Friday, January 10, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaHơn 100.000 người bị giết trong cuộc vận động “Tam phản” do...

Hơn 100.000 người bị giết trong cuộc vận động “Tam phản” do Chu Ân Lai chỉ đạo

Trong cuộc vận động chính trị “Tam phản” do Chu Ân Lai phát động, có ít nhất 200.000 người bị bức hại; trên toàn Trung Quốc số người chết bất thường lên đến hơn 100.000 người.

Chu Ân Lai là người phát động và chỉ đạo cuộc vận động “tam phản”. 

“Tam phản” là một vận động chính trị trong thời Cách mạng Văn hóa diễn ra từ tháng 2 đến tháng 11/1970, để thanh trừ người bị kết tội liên quan đến tư tưởng và ngôn luận. Các học giả ước chừng cuộc vận động bất bình thường này đã giết chết khoảng hơn 100.000 người. Và các tài liệu cho thấy rằng, Chu Ân Lai phát động, chỉ đạo thực hiện cuộc vận động “Tam phản” này.

Ngày 31/1/1970 trung ương ĐCSTQ ra chỉ thị “Đả kích các phần tử phản cách mạng phá hoại hoạt động”; ngày 2/5/1970 ra chỉ thị “Phản đối phô trương lãng phí” và chỉ thị “phản đối tham ô vơ vét, đầu cơ trục lợi”, 3 bản văn kiện này gộp lại, tạo thành cuộc vận động “Tam phản”.

Nhưng trên thực tế chủ ý của cuộc vận động này không phải là tam phản, mà là chỉ tập trung vào “vận động đả kích các phần tử phản cách mạng”. Bởi vì trong “Tam phản” thì “phản tham ô vơ vét, đầu cơ trục lợi” thuộc về phạm trù kinh tế, còn “phản phô trương lãng phí” thì là vấn đề tác phong công việc, là hai vấn đề là hết sức bình thường trong công tác quản lý nhà nước. Còn việc “đả kích các phần tử phản cách mạng” là mang tính chất thanh trừ chính trị để bảo vệ quyền lực.

Trong cuốn sách “Sự thật về cuộc vận động tam phản năm 1970″ cùa nhà sử học Trung Quốc – Đinh Trừ có một đoạn viết như sau: “ĐCSTQ liệt những nhà tư tưởng, nhà ngôn luận vào phần tử phản cách mạng, rồi thực hiện bắt bớ, giam giữ, giết hại, là đã bắt đầu từ giai đoạn Cách mạng Văn hóa. Nhưng nếu xét về quy mô thì cuộc vận động ‘Tam phản’ là lần vận động lớn nhất kể từ khi ĐCSTQ chấp chính, trong giai đoạn từ năm 1949 – 1970″.

“Tam phản” là cuộc vận động do trung ương ĐCSTQ trực tiếp chỉ đạo, thông qua các cơ quan quản lý nhà nước Công – Kiểm – Pháp trên khắp toàn quốc để tiến hành xử lý những người bị liệt vào “tội phạm chính trị” trên quy mô lớn theo một khuân mẫu đã có sẵn. Và mục tiêu của “Tam phản” là tập trung vào các “phần tử phản cách mạng” mới xuất hiện kể từ “Cách mạng Văn hóa”.

Nhà văn Trương Lang Lang (Zhang Lang Lang) đã bị xử tử hình trong cuộc vận động này, rồi sau đó được sửa án thành tù có thời hạn. Ông cho biết, cuộc vận động này chủ yếu là giết các phần tử tri thức trẻ, khác với vận động “Hồng bát nguyệt” năm 1966, “Hồng bát nguyệt” là dựa vào xuất thân để xét xử, còn “Tam phản” thì chỉ cần là người được liệt vào có tư tưởng “phản động”, là đã có thể bị xử tử.

Cuộc vận động “Tam phản” đã gây ra cái chết bất thường của hơn 100.000 người

Với chủ trưởng giết nhiều người trong một khoảng thời gian ngắn, để tạo hiệu quả chấn nhiếp, khiến những người khác phải kinh sợ, từ đó phục tùng vô điều kiện. Trung ương ĐCSTQ trao quyền xét duyệt tử hình xuống cho cấp tỉnh, và tỉnh chỉ cần báo cáo số lượng người bị giết lên trung ương để lập hồ sơ, án tử hình được thực thi ngay sau khi xét xử. Trong cuộc vận động này, “giết người” đã trở thành nhiệm vụ cấp dưới phải làm để có số liệu báo cáo lên trên.

Cuộc vận động này kết thúc tại Bắc Kinh vào cuối nắm 1970, ở những nơi khác thì kết thúc muộn hơn. ĐCSTQ không có bất kỳ một thông báo chính thức nào về tổng số lượng người bị trấn áp.

Trong cuốn sách “Thập kỷ biến động lớn” của học giả Vương Niên Nhất, người đã qua đời trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa đã cung cấp các số liệu liên quan như sau: Theo thống kê, từ tháng 2 – 11/1970, tổng cộng đã có hơn 1.840.000 người bị liệt vào “phản đồ”, “đặc vụ”, “phần tử phản cách mạng”, 284.800 người bị bắt, và hàng ngàn người bị giết.

vậnd ộng chính trị, tam phản, Chu Ân Lai,

Liên quan đến nguồn của số liệu này, nhà nghiên cứu Cách mạng Văn hóa sống ở nước ngoài, bà Vương Hữu Cầm (Wang Youqin) có viết trong cuống sách “Nhìn lại những câu chuyện tuyển chọn” đã bình luận như sau: “Sách này không cung cấp nguồn xuất xứ của số liệu, hỏi tác giả của cuốn sách này, ông ấy nói những số liệu trong sách là chép lại từ những văn kiện của trung ương ĐCSTQ, một người bình thường không thể được xem những văn kiện này”.

Nhưng bà Vương Hữu Cầm hoài nghi về những số liệu này, nhất là số liệu người bị chết. Bà viết: “Nếu là chính quyền thực hiện, thì nhất định phải được ghi chép lại, xử tử một số lượng người lớn đến như vậy thì chắc chắn phải có hồ sơ ghi chép. Sách của Vương Niên Nhất chỉ đưa ra con số chung chung ‘hàng ngàn người bị giết’, đây là con số quá hàm hồ. Ngoài ra ‘hàng ngàn người’ không phải là con số phù hợp với  hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ. Số người bị xử tử ở các nơi là rất nhiều, con số người bị xử bắn trên cả nước không thể là con số hàng ngàn người”.

Bà Vương Hữu Cầm nghi ngờ, số người bị xử tử trong “Tam phản” có thể được thực dựa theo chỉ tiêu mà Mao Trạch Đông đưa ra trong cuộc vận động “đàn áp phản cách mạng” vào đầu những năm 1950. Trong đó quy định “số lượng xử tử” cho các địa phương là: “Số phản cách mạng mà mỗi địa phương cần xử tử phải được kiểm soát theo một tỉ lệ nhất định: ở vùng nông thôn, là khoảng 1% dân số; ở vùng thành thị thì khoảng 0,5% dân số; đối với các phần tử phản cách mạng trong quân đội, công thương, tôn giáo và đảng phái dân chủ, nội bộ các đoàn thể nhân dân thì phải xử tử theo tỷ lệ từ 1/10 đến 2/10 tổng số”. Vậy thì số lượng người chết sẽ phải là một con số rất lớn.

Nhà nghiên cứu “Cách mạng văn hóa” Vương Nhuệ (Wang Rui) phân tích: Theo con số chính thức thì tổng dân số Trung Quốc lúc bấy giờ là 600 triệu người, ở nông thôn là khoảng hơn 400 triệu người, thành thị gần 200 triệu người. Trong cuộc vận động “Tam phản” chỉ vẻn vẹn trong 10 tháng đột nhiên chuyển hướng, không giống như “đàn áp phản cách mạng” đầu những năm 1950 kéo dài đến gần 3 năm. Vì thế vận động “Tam phản” năm đó đã xử quyết hơn mấy vạn người  là hoàn toàn có căn cứ.

Tác gia Đinh Trừ (Ding Shu) đã thuật lại tình hình thực tế của việc xử từ tại các địa phương trên khắp Trung Quốc trong “Sự thật về cuộc vận động tam phản năm 1970“. Trong đó có đoạn viết rằng, trong “Tam phản” có ít nhất 200.000 người bị bức hại; trên toàn quốc số người chết bất thường là lên đến hơn 100.000 người.

Chu Ân Lai là người phát động và chỉ đạo cuộc vận động “tam phản”

Nhà nghiên cứu Cách mạng Văn hóa Vương Nhuệ phát hiện, cuộc vận động “tam phản” là do Chu Ân Lai chỉ đạo thực hiện, và Chu Ân Lai là người phải gánh chịu trách nhiệm.

Một đoạn trong cuốn sách “Chu Ân Lai và cuộc vận động Tam phản” của Vương Nhuệ có viết: “Ngày 31/1/1970 trung ương ĐCSTQ ra chỉ thị “Đả kích phần tử phản cách mạng phá hoại hoạt động”, đây chính là đề xuất của Chu Ân Lai, và cũng do chính Chu Ân Lai thực hiện”.

Trong “Chu Ân Lai niên phổ” mà ĐCSTQ xuất bản thì có thuật lại, trong ngày 30/01/1970 trung ương ĐCSTQ thảo luận sửa đổi chỉ thị ‘Đả kích các phần từ phản cách mạng và phá hoại hoạt động’ để báo lên Mao Trạch Đông, Lâm Bưu. Chu Ân Lai đề xuất rằng: “chúng tôi đã nhiều lần thảo luận, cho rằng hiện nay nên đưa ra chỉ thị này để kịp thời ngăn chặn, tiêu diệt các phần tử phản cách mạng”. Và Mao Trạch Đông phê “làm theo”. Sau đó chỉ này được phát đi đên các địa phương vào ngày 31/01/1970.

Chỉ thị “Đả kích các phần tử phản cách mạng phá hoại hoạt động” đề xuất 6 yêu cầu. Trong đó, điều khoản thứ 2 quy định trọng điểm của đả kích là những phần tử phản cách mạng hiện hành; điều khoản 3 quy định phương pháp đả kích là Giam, Quản, Giết, đặc biệt nhấn mạnh đối với những phần từ phản cách mạng, nhất định phải Xử Tử; điều khoản số 4 quy định “xử tử phải phải được thực hiện trước đông đảo quần chúng, tuyên án công khai, hành quyết ngay sau khi tuyên án”; điều khoản số 5 là trao quyền phán quyết tử hình cho địa phương, trung ương chỉ lập hồ sơ.

Chu Ân Lại nhiều lần đốc thúc và chỉ thị vận động “tam phản”

Khi nghiên cứu “Chu Ân Lai niên phổ”, bà Vương Nhuệ còn phát hiện, Chu Ân Lai là người triển khai mở rộng cuộc vận động “tam phản” ra quy mô trên khắp cả nước. Sau khi cuộc vận động “đả kích các phần tử phản cách mạng” đã được trải rộng, Chu Ân Lai tiến hành đốc thúc các địa phương các đơn vị triển khai thực hiện, thường xuyên đi kiểm tra, và đưa ra hàng loạt các chỉ thị cụ thể.

Ngoài ra trong giai đoạn đầu của “Tam phản”, Chu Ân Lai còn là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện “mô hình vận động mẫu” tại Bắc Kinh, sau đó trên toàn Trung Quốc đều áp dụng mô hình này.

 

RELATED ARTICLES

Tin mới