Saturday, December 21, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Việt Nam không dám kiện TQ?

Tại sao Việt Nam không dám kiện TQ?

Rất có thể các nước khác sẽ sử dụng một chiến lược tương tự như Manila để chống lại “sự xâm lược thụ động” của Trung Quốc trên Biển Đông.

South China Morning Post ngày 16/6 đăng bài phỏng vấn một số học giả Trung Quốc và quốc tế bình luận xung quanh vấn đề Biển Đông trước thời điểm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc áp dụng sai, giải thích sai và vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông.

Đừng đổ lỗi cho Việt Nam và Mỹ làm căng thẳng Biển Đông

Tờ báo cho hay: Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam đã được đưa ra đúng thời điểm nhạy cảm – PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc.

Quyết định này của ông Obama sẽ thiết lập khả năng thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng trong khu vực Đông Nam Á, làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông, theo một số nhà phân tích.

Mặc dù Tổng thống Barack Obama nhấn mạnh động thái này không nhằm vào Trung Quốc và tân Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cam kết không theo đuổi (chạy đua) quân sự, nhưng tất cả các dấu hiệu đang cho thấy điều ngược lại

Các nhà phân tích nói rằng, Mỹ và quốc gia Đông Nam Á này muốn tận dụng (quyết định dỡ cấm vận vũ khí) để chống lại xu thé bành trướng về quân sự và leo thang về ngoại giao của Trung Quốc trước phán quyết của PCA, xung quanh yêu sách bành trướng của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.

Nghê Lạc Hùng, chuyên gia quân sự tại Thượng Hải bình luận về quyết định Mỹ dỡ cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam:

“Nó mở ra cánh cửa để hợp tác quân sự chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và sẽ tăng cường năng lực của Việt Nam để thách thức Trung Quốc trên Biển Đông. Đây là biểu tượng của một phần chiến lược Washington tăng cường liên minh của mình khắp Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương để chống lại Trung Quốc.”

Huang Jing, một Giáo sư, chuyên gia quan hệ Mỹ – Trung Đại học Quốc gia Singapore bình luận:

“Tất cả những dấu hiệu này cho thấy, Việt Nam đang cố gắng cân bằng ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ. Họ cố gắng sử dụng những căng thẳng với Trung Quốc để đạt được sự ủng hộ của Mỹ, sử dụng mối quan hệ ấm lên với Hoa Kỳ để tìm kiếm đòn bẩy trong các hoạt động thương thảo với Trung Quốc trong tương lai”.

Bình luận của ông Nghê Lạc Hùng đang đánh tráo bản chất các tranh chấp, căng thẳng leo thang trên Biển Đông.

Những gì đang diễn ra chính là hành vi phiêu lưu quân sự, leo thang quân sự hóa và bành trướng trên Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Đồng thời Trung Quốc còn đang xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, các nước ven Biển Đông trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa 200 hải lý, quyền tự do hàng hải hàng không của cộng đồng quốc tế ở Biển Đông, nơi có một trong những tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế đi qua.

Nếu nói về tên lửa, máy bay, tàu ngầm, chiến hạm, những thứ vũ khí tối tân nhất, nguy hiểm nhất mà Trung Quốc kéo ra Biển Đông, thì e rằng có cộng tất cả số phương tiện vũ trang các nước Đông Nam Á lại cũng không bằng Trung Quốc.

Đó là còn chưa kể đến một lực lượng hắc ám khác, đó là các loại tàu chiến trá hình, ngụy trang thành tàu Cảnh sát biển, tàu cá vỏ thép mỏ nhọn chuyên dùng đâm húc tàu nước khác mà Trung Quốc đang sử dụng.

Tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa chống hạm YJ-63, chiến đấu cơ J-11, JH-7 đã được Trung Quốc kéo ra bố trí bất hợp pháp ở Hoàng Sa, hạ cánh máy bay quân sự và xây dựng ra đa cao tần phi pháp ở Trường Sa, đe dọa trực tiếp không gian sinh tồn, an ninh quốc gia của các nước ven Biển Đông, đặc biệt là Việt Nam, theo học giả Macau, Antony Dong.

HQ-9, loại tên lửa phòng không Trung Quốc đã bố trí bất hợp pháp ở Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Đa Chiều.

Lúc này nếu không nâng cao phòng thủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế chống bành trướng, bảo vệ luật pháp quốc tế và công lý trên Biển Đông, tự do hàng hải, hàng không, hòa bình và ổn định trong khu vực, không lẽ các nước ven Biển Đông lại cam tâm trở thành chư hầu kiểu mới của chủ nghĩa thực dân kiểu mới?

Chính nhận thức, tuyên truyền của một bộ phận học giả Trung Quốc như ông Nghê Lạc Hùng đang nhóm lửa đun sôi nước Biển Đông tiếp theo những hành động leo thang, phiêu lưu quân sự hóa vùng biển này mà chính phủ Trung Quốc đang tiến hành.

Quý vị đừng đổ thừa cho nước khác, gắp lửa bỏ tay người.

Còn bình luận của Giáo sư Huang Jing cho thấy, Việt Nam đang rất thiện chí và nỗ lực tận dụng mọi biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông.

Trong đó việc tìm kiếm các tiếng nói ủng hộ chính nghĩa, ủng hộ luật pháp quốc tế, quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam từ cộng đồng quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản,…thiết nghĩ là cách tiếp cận rất hòa bình, hợp pháp, nhân văn.

Trung Quốc sợ Việt Nam khởi kiện

South China Morning Post cho biết, một số nhà phân tích nói rằng phán quyết của PCA mà dư luận cơ bản cho rằng sẽ chống lại (tham vọng bành trướng của) Trung Quốc, có khả năng khuyến khích các bên khác ở BIển Đông như Việt Nam, sẽ tiếp tục khởi kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán quốc tế.

Daniel Chua, một chuyên gia về chính sách đối ngoại Đông Nam Á tại Đại học Công nghệ Nam Dương Singapore nhận xét, rất có thể các nước khác sẽ sử dụng một chiến lược tương tự như Manila để chống lại “sự xâm lược thụ động” của Trung Quốc trên Biển Đông. Rõ ràng Bắc Kinh đang lo sợ điều này.

Từ Hoành, Vụ trưởng Vụ Luật pháp và các điều ước quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc được South China Morning Post dẫn lời nói rằng:

“Việt Nam không thể đưa yêu sách của mình lên PCA vì họ có tranh chấp lãnh thổ của riêng mình với Philippines. Điều cuối cùng Việt Nam muốn có là sử dụng phán quyết trong vụ kiện của Philippines để giải quyết các tranh chấp.

Và quan trọng hơn, nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán, thì quan hệ với Trung Quốc sẽ “một đi không trở lại”. Cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều không ai muốn đốt cháy cây cầu giữa họ”.

Từ Hoành, ảnh: Văn Hồi.

Có thể thấy, phát biểu của ông Từ Hoành, một quan chức ngoại giao phụ trách một Vụ quan trọng về pháp lý quốc tế, các điều ước quốc tế lại có thể nói những điều phản chính trị, phản khoa học và phản luật pháp đến thế!

Thứ nhất, ông Hoành nói “Việt Nam không thể đưa yêu sách của mình lên PCA vì họ có tranh chấp lãnh thổ của riêng mình với Philippines” là chẳng hiểu gì về luật pháp quốc tế cũng như lập trường của các bên, hoặc ông đang cố tình gây mâu thuẫn giữa Philippines với Việt Nam.

Bởi lẽ cái ông gọi là “họ có tranh chấp lãnh thổ của riêng mình với Philippines” là sai hoàn toàn bản chất tranh chấp ở Trường Sa với 5 nước, 6 bên.

Hoặc giả ông Hoành đang phủ nhận Trung Quốc không có yêu sách chủ quyền / lãnh thổ đối với Trường Sa nên Trường Sa là câu chuyện của riêng Việt Nam với Philippines? Nếu được như thế thì hay quá.

Lập trường của Việt Nam cũng như Philippines, các tranh chấp chủ quyền đối với các thực thể ở quần đảo Trường Sa (mà Nhà nước Việt Nam xác lập chủ quyền một cách hòa bình, hợp pháp từ khi là đất vô chủ, duy trì chủ quyền ấy thường xuyên và liên tục) là tranh chấp đa phương, phải giải quyết bằng cơ chế đa phương.

Hơn nữa, PCA là cơ quan tài phán Philippines lựa chọn để kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII, UNCLOS, trong đó xử lý các tranh chấp về ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS của các nước thành viên, không phải giải quyết tranh chấp chủ quyền.

Ngoài PCA còn có các cơ quan tài phán quốc tế khác, việc khởi kiện Trung Quốc nội dung nào sẽ phải được tính toán, cân nhắc để lựa chọn cơ quan tài phán thích hợp, không nhất thiết phải là PCA.

Thứ hai, ông Hoành nói rằng “nếu Việt Nam kiện Trung Quốc ra cơ quan tài phán, thì quan hệ với Trung Quốc sẽ “một đi không trở lại”” rõ ràng là một lời hù dọa, thói quen cả vú lấp miệng em, định dùng thế nước lớn để ép các nước láng giềng chấp nhận luật chơi phi lý do mình đặt ra: Chính trị hóa các vấn đề pháp lý.

Hy vọng đây chỉ là nhận thức ấu trĩ của một cán bộ Bộ Ngoại giao Trung Quốc chứ không phải chủ trương của một nhà nước thành viên Thường trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. 

Bởi nếu cứ luận theo logic ông Hoành nói, phải chăng Từ Hoành đang tuyên truyền rằng Trung Quốc sử dụng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam chỉ để làm phương tiện thực hiện mục tiêu bành trướng, biến Biển Đông thành ao nhà?

Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định rằng, tranh chấp bất đồng trên Biển Đông chỉ là một phần trong quan hệ tổng thể giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như giữa Việt Nam và ASEAN. Thậm chí ông Tập Cận Bình còn xem nó là “tiểu cục” so với “đại cục” là quan hệ hữu nghị giữa hai quốc gia.

Nói cách khác, các nhà lãnh đạo Trung Quốc coi trọng quan hệ với Việt Nam hơn “tiểu cục”.

Còn với Việt Nam, để bảo vệ được “đại cục” quan hệ hai nước thì giải quyết các vấn đề mà ông Bình gọi là “tiểu cục” một cách rốt ráo, khách quan, cầu thị trên cơ sở luật pháp quốc tế là điều kiện không thể bỏ qua, nếu không muốn nói là điều kiện tiên quyết để hai bên có thể gạt bỏ hoài nghi, xây dựng lòng tin chiến lược.

Nay Từ Hoành nói như vậy khác nào đang chống lại quan điểm, lập trường chính thức của các nhà lãnh đạo Trung Quốc? Hoặc muốn ám chỉ rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói vậy mà không phải vậy đâu, chớ có tin?

Khi hai bên đàm phán mà không giải quyết được tranh chấp thì đưa vấn đề ra cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền là một lựa chọn rất văn minh, hợp pháp, nếu đàng hoàng và tự tin thì có gì phải sợ hãi như vậy?

Trung Quốc càng chính trị hóa các vấn đề pháp lý, càng bộc lộ điểm yếu và dã tâm, tự cô lập mình và sẽ không ai có thể chấp nhận.

Không nên bi quan về phán quyết của PCA, chớ đầu hàng tham vọng bành trướng

South China Morning Post dẫn lời một số nhà phân tích quốc tế lo ngại, căng thẳng có thể leo thang trên Biển Đông một khi PCA ra phán quyết, có thể làm trầm trọng hơn “tình trạng thù địch và căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng châu Á”. 

Người viết cho rằng, đặt vấn đề như vậy khác nào đánh đồng vai trò kẻ cướp với nạn nhân không khác gì nhau? Cái mà PCA ra phán quyết chỉ là một việc làm bình thường của cơ quan tài phán quốc tế, phán quyết về việc ứng dụng, giải thích và vi phạm UNCLOS của các thành viên UNCLOS trên Biển Đông, ai sai thì phải sửa.

Chính trị hóa, hình sự hóa, nghiêm trọng hóa tác động ảnh hưởng của phán quyết này vô hình chung cổ súy cho những cái đầu nóng mong muốn bành trướng, biến Biển Đông thành ao nhà và làm nhụt ý chí đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế của các cơ quan tài phán quốc tế và dư luận nhân loại văn minh.

Tất nhiên các bên liên quan không thể không cảnh giác, đề phòng những ngón đòn trả đũa Bắc Kinh có thể tung ra một khi bị PCA ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, bởi lẽ điều này đã từng xảy ra mỗi khi căng thẳng, tranh chấp leo thang trên Biển Đông.

Trung Quốc có thể dùng mọi thủ đoạn để gây áp lực, từ quân sự, ngoại giao, kinh tế, chính trị, thương mại, đầu tư…Nhưng không lẽ phần còn lại của nhân loại này chịu thua Trung Quốc?

Càng vào những thời điểm quan trọng như thế này, càng cần sự tỉnh táo và đoàn kết. Có như vậy mới có thể khiến Trung Quốc thay đổi, còn một khi để Bắc Kinh thấy bở, họ sẽ đào mãi, phần thiệt thòi luôn thuộc về các nước nhỏ.

Giáo sư Jay Batongbacal, một chuyên gia về luật hàng hải tại Đại học Philippines chia sẻ lo lắng này trên South China Morning Post.

Thậm chí ông nhắc lại các hành vi phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông như từng cất quân xâm lược Hoàng Sa năm 1974, Gạc Ma năm 1988 hay gần nhất là chiếm quyền kiểm soát Scarborough năm 2012.

“Các kịch bản cho trường hợp xấu nhất thực sự rất khó để xác định”, Giáo sư Jay Batongbacal nói.

Thế nhưng có điều lạ là chính một cựu quan chức cấp cao Trung Quốc lại khẳng định điều ngược lại.

Ông Đới Bỉnh Quốc, một cựu Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại, vị trí của ông Dương Khiết Trì bây giờ, được South China Morning Post dẫn lời cho hay, ông không tin một cuộc đối đầu giữa một cường quốc đang lên với một sức mạnh đang thống trị là không thể tránh khỏi ở Biển Đông.

Zhu Zhiqun, một nhà nghiên cứu từ Đại học Bucknell ở Pennsylvania cho rằng, căng thẳng ở Biển Đông khó có khả năng leo thang hơn nữa bởi cả Mỹ và Trung Quốc đều không muốn đối đầu.

RELATED ARTICLES

Tin mới