Suốt 18 năm qua, dưới sự phát động của Giang Trạch Dân, cảnh sát Trung Quốc đã tự cho mình đứng trên pháp luật để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Thậm chí, nhiều người trong số họ còn ngang nhiên tuyên bố rằng: “Chúng tôi là lưu manh!”.
Tái hiện cảnh cảnh sát Trung Quốc bức hại học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Internet).
Sau khi phát động cuộc đàn áp đối với Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân đã cấp quyền vượt trên tất cả các cấp địa phương gồm cảnh sát, chính quyền, và tòa án. Tức là đàn áp các học viên mà không cần chứng cứ hay qua xét xử, có thể tra tấn đến chết các học viên mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào; và Phòng 610 sau đó đã trở thành công cụ chính để bắt giữ, tra tấn, và giết hại các học viên Pháp Luân Công.
Dưới đây là vài ví dụ trong trong vô số sự thật tàn bạo này:
“Tôi là lưu manh đấy! Thì sao nào?”
Khi Tiêu Ninh Kiện bắt giữ cô Trạch tại nơi làm việc vào ngày 26/9/2011, ông ấy đã túm lấy tay cô và đẩy cô xuống sàn nhà.
“Ông là một tên lưu manh – ông không thể đối xử với cô ấy như thế!”, đồng nghiệp của học viên đó đã nói với ông ta.
“Tôi là lưu manh đấy! Thì sao nào?”, ông Tiêu lớn tiếng quát họ.
Kể từ khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu từ 18 năm trước, Tiêu Ninh Kiện, Đội trưởng Đội An ninh nội địa và Trưởng Phòng 610 Nam Kinh, đã rất tích cực tham gia vào cuộc bức hại.
Hơn nữa, ông Tiêu thường chỉ đạo các đợt bắt giữ, lục soát nhà của các học viên, đánh đập và tra tấn họ, ông Tiêu cũng đã chuyển nhiều học viên đến các trại lao động cưỡng bức mà không hề tuân theo đúng quy trình.
Những ví dụ điển hình
Sau khi bà bị bắt giữ vào tháng 11/2011, trại lao động đã từ chối tiếp nhận bà Trương Ngọc Hoa vì bà bị huyết áp cao. Tiêu Ninh Kiện đã không đồng ý thả bà ra. Sau ba lần cố gắng ép buộc trại lao động phải chấp nhận bà, ông Tiêu đã ép bác sỹ và y tá phải trói bà Trương nằm trên giường viện trong khi bà bị giam giữ. Họ tiêm và bắt bà uống những loại thuốc không rõ nguồn gốc hai lần một ngày. Bà đã không thể chịu đựng nổi.
Khi Tiêu chuyển bà Trương đến trại lao động lần thứ bảy, cuối cùng họ phải chấp nhận bà.
Tiêu Ninh Kiện cũng đã bắt giữ một học viên khác, ông Mã Chấn Vũ, và đẩy ông vào trại lao động cưỡng bức.
Cảnh sát và nhân viên Đội An ninh đã bắt giữ ông Mã vào ngày 26/05/2011. Họ tra tấn và bức cung ông. Ông Mã đã bị đau tim và phải nhập viện.
Cảnh sát đã đưa ông Mã đến một trại lao động, nhưng ông đã hai lần bị từ chối.
Tiêu đã chuyển ông Mã đến Bệnh viện Quân sự Nam Kinh và ép ông uống thuốc không rõ nguồn gốc. Ông Mã chống cự. Tiêu đã đánh đập ông và ép ông uống thuốc. Sau đó đưa ông đến trại lao động lần thứ ba.
Bà Lưu Khai Mai và chồng bà, ông Trương Tuyết Phong, cùng bị bắt vào ngày 16 tháng 05 năm 2011. Trại lao động từ chối nhận tiếp nhận bà Lưu vì bà có vấn đề về tim. Đến lần thứ bảy, Tiêu Ninh Kiện cuối cùng cũng có thể ép trại lao động phải nhận bà.
Tra tấn và bắt giữ phi pháp
Tiêu Ninh Kiện đã sử dụng nhiều hình thức bức cung và cố gắng ép buộc các học viên phải từ bỏ đức tin của họ.
Sau khi bắt giữ bà Chu Kiến Linh, Tiêu đã trói cổ tay bà và treo bà lên. Sau vài phút, bàn tay của bà đã bị sưng phồng lên.
Năm 2012, tại một trung tâm tẩy não, để cố gắng ép bà Từ Quốc Phương phải từ bỏ Pháp Luân Công, Tiêu Ninh Kiện đã tát vào mặt bà, túm cổ và bóp cổ bà. Thậm chí đến các học viên lớn tuổi ông ta cũng không tha.
Ông Tiêu và tám viên cảnh sát khác đã đột nhập vào nhà của bà Vương Văn Dũng vào tháng 07/2013. Họ đã lục soát nhà của người phụ nữ 80 tuổi này và tịch thu các vật dụng cá nhân của bà, trong đó có các tài liệu thông tin về Pháp Luân Công, hai máy tính, và một máy in.
Tự “giới thiệu”: “Chúng tôi là lưu manh!”
Ngày 20/9/2016 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, khi ông Hạ đang tiếp khách ở nhà thì ba cảnh sát mặc thường phục đã xông vào và cố gắng bắt họ. Khi ông Hạ yêu cầu họ cho biết danh tính, một nhân viên cảnh sát đã nói: “Chúng tôi là lưu manh!”.
Cảnh sát tiết lộ, họ được Cao Chí Cường – trưởng thôn Oa Bằng trình báo rằng ông Hạ và một số khách đến chơi nhà ông có kế hoạch đọc các sách của Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cổ xưa đang bị chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc bức hại.
Ông Hạ không bị bắt, nhưng tất cả khách đến nhà ông bao gồm ông Thái, ông Tô, và ông Từ Chấn Bân đều bị bắt giữ. Ông Thái và ông Tô đã được thả ngay tối hôm đó sau khi họ chịu áp lực từ phía cảnh sát và ký vào văn bản cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Còn ông Từ bị đưa đến Trại tạm giam Song Thành và bị bắt giữ ở đó.