Sunday, December 29, 2024
Trang chủĐàm luậnBầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 với ba cú sốc

Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016 với ba cú sốc

Cuộc bầu tổng thống Mỹ năm nay đến giờ, bà Hillary Clinton đã giành được 272 phiếu đại cử tri. Trong lúc ông Donald Trump chì được 126 phiếu. Tỷ lệ thắng thua giữa hai người, đại diện của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, đã là 80 % và 20 %.

Tình thế khó có thể đảo ngược

Cuộc bầu người đứng đầu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ lần thứ 58 gây ra nhiều cú sốc nặng.

Trước hết, lần này, 200 triệu công dân Mỹ đăng ký tham gia, tỷ lệ cao nhất từ trước tới giờ, hơn kỷ lục 81,8 % của cuộc bầu cử lần thứ 13 , năm 1876. Tính từ năm 1980, tỷ lệ cử tri đi bầu cao nhất là 57,1 % năm 2008 và 51,7 % năm 2012, hai kỳ Barack Obama thắng cử. Con số cử tri đi bầu vừa nêu cho thấy dân chúng Mỹ quan tâm sâu sắc tới tài và đức của người sẽ điều hành đất nước bốn năm tới, và quan trọng hơn là vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới sẽ như thế nào.

Cú sốc thứ hai là, chất văn hoá kém cỏi của ba cuộc tranh luận trực tiếp giữa hai ứng viên. Chưa bao giờ những cuộc tranh luận tay đôi công khai giữa hai ứng viên của hai đảng lại chỉ toàn những cú hạ nhục cá nhân hay người thân như ba cuộc tranh luận lần này.

Cú sốc thứ ba, chiến thắng như chẻ tre của Donald Trump, chiến thằng dường như không đối thủ nào cản nổi. Nhà tỷ phủ, với tài sản chừng 4 tỷ USD, lần lượt vượt qua 16 ứng viên của đảng. Đáng chú ý, Donald Trump không phải chính trị gia chuyên nghiệp, không học ở bất cứ trường luật hay trường chính trị nào, không giữ bất cứ chức vụ lớn nhỏ nào trong đảng cộng hòa  hay guồng máy chính quyền địa phương hay chính quyền liên bang. Chiến thắng lạ lùng của ông là chuyện chưa từng có không chỉ trong đảng cộng hòa của ông mà cả trong đời sống chính trị Mỹ.

Xin nhớ lại, Donald Trump từ lâu đã muốn tham gia chính trường. Một lần, ông đã dự trù ứng cử chức phó tổng thống. Hai lần, định ứng cử tổng thống. Lần này là thứ ba. Ông không phải không biết sử dụng thủ đoạn để gạt đối thủ. “Hãy trả lại cho nước Mỹ sự vĩ đại của nó” là khẩu hiệu tranh cử tổng thống của ông lần này. Câu này vô tình đánh trúng tâm tư thầm kín của đa phần dân Mỹ hiện tại. Tầng lớptrung lưu đông đảo nhất này đang ngày càng giận dữ về “sự tuột dốc của Hoa Kỳ cường quốc số một thế giới”. Họ chán ngán các đại diện của mình, các vị tai to mặt lớn được họ tôn sùng là tinh hoa xã hội ở thủ đô Washington.

Trong bài phát biểu đầu tiên trong cuộc chạy đua là ứng viên của Đảng Cộng hòa, Donald Trump nhấn mạnh món nợ 18.000 tỷ USD của Hoa Kỳ, đất nước khốn khổ vì “những nhà điều hành không hiểu biết thấu đáo”, “tham nhũng về đạo đức và tinh thần”, “bán đổ bán tháo Tổ quốc, đến nỗi Tổ quốc đang trên bờ vực hủy diệt”. “Giấc mơ Mỹ đã tiêu tan”, ông than thở thật lòng. Như vậy, ông tự giới thiệu như một vị cứu tinh dân tộc, người sẽ đưa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ra khỏi tình trạng đang chết chìm, do bị tàn phá triền miên bởi những tinh hoa tham nhũng và bởi hệ thống bầu cử bất công trầm trọng. Có điều, những chiêu trò đó của Donald Trump không làm lóa mắt được tất cả công dân Mỹ. Ngay từ đầu, báo chí Hoa Kỳ tung ra không hiếm bài phân tích tiên đoán thất bại hầu như chắc chắn của nhà tỷ phủ.

Nhiều bê bối và khiếm khuyết của ông lần lượt bị bóc trần. Đó ví như ông nhiều năm ông lợi dụng sơ hở của chính sách để trốn thuế, vi phạm luật cấm vận Cuba, coi thường và xúc phạm phụ nữ… Không ủng hộ ông không chỉ có một số nhân vật vai vế của đảng cộng hòa, mà cả một vài cơ quan ngôn luận vốn là của đảng. Không ngẫu nhiên, cả hành tinh chăm chú theo dõi tiển triển của cuộc chọn người điều hành đất nước dù muốn dù không cũng có những mối ràng buộc với tất cả các khu vực trên trái đất. Nghịch lý ngộ nghĩnh: dưới hai nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama, hình ảnh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã được cải thiện trông thấy trên toàn cầu; thế nhưng nhìn nhận về cường quốc số một thế giới lạ không nhất trí đồng lòng. Các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp, vẫn giữ được hình ảnh tích cực của nước Mỹ. 73 % dân Pháp khen ngợi Hoa Kỳ. Các đồng minh của Mỹ như Hàn quốc, Philippines, Nhật Bản và châu Phi cũng nhìn nước Mỹ với con mắt lạc quan tương tự. Tiếp theo là châu Mỹ la tinh. Ngược lại, hình ảnh Hoa Kỳ khá ảm đạm ở nhiều khu vực nhạy cảm cua thế giới. Bắt đầu là nước Nga, nơi cái nhìn tiêu cực đối với nước Mỹ có ở 40 % dân số hai năm trước, hiện giờ đã là 80 %. Trung Đông: 20 %. Thổ Nhĩ Kỳ: 22 %. Trung quốc: 64 %, con số đáng giật mình.       

Nếu Hillary Clinton thắng cử, ngay từ 2020, bà sẽ phải đối mặt với những Donald Trump mới, đáng sợ hơn nhiều ! Nghĩa là sự đồng thuận truyền thống giữa Dân chủ và Cộng hòa nhất định sắp bị xóa sổ. Tờ Huanqiu Shibao (Global Times) ở Bắc Kinh khẳng định: Thế giới bây giờ là đa cực, quốc gia nào cũng có tiếng nói của mình. Bây giờ, mọi thứ đều đắt đỏ gấp bội, cái giá phải trả để các nước nghe theo là không hề rẻ. Nếu trước đây, Hoa Kỳ có thể chi ra rất nhiều để vực dậy các nước Tây Âu sau Đại chiến II, thì hôm nay, việc khôi phục và nâng đỡ các quốc gia “hoạn nạn”, như Irak, Li-bi, Afghanistan, lại không dễ và phải tính toán kỹ càng. Hoa Kỳ từ lâu luôn minh bạch với các nước đồng minh: nước Mỹ không những không chịu bỏ tiền ra để tái cân bằng khu vực châu Á Thái Bình Dương, mà còn tìm cách móc túi các nước này qua các hiệp định thương mại như TPP. Ở biển Nam Trung Hoa và trên bán đảo Triều Tiên, Hoa Kỳ luôn chơi con bài khiêu khích và xung đột với nhân dân sở tại. Kiểu “lãnh đạo thế giới” ấy làm sao bền vững cho được?

Theo nhiều trang mạng và ấn phẩm báo chí, như Forward, A-Hayat, hay Ai-Monitor, “quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Cận Đông cụ thể và sát sườn hơn”. Iran từng bị Mỹ trừng phạt vì dự án hạt nhân gây tranh cãi của mình. Một thoả ước được ký kết giữa năm 2015, nhằm gỡ bỏ những trừng phạt ấy. Thực tế, Hoa Kỳ chỉ tháo bỏ những trừng phạt hạng hai, dành cho các doanh nghiệp không phải Mỹ. Thế nên, dù đa phần dân Iran tiếp tục ủng hộ những trao đổi  giữa hai nước về thương mại, đại học, văn hóa, thể thao và du lịch, số người Iran không mấy tin tưởng vào hiệu quả những trao đổi ấy đã tăng, từ 66,6 % năm ngoái lên 72 % năm nay. Sự đồng thuận cao giữa hai đảng dân chủ và cộng hòa đối với vấn đề Israel – Palestin được coi là một nỗi ô nhục cho Hoa Kỳ. Cả hai đảng đều không coi việc Israel chiếm giữ trái phép một phần đất của nhân dân Palestin là xâm chiếm.

Đáng sửng sốt hơn là chính phủ Mỹ công nhận nhà nước Israel chỉ mười một phút sau khi nó tuyên bố thành lập, ngày 15 tháng năm 1948, nhưng cho đến nay vẫn mặc cho Israel tìm mọi cách ngăn cản nhân dân Palestin thành lập nhà nước của mình, theo quyết định của Hội quốc liên ngày ấy, tiền thân của Liên hợp quốc bây giờ. Dân Palestin và nhiều nơi khác đang hy vọng rằng trước khi rời nhà trắng đầu năm sau, tổng thống Barack Obama sẽ làm cái việc hợp luật pháp quốc tế, hợp lòng người, hợp đạo lý chung của nhân loại ấy! Quan hệ của Mỹ với các nước A rập phức tạp và bí ẩn hơn nhiều. Từ thời Jimmy Carter (tổng thống Mỹ 1977-1981), quyền con người là tiêu chí quan hệ đối ngoại của Mỹ. Tiêu chí này khiến Mỹ bỏ rơi một đồng minh thân cận hàng đầu, quốc vương Iran, năm 1979. Sau chiến tranh lạnh, Bill Clinton đi xa hơn nữa, coi trọng tâm của chính sách đối ngoại Hoa Kỳ là các vấn đề văn hóa và xã hội. Obama tiếp tục và mở rộng hơn xu hướng đó, không ngờ thế giới A rập không chấp nhận những giá trị văn hóa Tây phương. Thế là, trong khi chuyển trục sang Thái Bình Dương, Barack Obama đã quay lưng lại với thế giới này.

Theo Daily Nation, Nairobi, châu Phi không phải chủ đề quan trọng trong cuộc tranh cử hiện thời tại Mỹ. Vậy nhưng, Lục địa đen thực tế là gót chân Achille của Donald Trump. Hai phần ba dân châu Phi là tín đồ Hồi giáo. Họ di cư sang Mỹ rất nhiều. Hẳn họ không dễ gì để cho nhà tỷ phú cấm cửa họ vào Mỹ và đối xử cứng rắn với mình. Trump không muốn xuất khẩu dân chủ, sẽ triệu hồi lực lượng quân sự Mỹ ở nước ngoài. Nếu ông là tổng thống, chắc chắn chẳng bao lâu, Hoa Kỳ phải đối đầu với sự chống đối trong nước và từ nước ngoài, trước hết là Trung Quốc và Nga, và chủ nghĩa khủng bố, kể cả ở châu Phi. Từ nhìn nhận của tờ Letra Libres, Mexico và Madrid, ta thấy rằng, nếu Lục địa đen không mong Donald Trump thành ông chủ nhà trắng bao nhiêu thì châu Mỹ la tinh lại ước mơ Hillary Clinton kế tục Barack Obama bấy nhiêu. ..

Những nhìn nhận nêu bên trên đã chứng minh sự đúng đắn của những phát biểu đáng khâm phục của bà Hillary Clinton: “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, dù hùng mạnh đến đâu, cũng không thể tại tạo các xã hội (méo mó hay tan vỡ)”; “Hoa Kỳ không thể giải quyết mọi vấn đề của thế giới”; “Song các vấn đề của thế giới không thể được giải quyết, nếu không có Hoa Kỳ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới