bị tên lửa, nhưng tất cả phiên bản xuất khẩu đều là loại không vũ trang. Phần lớn Heron sử dụng trong đội Israel cũng đều không vũ trang. Heron có khả năng mang theo rất nhiều cảm biến, video camera ngày đêm, radar, thiết bị đo xạ laser và thường cung cấp thông tin mục tiêu về các máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công.
Đáng nói, sau thương vụ mua bán UAV nói trên, Việt Nam đã nhanh chóng chứng minh được bản thân là tay chơi đẳng cấp của khu vực khi vào năm 2023, Việt Nam đã tiến đến giai đoạn chuẩn bị xuất khẩu hàng chục UAV tự sản xuất vào thị trường Hoa Kỳ.
Mẫu UAV xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam có tên là Hera, 100% do các kỹ sư Việt Nam chế tạo, gia công tại Việt Nam và xuất khẩu sang Mỹ. Đây là một thông tin rất sốc đối với nhiều người. Theo Tiến sĩ Lương Việt Quốc, một nguồn tham gia nhóm nghiên cứu sản xuất cho biết: Hiện tại, phía Việt Nam đang làm việc và chuẩn bị tiến tới ký hợp đồng để xuất khẩu Hera sang Israel. Khi hợp đồng này thành công, nó sẽ là một cột mốc rất lớn của ngành drone Việt Nam. Vì Israel là một nước đi đầu về công nghệ, đặc biệt là về drone, tác đặt mua Hera là Amus, một nhà phân phối drone chuyên nghiệp của Mỹ. Họ có lịch sử hoạt động hơn 10 năm và phân phối drone khắp thế giới. Trang Sunew viết rằng: “Hera là máy bay trực thăng đa chức năng tiên tiến nhất từng được sản xuất. Trước Hera, có rất nhiều vấn đề mà các nhà phát triển drone chưa giải quyết được. Hera là máy bay không người lái duy nhất có đến 12 tính năng ưu việt gộp trong một.
Trong đó, có bốn tính năng vượt xa thế giới, lần lượt: Một là, mang cùng lúc 4 tải. Hai là, nếu mang 4 camera, mỗi cái đều có trường quan sát 360 độ. Ba là, khả năng tích hợp AI mạnh mẽ nhất, khi có thể chạy 4 thuật toán cho 4 camera cùng lúc. Bốn là, Hera đảm bảo tính minh bạch và bảo mật dữ liệu hoàn chỉnh theo yêu cầu của chính phủ Mỹ.
Hera được trang bị 4 camera, có tầm bay xa 11km và có sức tải 15 kg, tương đương 9 quả đạn cối. Bên cạnh việc có thể sử dụng như một UAV tấn công, hệ thống dây treo đa năng trên chiếc máy bay này còn khả dụng để thả túi đựng đồ cấp cứu tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh, địa bàn bị cô lập, chia cắt mà các phương tiện giao thông không thể tiếp cận được. Chiếc UAV có kích thước đủ gấp gọn trong một chiếc ba lô và chỉ mất 3 phút triển khai để sẵn sàng cất cánh. Khung thân máy bay rất nhẹ do hoàn toàn làm bằng vật liệu carbon. Các kỹ sư cho biết, họ tự chủ hoàn toàn cả về phần cứng lẫn phần mềm điều khiển, do đó đảm bảo hoàn toàn tính bí mật trong hoạt động quân sự. Hiện nay, UAV nói trên đã được cấp bằng sáng chế độc quyền.
Tại thành phố Hồ Chí Minh. Một nhà máy sản xuất với quy mô lớn đang được triển khai xây dựng, với công suất dự kiến khoảng 1.000 sản phẩm/năm. Như vậy, có thể thấy việc phát triển UAV ở Việt Nam đang có những bước tiến đáng nể. Năm 2022, công ty trách nhiệm hữu hạn Green Time Robotic Việt Nam đã hoàn thành sản xuất đơn hàng máy bay không người lái Hera đầu tiên, trị giá nửa triệu đô la Mỹ, xuất sang Mỹ. Tiến sĩ Lương Việt Quốc, cho biết đây là lô hàng bán cho lực lượng cảnh sát Mỹ. Atila cũng đang xúc tiến ký hợp đồng xuất khẩu drone Hera khá lớn với một nhà mua hàng ở Anh, để bán sang các nước NATO.
Bên cạnh việc mua Heron-1 của Israel, năm 2019, Việt Nam cũng đã mua từ Mỹ sáu chiếc UAV ScanEagle, do công ty con Insitu của hãng Boeing chế tạo, được cấp phép bởi Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Theo đó, ScanEagle thuộc loại máy bay trinh sát không người lái độ cao thấp. Nó được chế tạo dựa trên ScanCam, một UAV thương mại dùng cho ngư dân để phát hiện cá. ScanEagle được chế tạo cho nhiệm vụ trinh sát, giám sát chiến trường, định vị pháo binh, hỗ trợ chỉ thị mục tiêu và đánh giá thiệt hại sau đợt tấn công. UAV ScanEagle có sải cánh dài 3,1 m, chiều dài 1,4 m, trọng lượng 20kg, được trang bị động cơ piston 2 thì, công suất 1,5 mã lực. ScanEagle có thể đạt tốc độ tối đa khoảng 148 km/h, tốc độ hành trình 111 km/h, thời gian hoạt động liên tục hơn 20 giờ và hoạt động bất kể ngày đêm. ScanEagle được triển khai rất dễ dàng bằng hệ thống phóng khí nén. Hệ thống phóng này có thể bố trí ở bất kỳ đâu trên đất liền hay những nơi có không gian nhỏ hẹp trên tàu chiến. Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ triển khai và thu hồi, cùng khả năng trinh sát, giám sát trong thời gian dài, ScanEagle rất được ưa chuộng trong lực lượng vũ trang Mỹ. Đây được coi là một trong số những UAV trinh sát hiệu quả nhất hiện nay.
- UAV cảm tử do Tập đoàn Viettel sản xuất Không chỉ đảm nhiệm chức năng trinh sát hay tấn công đơn thuần nữa. Hiện tại, cuộc chạy đua chế tạo UAV tại Việt Nam đã nóng đến mức, tập đoàn Viettel còn ấp ủ chế tạo ra những dòng UAV cảm tử. Đây là dòng UAV được đánh giá là có mức độ sát thương và nguy hiểm gấp 10 lần so với các máy bay không người lái khác. Nguyên do là thay vì tấn công bằng bom, UAV cảm tử sẽ trực tiếp tấn công theo kiểu liều chết. Với hệ thống điện tử tối tân mà nó mang trong người, loại UAV này có thể dễ dàng né tránh các loại vũ khí phòng không truyền thống hiện tại.
Tại Việt Nam, theo định hướng của Bộ Quốc phòng, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT), đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo UAV cảm tử từ năm 2021. Sau hơn một năm nỗ lực tự thực hiện, VHT đã nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm thành công về nguyên lý một mẫu UAV cảm tử.
Tuy nhiên, mẫu UAV cảm tử đầu tiên này vẫn chưa được phép công khai. Đáng nói, UAV cảm tử cũng mới chỉ là một trong những tham vọng to lớn của Viettel, bởi theo tạp chí nội bộ của tổng công ty, mục tiêu tới năm 2025, Viettel sẽ nghiên cứu các dòng UAV cỡ lớn mang vũ khí và tiến dần tới phát triển các dòng UAV thế hệ 4, sở hữu các công nghệ hiện đại nhất thế giới. Theo đó, UAV có bốn thế hệ: Thế hệ một là các loại UAV trong Thế chiến thứ hai, điều khiển từ xa bằng sóng vô tuyến. Thế hệ hai từ năm 1986 trở đi là các loại UAV điều khiển tự động theo hệ thống định vị toàn cầu GPS. Thế hệ ba từ năm 2010 trở lại đây là những loại UAV có thể hoạt động mà không có GPS và bị tác chiến điện tử mạnh. Cùng với đó là nhỏ hóa các vật tư, linh kiện, thiết bị, đa nhiệm hơn. Thế hệ bốn là thế hệ UAV bầy đàn, được trang bị các công nghệ trí tuệ nhân tạo, mới xuất hiện từ 2015 trở lại đây, số ít các nước đang phát triển, nghiên cứu dòng sản phẩm này. Trên thế hệ thứ tư là loại UAV tự vận hành, tự trị hoàn toàn, như dòng X47B của Mỹ. Còn hiện tại, phần lớn UAV trên thế giới về mặt công nghệ đang ở thế hệ hai hoặc ba.
Trước đó, do nhận thấy vai trò quan trọng của UAV trong hoạt động quân sự, năm 2011, VHT bắt tay vào nghiên cứu sản phẩm đầu tiên của dòng UAV trinh sát, là máy bay không người lái hạng nhẹ tầm gần VUA SC3G. Các kỹ sư của VHT chia sẻ, thời điểm đó, ít người tin rằng VHT có thể chế tạo thành công VUA SC3G, bởi đây là sản phẩm hoàn toàn mới ở Việt Nam và không nhiều nước trên thế giới có thể chế tạo được. Hơn nữa, đội ngũ kỹ sư của VHT khi đó là những người trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Tài liệu tham khảo về UAV rất ít ỏi, đa số là các tài liệu về dòng UAV thương mại, dùng để bay trình diễn. Nhưng rồi, với sự quyết tâm, nỗ lực không biết mệt mỏi, năm 2015, sản phẩm VUASC3G đã được các kỹ sư của VST chế tạo thành công và đưa vào thử nghiệm. Đến năm 2018, UAV của Viettel đã được đưa vào trang bị trong quân đội. Máy bay không người lái hạng nhẹ tầm gần VUA SC3G do VHT sản xuất có khối lượng cất cánh tối đa 26kg, bay liên tục 3 tiếng đồng hồ, với vận tốc lên tới 120 km/h, bán kính hoạt động 50km, pin bền và khả năng chống chịu gió lên tới cấp năm. Thiết bị này có nhiệm vụ trinh sát, chỉ thị mục tiêu trên biển, đất liền.
Tiếp nối thành công ban đầu, các kỹ sư của VHT tiếp tục cải tiến thêm tính năng cho dòng sản phẩm UAV trinh sát. Tại triển lãm Indo Defense 2018, Viettel đã gây chú ý với báo chí quốc tế bằng sản phẩm UAV cỡ nhỏ có tên gọi là Shika. Trọng lượng 26 kg và sải cánh 3,5 m, SHIK còn có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, phù hợp triển khai trong không gian nhỏ hẹp.
Nhìn chung, lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái UAV đang thực sự có rất nhiều đất diễn ở Việt Nam, với những mẫu hiện đại nhập từ nước ngoài, cùng với những mẫu do chính Việt Nam nghiên cứu, chế tạo, tạo dựng nên một ngành công nghiệp UAV trong nước. Song, điều quan trọng nhất là việc chúng ta phát triển được thứ công nghệ này đã làm cho danh tiếng của quân đội Việt Nam trở nên đáng gờm hơn rất nhiều. Bởi, điều gì sẽ xảy ra nếu bị quân đội Việt Nam phản kích? Những đội quân xâm lược sẽ ứng phó ra sao với chiến lược bầy đàn của UAV? Nếu sử dụng các tổ hợp khí tài chế áp điện tử trị giá hàng triệu đô la Mỹ để chống lại UAV chỉ có giá vài chục nghìn hay vài trăm nghìn đô la Mỹ, thì thực sự là cuộc chiến bất đối xứng.
Do đó, chiến tranh xâm lược hiện tại đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Sự ra đời của UAV đã làm đảo ngược hoàn toàn cơ cấu quân sự, đối với một quốc gia nhỏ bé về quy mô như Việt Nam.
T.P