Wednesday, January 8, 2025
Trang chủĐiểm tinÔng Donald Trump đối diện với Texit, Calexit

Ông Donald Trump đối diện với Texit, Calexit

Phong trào đòi tách khỏi Mỹ đã xuất hiện ở California và trở thành nguồn cảm hứng cho Texas, đúng như dự báo.

Lá cờ của bang California. Ảnh: Washington Times.

Rạng sáng ngày 9/11, khi người dân Mỹ thức trắng đêm để hào hứng và buồn bã về kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, người dân bang California đã bắt đầu biểu tình ở nhiều nơi. Đây là một trong những bang đông dân nhất Hoa Kỳ và là bang bà Hillary Clinton giành chiến thắng.

Người dân tại California đã đồng loạt đăng lên Twitter dòng trạng thái với các hashtag #Calexit hay #Califrexit, tương tự như phong trào đòi tách khỏi EU của Anh mới đây – Brexit, để kêu gọi bang này tách khỏi nước Mỹ.

Mọi người đã rầm rộ đăng lên Twitter dòng trạng thái: “Sao không tách khỏi Mỹ và độc lập”.

Đi đầu trong cuộc kêu gọi tách khỏi nước Mỹ này là một nhóm vận động mang tên Yes California Independence Campaign (YCIC – tạm dịch: Chiến dịch ủng hộ độc lập cho California). YCIC thậm chí đã tổ chức một cuộc vận động tại Sacramento, thủ phủ bang California.

“Theo quan điểm của chúng tôi, nước Mỹ đại diện cho nhiều thứ đi ngược lại các giá trị của bang California. Và nếu California vẫn giữ vai trò là một tiểu bang, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tiếp tục trợ cấp cho các bang khác, trong khi lại gây hại cho mình và con cháu chúng ta” – YCIC nói rõ trong một tuyên bố.

Nhóm vận động này khẳng định: “Với nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, California mạnh hơn cả Pháp về kinh tế và đông hơn cả Ba Lan về dân số. Xét trên từng phương diện, California khi so sánh và tranh đấu là so với các quốc gia, chứ không chỉ là 49 bang khác của nước Mỹ”.

Louis Marinelli, lãnh đạo nhóm YCIC, cho biết nhiều người dân đã nhắn tin cho YCIC và muốn tố chức một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập trên mạng của nhóm này.

Ong Donald Trump thang cuoc, Texit, Calexit xuat hien

2.000 Người dân California biểu tình đòi ly khai, miệng hô to: “Not our President”.

Cuộc biểu tình lần này vốn đã nằm trong dự tính từ hồi tháng 6, khi ông Marinelli nhắc lại một câu nói của vị Thống đốc bang California Jerry Brown hồi tháng 3 không rõ nói đùa hay không về một tương lai Calexit. Ông Jerry Brown giả định, nếu ứng cử viên Tổng thống Đảng Cộng hòa là người được bầu vào tháng 11, “chúng ta phải xây dựng một bức tường xung quanh California để bảo vệ mình khỏi phần còn lại của đất nước này”.

Ong Donald Trump thang cuoc, Texit, Calexit xuat hien

Người California kéo nhau xuống đường biểu tình sau bầu cử.

Không chỉ có California, Texas cũng là bang có ý tưởng “exit” khỏi 49 bang còn lại. Nhiều người dân tại bang Texas cũng đăng lên Twitter các dòng hashtag #Texit để kêu gọi bang này tách khỏi nước Mỹ.

Dự tính này cũng nằm trong suy nghĩ của khá đông người dân ở bang này, nhưng tới khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, số phiếu dành cho ông Donald Trump ở đây lại cao hơn cho bà Hillary Clinton.

Chủ tịch Phong trào Những người theo chủ nghĩa dân tộc tại Texas (TNM), ông Daniel Miller đã tận dụng truyền thông xã hội để kêu gọi Thống đốc của bang này là một chính khách đảng Cộng hòa “hỗ trợ một cuộc bỏ phiếu tương tự cho người dân Texas”.

Một bản đăng ký trực tuyến trên trang web của Cuộc vận động Phong trào dân chủ Texas đã tăng từ 3.000 chữ ký lên tới 264.000 sau Brexit.

Từng phát biểu về các phong trào đòi ly khai ở 3 bang lớn: Texas, California, New Hampshire, ông Donald Trump khi đó chỉ nói: “Texas sẽ không bao giờ làm điều đó nếu tôi giữ chức Tổng thống”.

Theo hiến pháp liên bang Mỹ, các quốc gia không thể rời khỏi liên bang một cách đơn phương. Hiến pháp Mỹ có quy định để sáp nhập thêm bang mới vào nước Mỹ, nhưng không có một điều nào cho phép một tiểu bang ly khai.

Vì thế, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý xảy ra tại Texas và đa số người dân tiểu bang này chọn việc tách khỏi Mỹ thì tiểu bang này cũng sẽ không thể độc lập vì bị Tòa án Tối cao Mỹ bác kết quả trưng cầu dân ý.

RELATED ARTICLES

Tin mới