Friday, January 10, 2025
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiTìm đường xuất khẩu chính ngạch vào TQ

Tìm đường xuất khẩu chính ngạch vào TQ

Trung Quốc đang dần trở thành thị trường đứng đầu về nhập khẩu cho nhiều mặt hàng của Việt Nam.

Nên tăng cường xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Trung Quốc (TQ) đã vượt qua Mỹ trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam (VN) trong quý 1/2017. Đây cũng đang là thị trường đứng đầu về nhập khẩu gạo VN và nhiều mặt hàng nông sản khác. Việc tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào thị trường TQ khiến nhiều người lo ngại, kịch bản giải cứu có thể sẽ xảy ra với nhiều loại nông, thủy sản khác.

“Ôm trọn” nhiều nông sản Việt

Theo thống kê của VASEP, cơ cấu thị trường xuất khẩu 3 tháng đầu năm nay có sự chuyển dịch rõ nét khi các thị trường từng thống lĩnh địa bàn nhập khẩu cá tra VN đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ 2016. Cụ thể, Mỹ giảm 24,3%, Liên minh Châu Âu (EU) giảm 21,5%, ASEAN giảm 10,8%. Nguyên nhân do cá tra VN khi nhập khẩu vào Mỹ vừa bị áp thuế chống bán phá giá, vừa chịu sự cạnh tranh, chèn ép từ Hiệp hội Các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ (CFA).

Bên cạnh đó, quy định tất cả các lô hàng nhập khẩu cá da trơn/cá tra vào Mỹ phải xuất trình đầy đủ hồ sơ cho Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) để phục vụ việc tái kiểm tra sẽ được áp dụng triệt để từ ngày 1.9.2017 sắp tới cũng đặt ra không ít thách thức đối với xuất khẩu cá tra, cá da trơn VN.

Ở thị trường EU, việc liên tiếp vấp phải chiến dịch truyền thông bôi nhọ cá tra VN và biến động tỷ giá giữa euro với USD cũng dẫn đến việc xuất khẩu cá tra vào thị trường lớn này giảm mạnh. Trong khi đó, xuất khẩu cá tra sang TQ lại tăng mạnh. Quý 1 vừa rồi, xuất khẩu cá tra sang TQ đạt 69,7 triệu USD, tăng 56,8% so với cùng kỳ, chiếm 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành. Từ tháng 2 năm nay, TQ trở thành nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của VN. Hiện có gần 40 doanh nghiệp (DN) VN đang xuất khẩu cá tra sang thị trường TQ thông qua cửa khẩu cảng Cát Lái, cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Móng Cái – Quảng Ninh), cửa khẩu Chi Ma (Lạng Sơn), cửa khẩu Nà Lạn và Tà Lùng (Cao Bằng). Một vị lãnh đạo Hiệp hội Nhận định thị trường TQ rất đỏng đảnh và khó hiểu về chính sách, cách họ mua thủy sản không ổn định về chủng loại tạo nên sự rối loạn theo hướng tiêu cực.

Với gạo cũng tương tự. Bộ NN-PTNT cho biết, dù xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2017 có giảm, nhưng riêng thị trường TQ vẫn tăng mạnh với khoảng 36% thị phần. Xuất khẩu gạo sang thị trường này trong 2 tháng đầu năm 2017 đạt 242.000 tấn, kim ngạch 112,8 triệu USD, tăng 51,3% về khối lượng và tăng 58,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Dù vậy, theo nhiều DN, ngay cả thị trường TQ, thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của VN cũng khó đạt được sản lượng xuất khẩu như mong muốn. Bởi từ năm ngoái, thị trường này đã đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe về vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Tiềm năng chứ không phải nguy cơ

Nếu như rất nhiều người nhìn thị trường Trung Quốc bằng con mắt e ngại thì theo các chuyên gia, đây là thị trường tiềm năng. “Chúng ta nên xem TQ là một thị trường tiềm năng chứ không phải nguy cơ. Họ có nhu cầu rất lớn về thủy hải sản. Quan trọng là tìm đường xuất khẩu chính ngạch vào các cảng biển lớn của TQ, các DN VN cần tích cực tham gia các hội chợ thủy hải sản TQ để tìm khách hàng lớn, tin cậy. Trước những khó khăn khi phải chật vật tìm đường vào Mỹ, nếu cơ quan nhà nước có chính sách quản lý tốt, xuất khẩu vào TQ sẽ là nút mở cho cá tra VN”, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP giải pháp và dịch vụ truy xuất nguồn gốc nói.

Lý giải nguyên nhân vì sao hàng VN xuất sang TQ liên tiếp “trúng đòn”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích: TQ và VN có quan hệ buôn bán, hoạt động thương mại thân thiết đầu tiên do điều kiện địa lý gần, dễ dàng trong vận chuyển, giao thương, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy hải sản. Thứ hai, đây là thị trường dễ tính, không đòi hỏi quá khắt khe về quy trình cũng như chất lượng sản phẩm như Mỹ hay các thị trường châu Âu. Chính vì thế xuất nhập khẩu các mặt hàng của VN sang TQ chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ yếu qua tiểu ngạch nên rủi ro càng cao. “Bài học nhãn tiền vẫn còn đấy, dưa hấu, chuối rồi thịt heo, thị trường TQ đột ngột ngưng thu mua là hàng tồn ứ, dư thừa, kêu cứu. Nếu không cẩn thận, gạo và cá tra cũng sẽ “dính chưởng” như vậy”, ông cảnh báo.

Nếu như rất nhiều người nhìn thị trường Trung Quốc bằng con mắt e ngại thì theo các chuyên gia, đây là thị trường tiềm năng. “Chúng ta nên xem TQ là một thị trường tiềm năng chứ không phải nguy cơ. Họ có nhu cầu rất lớn về thủy hải sản. Quan trọng là tìm đường xuất khẩu chính ngạch vào các cảng biển lớn của TQ, các DN VN cần tích cực tham gia các hội chợ thủy hải sản TQ để tìm khách hàng lớn, tin cậy. Trước những khó khăn khi phải chật vật tìm đường vào Mỹ, nếu cơ quan nhà nước có chính sách quản lý tốt, xuất khẩu vào TQ sẽ là nút mở cho cá tra VN”, TS Nguyễn Thị Hồng Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP giải pháp và dịch vụ truy xuất nguồn gốc nói.

Lý giải nguyên nhân vì sao hàng VN xuất sang TQ liên tiếp “trúng đòn”, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích: TQ và VN có quan hệ buôn bán, hoạt động thương mại thân thiết đầu tiên do điều kiện địa lý gần, dễ dàng trong vận chuyển, giao thương, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy hải sản. Thứ hai, đây là thị trường dễ tính, không đòi hỏi quá khắt khe về quy trình cũng như chất lượng sản phẩm như Mỹ hay các thị trường châu Âu. Chính vì thế xuất nhập khẩu các mặt hàng của VN sang TQ chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ yếu qua tiểu ngạch nên rủi ro càng cao. “Bài học nhãn tiền vẫn còn đấy, dưa hấu, chuối rồi thịt heo, thị trường TQ đột ngột ngưng thu mua là hàng tồn ứ, dư thừa, kêu cứu. Nếu không cẩn thận, gạo và cá tra cũng sẽ “dính chưởng” như vậy”, ông cảnh báo.

Theo ông Ngô Trí Long, có 3 giải pháp để hạn chế tối đa tình trạng này. Thứ nhất, tất cả các hoạt động giao thương, buôn bán với TQ nên đi vào con đường chính ngạch, có hợp đồng, mọi thứ đều phải rõ ràng, hạn chế rủi ro cho DN cũng như người chăn nuôi. Thứ hai, VN cần đa dạng hóa thị trường, tìm nguồn ra cho sản phẩm, tìm các thị trường mới có tiềm năng, đồng thời giữ vững các “mối quen” đã có. Mà muốn mở rộng thị trường, điều thứ ba cần làm chính là cải thiện chất lượng sản phẩm.

“Với riêng cá tra, phải xác định Mỹ và EU vẫn là thị trường lớn cần khai thác. Họ khắt khe về chất lượng, về quy trình thì mình cần nâng cao chất lượng, chứng minh cá tra VN đủ sức đạt mọi tiêu chuẩn quốc tế. Với gạo hay các mặt hàng nông sản khác cũng vậy, chỉ cần chất lượng tốt thì không có thị trường này, hàng VN vẫn dư sức trở thành lựa chọn của các thị trường khác”, chuyên gia này khẳng định.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, việc TQ nhập khẩu mạnh các mặt hàng của VN là tín hiệu tốt, giúp VN có đầu ra, đảm bảo kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, làm sao để tránh mặt trái, tránh tiêu cực còn phụ thuộc vào cả hai bên chứ không phải chỉ riêng do nước bạn. “Bất cứ làm ăn với nước nào cũng có nguy cơ rủi ro. Thay vì phụ thuộc vào độ tin cậy, chắc chắn của nước bạn, ta cần tự chủ động bảo vệ mình. Sản xuất, buôn bán đều cần quy hoạch có tổ chức, tốt nhất là nên theo con đường chính ngạch. Nếu không thì hợp đồng cũng phải có bảo lãnh rõ ràng minh bạch. Nhà nước cần làm tốt công tác quản lý, thông báo thông tin đầy đủ tới người nuôi trồng, chăn nuôi không để bùng nổ hoạt động tự phát, tránh cạnh tranh trong chính nội bộ”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong đề xuất.

RELATED ARTICLES

Tin mới