Sunday, January 12, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiBáo Mỹ: 6 cuộc chiến tranh Trung Quốc có thể phát động

Báo Mỹ: 6 cuộc chiến tranh Trung Quốc có thể phát động

Đầu tháng 7, trang Wearethemighty của Mỹ cập nhật 6 cuộc chiến tranh Trung Quốc sẽ khởi động trong 5 thập kỷ tới.

 

Lính bộ binh cơ giới Trung Quốc

Năm 2013, China News Service (CNS), cơ quan truyền thông lớn thứ hai tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), ấn hành một phần tài liệu tiếng Trung sặc mùi hiếu chiến, “làm tăng căng thẳng, thu hẹp hòa bình” như dư luận thế giới phê phán.

Tựa đề Six wars China is sure to fight in the next 50 years (tạm dịch: Sáu cuộc chiến Trung Quốc sẽ tiến hành trong 50 năm tới). Bài viết nhằm tôn vinh sức mạnh trong tương lai, đồng thời giấu đi nỗi nhục mà theo họ, do đất nước chưa được thống nhất, nên buộc phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh này.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc dưới thời Hồ Cẩm Đào được xem là có nhiều triển vọng nhưng kể từ khi Hồ về hưu 2012, người kế nhiệm, Tập Cận Bình lại áp dụng chiến lược mới với ý tưởng “Giấc mơ Trung Hoa”, sử dụng mọi thứ để “lấy lại những vùng đất đã mất” bằng mọi cách, đúng hơn là phát động chiến tranh nhằm thôn tính.

Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh này, Trung Quốc hy vọng trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới. Và sau đó, sẽ cùng châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới theo cách của người Trung Quốc.

Cuộc chiến thứ nhất: Thu hồi Đài Loan về cho Đại lục

Người Trung Quốc Đại lục cho rằng không thể thống nhất một cách êm thấm Đại lục với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) được.

Trong khi đó, giới chính trị Đài Loan lại sử dụng mối đe dọa của Đại lục lẫn lời hứa thống nhất để phục vụ cho cuộc bầu cử diễn ra gần đây nhưng thực tế không hề có tiến bộ thực sự về mối quan hệ hữu hảo giữa Đài Loan với Đại lục.

 Bao My: 6 cuoc chien tranh Trung Quoc co the phat dong

Quân đội Đài Loan

Bài viết đề xuất, Đài Loan nên tiến hành một cuộc trưng cầu vào năm 2020, để lựa chọn cách thống nhất hoà bình hoặc thống nhất bằng vũ lực. Chính các tác giả bài viết lại dự đoán, câu trả lời sẽ là cách thống nhất bằng vũ lực.

Theo giới phân tích, cuộc chiến tranh thứ nhất dự kiến sẽ diễn ra trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2025. Đài Loan sẽ cự tuyệt còn Đại lục sẽ sử dụng vũ lực. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể chiến thắng, nhưng không dễ dàng bởi nó còn phụ thuộc vào tình hình thế giới, sự tham dự của Mỹ và Nhật Bản.

Thậm chí Trung Quốc còn đang chờ một cuộc xâm lược Đại lục của Mỹ, và sẽ phản ứng “một cách toàn diện”, và tin rằng có thể đánh bại Đài Loan và các đồng minh Đài Loan trong vòng sáu tháng. Trường hợp nếu Mỹ không can thiệp, cuộc chiến này sẽ kéo dài ba tháng.

Cuộc chiến 2: Chiếm các đảo tại Biển Đông bằng vũ lực

 Bao My: 6 cuoc chien tranh Trung Quoc co the phat dong

Hải quân Trung Quốc (PLA) tập trận

Sau khi cuộc chiến thứ nhất kết thúc, Trung Quốc sẽ nghỉ ngơi 2 năm sau đó dùng vũ lực để cướp trắng các đảo tranh chấp tại biển Đông.

Người Trung Quốc muốn dùng việc thống nhất Đài Loan để cho các nước trong khu vực biết quyết tâm của họ trong việc thu hồi các đảo này.

Sau nghỉ ngơi hai năm, Trung Quốc tin rằng các nước sẽ chờ đợi những gì Trung Quốc sẽ làm. Từ nay đến năm 2028 , tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với Trung Quốc xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này.

 Bao My: 6 cuoc chien tranh Trung Quoc co the phat dong

Hải quân Trung Quốc (PLA) tập trận

Trung Quốc còn tin rằng, bằng chiến thắng thu hồi Đài Loan sẽ dạy cho Mỹ “một bài học không phải đối đầu quá trớn với Trung Quốc”, nhưng lại biết Mỹ ngầm giúp các nước bằng vũ khí, đào tạo, và tiền bạc. Chỉ nhờ đó các nước này “dám thách thức sự thống trị của Trung Quốc.”

Chiến thắng của Trung Quốc sẽ đảm bảo các nước khác rút các tuyên bố về các hòn đảo này và tiến hành liên minh với Trung Quốc. Chiến thắng còn giúp Hải quân Trung Quốc không bị trói buộc khi hoạt động ở vùng biển Thái Bình Dương.

Cuộc chiến 3: Thu hồi Nam Tây Tạng

Năm 1914, người Anh và Trung Quốc đàm phán thoả thuận Line McMahon, ranh giới pháp lý giữa Trung Quốc và Ấn Độ, như một phần của Hiệp ước Simla Accord. Theo Hiệp ước Simla Accord, Tây Tạng gồm có hai phần “nội” và “ngoại”.

Trung Quốc tranh chấp ranh giới pháp lý này do công nhận Tây Tạng là quốc gia độc lập tại thời điểm ký hiệp ước, nên từ năm 1941 giữa hai nước thường xuyên xảy ra xung đột, tiêu biểu có cuộc chiến tranh Trung-Ấn Độ diễn ra năm 1962.

Cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng Trung Quốc dự kiến thực hiện từ năm 2035-2040

Cuộc chiến tranh chẳng làm thay đổi điều gì, ngoại trừ khu vực từng được gọi là Vùng Biên Đông Bắc, nay là bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Một trong mục tiêu gia tăng tranh chấp là do bang này có nhiều tiềm năng về thủy điện.

Cho dù chiến tranh 1962 diễn ra, nhưng Trung Quốc vẫn tin rằng họ có thể đánh bại Ấn Độ và chiếm lại miền Nam Tây Tạng bằng vũ lực. Để thực hiện ý đồ, Trung Quốc đã tìm mọi cách để khiến Ấn Độ bị chia cắt, và tiến hành hỗ trợ vũ khí cho Pakixtan, giúp Pakixtan thống nhất lãnh thổ, đặc biệt là chiếm lại Kashmir cùng nhiều âm mưu khác.

Nếu tất cả các sách lược trên thất bại, Trung Quốc sẽ tấn công trực tiếp Ấn Độ. Khi Ấn Độ bị thất bại, Trung Quốc sẽ cùng Mỹ, Châu Âu, và Nga đương nhiên trở thành những cường quốc toàn cầu.

Cuộc chiến 4: Thu hồi quần đảo Điếu Ngư và Ryukyu

Cho tới thời điểm hiện tại, tác giả của báo cáo dự đoán ba cuộc chiến tranh quân sự lớn còn lại sẽ được khởi động vào giữ thế kỷ 21, khi Trung Quốc đã trở thành cường quốc thực sự.

Trung Quốc tuyên bố hai quần đảo này là những quốc gia chư hầu của Trung Quốc cổ đại, hiện đang bị người Nhật (và cả người Mỹ) dùng làm căn cứ quân sự trên đảo Okinawa thuộc Ryukyu.

Lính thuỷ Trung Quốc tập trận biểu dương lực lượng

Với sự hiện diện quân sự trên quy mô toàn cầu và uy tín được nâng lên, Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để chiếm các đảo này. Trung Quốc còn tự hào khoe, lúc đó Mỹ và Nhật sẽ suy yếu mặc dù sát cánh bên nhau, còn Nga sẽ không làm gì cả nên việc thu hồi hai đảo này sẽ diễn ra chóng vánh, không quá sáu tháng.

Cuộc chiến 5: Xâm lược Mông Cổ

Người Trung Quốc gọi Mông Cổ là “Ngoại Mông”, một phần tách biệt của Trung Quốc, phân biệt với Khu tự trị Nội Mông, một tỉnh của Trung Quốc. Thậm chí còn khẳng định, lãnh thổ Mông Cổ là một phần của Trung Quốc.

Trong những năm 1600, nó đã được cai trị bởi người Trung Quốc, nhưng thực tế đi ngược thời gian, thì chính người Mông Cổ đã cai trị Trung Quốc trong suốt một thời gian dài.

Bất luận phải phải trái, Trung Quốc hiện đang âm thầm thực hiện giấc mơ chiếm lại vùng đất này ngay sau khi khi cuộc xâm lược Đài Loan kết thúc. Giống như việc thu hồi Đài Loan, Trung Quốc cũng sẽ cho người Mông Cổ thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý thống nhất đất nước với Trung Quốc.

Nếu ủng hộ, Mông Cổ sẽ được chấp nhận vào Trung Quốc một cách hoà bình.

Trận Badger Mouth (1211) trong khuôn khổ Chiến tranh Mông Cổ-Trung Quốc

Ngược lại nếu người Mông Cổ không chấp thuận, chiến tranh sẽ xảy ra, Trung Quốc không chỉ chuẩn bị chiến tranh xâm lược quân sự mà còn chuẩn bị nhiều mặt để tiếp cận quốc gia láng giềng này.

Trung Quốc tin rằng vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc thực sự là cường quốc còn Mỹ và Nga sẽ suy yếu nên việc xâm lược Mông Cổ bằng quốc phòng lẫn ngoại giao sẽ nhanh chóng, thuận lợi.

Cuộc chiến 6: Thu hồi lãnh thổ bị Nga chiếm đóng

Mặc dù mối quan hệ hai nước đã được hồi phục kể từ khi chiến tranh Trung-Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh diễn ra, nhưng Trung Quốc vẫn xem Nga kẻ thù truyền kiếp, cả hai bên còn tồn tại nhiều mối ngờ vực.

Trung Quốc luôn luôn xem Nga kẻ thù truyền kiếp

Theo quan điểm của Trung Quốc, Nga đã chiếm giữ hàng triệu km2 đất của Trung Quốc từ thời nhà Thanh, khoảng năm 1644. Các tác giả của bài viết cho rằng vào năm 2045, khi Nga suy yếu, Trung Quốc sẽ tận dụng thời cơ phát động chiến tranh để thu hồi vùng đất nói trên.

Trung Quốc cho rằng, vào thời điểm này các phương diện như kinh tế, quân sự, vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nên việc phát động chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân là thuận lợi.

Tuy nhiên, để làm được điều này Trung Quốc phải huy động mọi “nhân tài vật lực”, kể cả vũ khí hạt nhân, vũ khí đánh chặn hạt nhân tầm xa, lẫn tầm trung và tầm ngắn.

Và một khi đã vượt Nga, khả năng chấp nhận trả lại phần lãnh thổ xâm chiếm cho Trung Quốc là điều dễ dàng đạt được, không phải tốn nhiều công sức.

RELATED ARTICLES

Tin mới