Wednesday, November 27, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiYÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” BỊ BÁC BỎ TẠI HỘI THẢO VỀ...

YÊU SÁCH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ” BỊ BÁC BỎ TẠI HỘI THẢO VỀ HOÀNG SA, TRƯỜNG SA Ở ĐÀ NẴNG

BienDong.Net: Tại Hội thảo quốc tế “Hoàng Sa – Trường Sa: Sự thật lịch sử” do Đại học Đà Nẵng và trường Đại học Phạm Văn Đồng, Quảng Ngãi phối hợp tổ chức tại thành phố Đà Nẵng tổ chức từ 19 – 21/6/2014, nhiều học giả nhà nghiên cứu quốc tế đã lên tiếng mạnh mẽ phê phán yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.

Giáo sư Jerome Cohen – Chủ tịch Viện luật pháp Hoa Kỳ – Châu Á cho rằng: “Trung Quốc đang thách thức các nước về yêu sách đường 9 chín đoạn trên Biển Đông. Nếu không thể đàm phán với Trung Quốc về đường 9 đoạn, thì việc tìm đến sự phán xét của một tòa án quốc tế là một phương thức tốt như Philippines đã làm.

Cá nhân tôi cho rằng, tuyên bố đường 9 đoạn của Trung Quốc là hoang tưởng và mơ hồ. Tôi cho rằng, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cho yêu sách đường 9 đoạn của mình. Dư luận quốc tế đang chờ đợi để Trung Quốc đưa ra lập luận chứng minh yêu sách của họ, nhưng Trung Quốc không làm được điều đó”.

Rất khó để đưa ra quan điểm về khía cạnh pháp lý của đường 9 đoạn của Trung Quốc bởi vì điều này chưa bao giờ được đưa ra một cách rõ ràng. Tôi nghĩ có một điều mà chúng ta có thể nói một cách tự tin, đó là đường 9 đoạn được Trung Quốc đưa ra với mục đích yêu sách chủ quyền đối với các đảo nằm trong đường đó, vì vậy Trung Quốc cho rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về vùng nước nằm trong đường 9 đoạn, chúng ta không biết vùng nước này có quy chế gì, chúng ta cũng không rõ tọa độ của đường này như thế nào, cũng không có chỉ dẫn gì về việc các đoạn ấy nối với nhau ra sao, các nét đó là nét thẳng hay cong. Vì thế, tôi thấy rằng quy chế pháp lý của đường 9 đoạn rất không rõ ràng, cũng có thể là không có ý nghĩa pháp lý gì cả. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng các lực lượng thực thi pháp luật của Trung Quốc, và kể cả các tàu hải quân hay thương mại cũng sử dụng vùng nước đó như là vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc. Tóm lại, tôi nghĩ rằng, trên phương diện của luật pháp, đường 9 đoạn rất mơ hồ và có thể là chẳng có ý nghĩa gì cả.

Tôi nghĩ rằng đường 9 đoạn của Trung Quốc gây ra nhiều tác hại và không có cơ sở pháp lý vững vàng. Cho đến nay, chính phủ Trung Quốc vẫn đang giữ mọi thứ rất mập mờ và gây khó hiểu. Những gì họ làm là yêu cầu các học giả và chuyên gia pháp lý của họ suy nghĩ và đưa ra các lập luận, nhưng thậm chí là chính những người này cũng không thể thống nhất được với nhau. Mọi người đang tìm ra cách lập luận để biện minh cho đường 9 đoạn nhưng tôi vẫn chưa thấy thuyết phục”.

Tướng Daniel Shaeffer Chuyên gia Bộ Quốc phòng Pháp về Nghiên cứu Biển Đông nhấn mạnh: “Đường 9 đoạn không có chút giá trị nào đối với nhân loại, bởi nó không đi kèm với bất cứ giải thích chính thức nào. Hành động của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò” trong thời gian qua đã khiến luật pháp quốc tế trở nên kém hiệu quả. Khi các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia thực hiện các hành động hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, thì Trung Quốc cho rằng, đó là vùng biển thuộc đường 9 đoạn của Trung Quốc. Trong bối cảnh đó, vấn đề phán xét chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ trên Biển Đông sẽ không thể được giải quyết nếu đường 9 đoạn còn tồn tại. Đường 9 đoạn là một điểm gây bất ổn đối với các cuộc đối thoại hòa bình, công bằng về vấn đề Biển Đông”.’

Trung Quốc đang giải thích luật quốc tế theo cách của Trung Quốc. Ví dụ như việc đưa ra đường 9 đoạn theo tôi là rất phi lý. Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông để kiềm chế nước Mỹ – cường quốc số 1 thế giới, nhưng đó không thể là lý do để Trung Quốc biến một vùng biển quốc tế thành tài sản riêng của họ”.

Ông Gregory Pooling, Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á – Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược quốc tế Mỹ (ISIS):

“Đường 9 đoạn thật sự là sai trái và đi ngược lại luật pháp quốc tế vì nó không dựa trên cơ sở gì, chúng ta thậm chí còn không biết nó nghĩa là gì. Trung Quốc giải thích về đường 9 đoạn cũng rất khác nhau, lúc thì thế này, lúc thì thế khác. Tôi cho rằng, chính phủ Trung Quốc không chỉ chủ trương yêu sách toàn bộ vùng biển trong đường 9 đoạn mà họ còn muốn thôn tính nguồn lợi về ngư nghiệp và dầu mỏ trong đó. Rõ ràng điều này đi ngược lại luật pháp quốc tế. Thật khó có thể nhìn thấy một lý lẽ nào thuyết phục từ phía Bắc Kinh và tôi cho rằng, quan điểm đó là sai trái”.

Tiến sỹ Patrick Cronin, Trung tâm nghiên cứu an ninh Mỹ mới (CNAS): “Tôi nghĩ Trung Quốc có một chiến lược rất rõ ràng, họ muốn thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, họ muốn củng cố và duy trì những khu vực mà họ bành trướng trên Biển Đông theo yêu sách đường 9 đoạn và họ đang thực hiện điều đó một cách nhanh chóng. Họ đang leo thang căng thẳng từng bước một. Như ở trên biển, họ sử dụng hành động đâm va vào các tàu của Việt Nam, ngăn cản tàu Việt Nam hoạt động ở khu vực. Đó là một cách hành xử tồi tệ. Và nó gây bất ổn ở vùng Biển Đông”.

Giáo sư Leszek Buszynski, Chuyên gia Trường An ninh Quốc gia, Đại học Quốc gia Úc:

“Tôi nghĩ điều nguy hiểm hơn là họ đang muốn đi xa hơn tuyên bố chủ quyền về đường 9 đoạn. Đường 9 đoạn chỉ là một phần trong yêu sách chủ quyền của họ trên Biển Đông. Từ đường 9 đoạn họ coi Biển Đông là vùng biển lịch sử của họ”.

Các ý kiến tại Hội thảo cho rằng “đường lưỡi bò” chính là nguyên nhân gây tình hình căng thẳng ở Biển Đông và việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa Việt Nam chính là để hiện thực hóa “đường lưỡi bò”.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới