Wednesday, January 1, 2025
Trang chủNhìn ra thế giớiVì sao quan chức TQ không có mặt ở lễ duyệt binh...

Vì sao quan chức TQ không có mặt ở lễ duyệt binh thứ 12 của Triều Tiên?

Ngày 15/04, Triều Tiên tổ chức lễ duyệt binh lần thứ 12 để chào mừng ngày sinh của cựu lãnh đạo Kim Il-sung. Thế nhưng, trong lần duyệt binh này, bên cạnh Kim Jong-un không có sự hiện diện của bất kỹ lãnh đạo nào của Trung Quốc.

Chu Vĩnh Khang đứng cạnh lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong lễ duyệt binh ngày 10/10/2010, kỷ niệm 65 ngày thành lâp Đảng Lao động Triều Tiên.

Ngày 25/04/1992, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Triều Tiên. Sau đó, cho đến năm 2011, Triều Tiên đã tổ chức thêm 4 lần duyệt binh nữa vào các ngày 25/04/2007, 09/09/2008, 10/10/2010, 09/09/2011.

Kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền cho đến nay đã tổ chức đến 7 lần duyệt binh, tiến hành 3 lần thử nghiệm vũ khí hạt nhân và nhiều lần phóng tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa.

Theo tài liêu thu thập được, không có bất kỳ lãnh đạo nước ngoài nào từng đến tham dự lễ duyệt binh của Triều Tiên ngoại trừ các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là cựu Thường ủy Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Bộ chính trị Lý Nguyên Triều, Thường ủy Bộ chính trị Lưu Vân Sơn.

Triều Tiên, Tap Can Binh, Kim Jong un,

Lý Nguyên Triều đứng bên cạnh Kim Jong-un trong lễ duyệt binh ngày 27/07/2013, kỷ niệm 60 năm ngày ký kết hiệp định ngừng chiến tại bán đảo Triều Tiên.

Nhân tố đằng sau chống lưng cho Triều Tiên phát triển vũ khi hạt nhân

Trong những năm gần đây, việc đấu đá giữa các phe cánh chính trị tại Trung Quốc rất phức tạp và khó đoán. Trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tồn tại tới 2 bộ máy lãnh đạo với 2 đường lối chủ trương khác nhau, một bên phe ông Tập Cận Bình với 4/7 thành viên trong Bộ chính trị (bao gồm ông Tập và các Thường ủy Lý Khắc Cường, Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh), bên còn lại là phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân với 3/7 thành viên trong Bộ chính trị ĐCSTQ (bao gồm các Thường ủy Lưu Vân Sơn, Trương Đức Giang, Trương Cao Lệ). Và đối với vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên 2 phe cũng có hai đường lối ứng xử hoàn toàn khác nhau.

Phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân ủng hộ và chống lưng cho Triều Tiên phát triển vũ khi hạt nhân, đối kháng với Mỹ. Khi còn nắm quyền kiểm soát Trung Quốc (từ năm 1989 – 2002, bao gồm nắm quyền chính thức và không chính thức) mối quan hệ giữa các cựu lãnh Trung Quốc, Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Chu Vĩnh Khang và cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il rất thân thiết. Chính Giang là người đã hỗ trợ hầu như toàn bộ kỹ thuật cũng như tài chính cho việc thử vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, không có sự nâng đỡ của Giang chắc chắn Triều Tiên sẽ không có đủ tiềm lực để triển khai nghiên cứu hạt nhân.

Còn phe ông Tập Cận Bình thì chủ trương phi hạt nhân, duy trì hòa bình ổn định tại bán đảo Triều Tiên, kêu gọi Triều Tiên quay trở lại “đàm phán 6 bên” để giải quyết vấn đề hạt nhân một cách hòa bình. Nhưng vì Kim Jong-un vẫn kiên quyết theo đuổi tham vọng vũ khí hạt nhân nên mối quan hệ giữa Kim Jong-un và phe ông Tập Cận Bình ngày càng trở nên căng thẳng.

Cụ thể, vào lễ duyệt binh ngày 10/10/2015 kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, khi được biết ông Tập Cận Bình chọn đặc phái viên Lý Nguyên Triều đến tham dự với mục đích là thuyết phục Kim Jong-un phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Kim Jong-un đã từ chối Lý Nguyên Triều, và thay vào đó chủ động mời Thường ủy Bộ chính trị của phe cánh Giang Trạch Dân là Lưu Vân Sơn đến tham dự.

Triều Tiên, Tap Can Binh, Kim Jong un,

Lãnh đạo Trung Quốc, Lưu Vân Sơn, và Kim Jung-un tại lễ diễu hành ngày 10/10/2015 của Triều Tiên.

Tại cuộc gặp mặt giữa hai nhà lãnh đạo Trump – Tập ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, thành phố Palm Beach, bang Florida, nơi chương trình hạt nhân Triều Tiên trở thành trọng điểm của cuộc thảo luận, Tổng thống Mỹ đã nói với Chủ tịch Trung Quốc rằng ông tin Bắc Kinh có thể dễ dàng xử lý mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Đáp lại, ông Tập giải thích cho ông Trump về lịch sử mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Sau đó Tổng thống Mỹ đã nói: “Sau khi lắng nghe khoảng 10 phút, tôi nhận ra mọi chuyện không hề dễ dàng. Tôi từng cho rằng họ (Trung Quốc) có sức ảnh hưởng rất lớn lên Triều Tiên… nhưng không phải”.

Và trong lễ duyệt binh lần thứ 12 vào ngày 15/04 vừa qua của Triều Tiên, ông Tập Cận Bình cũng đã bày tỏ ý muốn cử đặc phái viên Võ Đại Vĩ đến Bình Nhưỡng tham dự với mục đích “đàm phán giải quyết nguy cơ”, nhưng cuối cùng đã bị Kim Jong-un từ chối.

Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên có thể sẽ được giải quyết sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc?

Hiện tại việc tranh đấu giữa hai phe Tập – Giang trong nội bộ ĐCSTQ đang vào giai đoạn kịch liệt với sự chiếm ưu thế của phe ông Tập, khi chiến dịch “đả hổ” thanh trừ phe Giang đang ngày càng mạnh mẽ và tiến sâu hơn. Rất nhiều khả năng tại Đại hội 19 diễn ra vào tháng 10/2017, ông Tập Cận Binh sẽ tung đòn quyết định thanh tẩy toàn bộ quan chức cấp cao của phe Giang ra khỏi bộ máy lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, giành quyền kiểm soát Trung Quốc một cách tuyệt đối.

Trước đó, ông Trump đã phát biểu sau cuộc nói chuyện với ông Tập: “Chúng tôi đã thảo luận rất lâu, nhưng tôi chưa đạt được kết quả gì, hoàn toàn không có gì; nhưng chúng tôi đã phát triển một mối quan hệ, tôi có thể thấy điều đó. Tôi nghĩ rằng về lâu dài chúng tôi sẽ có một mối quan hệ rất, rất tuyệt vời, tôi rất mong chờ điều đó”.

Ông Tập hy vọng ông Trump sẽ không trừng phạt Bắc Kinh bằng thuế và hoãn việc bán vũ khí cho Đài Loan, ít nhất cho tới sau Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này cho thấy Đại 19 của ĐCSTQ chính là một cột mốc quyết định hướng đi tiếp theo của mối quan hệ Mỹ – Trung, cách thức giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên của hai nước này.

Nếu như ông Tập có thể thực sự thâu tóm quyền lực sau Đại hội 19. Với mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp vừa được hai nhà lãnh đạo Trump – Tập thiết lập vừa qua, thì gần như chắc chắn Mỹ và Trung sẽ bắt tay nhau áp dụng các biện pháp mạnh tay hơn nữa về cả kinh tế cũng như quân sự với Triều Tiên.

Trong hoàn cảnh mất chỗ dựa là ông Giang Trạch Dân, đứng trước sức ép rất lớn từ Mỹ – Trung, rất có thể Triều Tiên sẽ phải quay lại vòng đàm phán 6 bên giải quyết vấn đề hạt nhân của mình một cách hòa bình để đổi lại các lợi ích về mặt kinh tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới