Bản tin Biển Đông ngày 30/11/2016.
1) Đài Loan bắt đầu tập trận tìm kiếm, cứu nạn trên Biển Đông
Ngày 29/11, hãng Fox News đưa tin:
Ngày 29/11, Đài Loan đã tổ chức cuộc tập trận tìm kiếm, cứu nạn trên Biển Đông nhằm củng cố yêu sách của họ đối với Ba Bình, hòn đảo có vị trí quan trọng về mặt chiến lược ở Biển Đông. Đã có 8 tàu và 3 máy bay tham gia vào cuộc diễn tập với nội dung là các thủy thủ đoàn phải đến nơi an toàn trên Ba Bình để thoát khỏi tan nạn cháy tàu chở hàng. Hãng Thông tấn Trung ương chính thức của Đài Loan cho biết cảnh sát biển và các tàu hải quân cũng có mặt trong cuộc diễn tập này.
2) Bắc Kinh kín tiếng đến lạ thường trước các cuộc tập trận của Đài Loan trên Biển Đông
Ngày 29/11, hãng Reuters đưa tin:
Liên quan đến việc Đài Loan tổ chức tập trận cứu hộ, cứu nạn ngoài khơi khu tiền đồn duy nhất của mình ở Trường Sa, Biển Đông ngày 29/11, tuy nhiên, Trung Quốc, bên tranh chấp “áp đảo” nhất tại khu vực tỏ ra kín tiếng đến lạ thường, đồng thời khi nhắc đến sự kiện này cũng tránh dùng những ngôn từ quá cứng rắn như đã dùng với các nước khác trong tranh chấp ở Biển Đông, dù quan hệ giữa Trung Quốc và vùng lãnh thổ tự trị Đài Loan đôi lúc vẫn dấy lên căng thẳng. Giới chuyên gia giải thích, Bắc Kinh đã tỏ ra rất hài lòng với việc Đài Loan đã thúc đẩy các yêu sách của họ đối với Ba Bình, cấu trúc lớn nhất của Trường Sa, tuy nhiên sự hài lòng này lại xuất phát từ quan điểm Trung Quốc vẫn xem Đài Loan như một tỉnh ly tách từ đại lục, và không loại trừ việc “giành lại” khu vực này bằng vũ lực sẽ xảy ra một sớm một chiều, nếu Trung Quốc “thấy cần thiết”. Khi được phóng viên hỏi về cuộc tập trận ở Ba Bình và liệu Đài Loan có nghĩa vụ phải tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực này hay không, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Cảnh Sảng đã nhấn mạnh quan điểm nhất quán rằng “Quần đảo Nam Sa (Trường Sa), bao gồm “đảo” Ba Bình, là bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Trung Quốc”, “người Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan đều phải có trách nhiệm cùng bảo vệ di sản tổ tiên để lại này”. Trong khi đó, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận của Đài Loan vi phạm chủ quyền của mình và đe dọa hòa bình và ổn định khu vực.
Liên quan đến tuyên bố của Đài Loan về mục tiêu trở thành một chủ thể quan trọng trong khu vực, ông Ian Storey, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) Yosof Ishak của Singapore, cho biết, các quan chức và chuyên gia của Đài Loan luôn cảm thấy rằng trong vấn đề Biển Đông, họ bị thiệt thòi trên phương diện ngoại giao. Do đó, Đài Loan đã “tính toán” khi “muốn được xem là đang thúc đẩy yêu sách “của họ” thay vì các yêu sách “của Bắc Kinh”, dù về cơ bản là những yêu sách này là không có gì khác biệt”.
3) Quan chức Mỹ cho biết Mỹ có vai trò đặc biệt trong duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và Biển Hoa Đông
Ngày 30/11, Thời báo Hoàn cầu đưa tin:
Thời báo Hoàn cầu ngày 30/11 dẫn tin truyền thông Mỹ cho biết, ngày 29/11, Đô đốc Paul Zukunft thuộc Đội Bảo vệ an ninh biển Mỹ đã khẳng định, Đội Cảnh sát bảo vệ an ninh biển Mỹ có thể “đi tiên phong” giống Đội Cảnh sát biển Trung Quốc tại những khu vực “có tranh chấp” mà không gây ra căng thẳng bởi tàu của Đội cảnh sát bảo vệ Biển Đông của Mỹ “có thể bước vào ngưỡng cửa ngoại giao nhỏ hẹp”, không những thế còn có thể đóng vai trò đặc biệt trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông cũng như Biển Hoa Đông. Ông Zukunft cũng kiến nghị Bộ Quốc phòng Mỹ về việc phái Đội Cảnh sát bảo vệ an ninh biển tới Châu Á – Thái Bình Dương nhằm cho phép Mỹ có vai trò cao hơn ở khu vực.