Sunday, December 22, 2024
Trang chủGóc nhìn mới“Độc chiếm” biển theo phong cách của Trung Quốc

“Độc chiếm” biển theo phong cách của Trung Quốc

BienDong.Net: Trong lịch sử, nhiều nước đã tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình bằng hối lộ, lừa gạt, cưỡng ép hay hoàn toàn dùng vũ lực. Nhưng chưa từng có nước nào, kể từ các thành bang Hy Lạp hùng mạnh đến Đế quốc Anh, ngang ngược muốn biến cả một đại dương hay một vùng biển làm của riêng.

Đó lại là những gì Trung Quốc đang tích cực triển khai trên vùng đại dương phía nam của nước này: Biển Đông. Từng chút, từng chút một, TQ đang thiết lập quyền bá chủ đối với toàn bộ vùng biển quan trọng nhất này, nơi các quốc gia ven biển gồm Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia, Singapore và Việt Nam đều có tuyên bố chủ quyền.

Thật khó để đánh giá sai khác đi về tầm quan trọng của Biển Đông khi mà phần lớn tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất đi qua khu vực này. Đây là một trong những ngư trường đánh bắt hải sản lớn, và nhất là có trữ lượng lớn dầu mỏ và khí đốt. Không ngạc nhiên khi tất cả mọi quốc gia đều muốn có phần của mình trong đó – và Trung Quốc muốn có tất cả.

Về mặt lịch sử, Trung Quốc đã đòi yêu sách chủ quyền với phần lớn vùng biển tuân theo một bản đồ hay một đường – được biết đến với tên gọi bản đồ chín đoạn, đường chữ U hay đường chín đoạn – mà bao gồm hầu hết vùng biển và tất cả các đảo, đá, thực thể địa lý nằm trong nó. Bản đồ chín đoạn là một sự khiêu khích lúc tốt nhất và lúc tồi tệ nhất phục vụ cho một kế hoạch chi tiết cho việc sáp nhập.

Cơ chế chiếm đoạt kiểu gặm nhấm một trong những vùng biển lớn của thế giới của Trung Quốc là kiểm soát dần dần ba quần đảo (Hoàng Sa, Trường Sa và Đông Sa), và một số đảo đá nhỏ khác, cũng như các bãi đá ngầm (Bãi Macclesfield và Bãi Scarborough). Trong số đó có khoảng 250 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi cát ngầm, doi cát và rạn san hô. Rất ít trong số này là có người ở hay có người bản địa. Một số bị ngập vĩnh viễn trong nước và nhiều thực thể chỉ xuất hiện lúc triều thấp.

Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có thể tuyên bố quyền sở hữu đối với những thực thể này, họ có thể sử dụng chúng để mở rộng quyền bá chủ của mình đối với khu vực xung quanh. Đầu tiên, Trung Quốc có thể yêu cầu các tiêu chuẩn 12 hải lý của vùng lãnh hải xung quanh mỗi “đảo” và cũng có thể tuyên bố vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho cái khái niệm “đảo” rất đáng ngờ này của Trung Quốc. Bởi vậy, Trung Quốc có thể kết nối chúng và chiếm lấy một phần lớn của Biển Đông.

Trung Quốc đang khai hoang đất – thực tế là xây dựng một hòn đảo nhân tạo – trong quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Hòn đảo hai dặm dài này sẽ có một sân bay mà theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, sẽ sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu khí tượng biển. Các nước có tranh chấp khác họ có suy nghĩ khác, đặc biệt là Việt Nam. Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay dự án cải tạo này.

Trung Quốc vừa lén lút vừa công khai chiến lược của mình. Họ thúc đẩy thương mại với các bên tranh chấp và trong một số trường hợp đã đóng góp rộng lượng để phát triển cơ sở hạ tầng của những quốc gia này, nhưng không phải ở khu vực Biển Đông. Trong các hành động khiêu khích trên biển của mình, Trung Quốc đã cẩn thận sử dụng lực lượng bảo vệ bờ biển, chứ không phải lực lượng hải quân, khi mở rộng kiểm soát tại các quần đảo và chiếm từng phần nhỏ đến toàn bộ của bất cứ thứ gì trông giống như đảo trong vùng biển ngoài khơi phía Nam của họ.

Theo ông Barry Nolan, thành viên Diễn đàn phân tích chính sách Boston – vừa công bố nghiên cứu về khủng hoảng ở Biển Đông trong năm nay – Philippines đã tìm cách sửa đổi pháp luật quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc (UNCLOS) về Luật Biển, một hiệp ước mà Hoa Kỳ đã không phê chuẩn khi cho rằng UNCLOS sẽ hạn chế lợi ích pháp lý của Mỹ, trong khi đó, Trung Quốc phủ nhận tính hợp pháp của luật pháp quốc tế liên quan đến thứ mà TQ gọi là vấn dề nội bộ.

Thật không ngoa khi cho rằng thứ chúng ta đang thấy là một chủ nghĩa đế quốc mới kiểu Trung Quốc, một sự chiếm hữu dần dần bất cứ thứ gì họ muốn; xâm lược trong im lặng, chỉ sử dụng các xung đột nhỏ nhưng không ngừng nghỉ. Đây là cách làm việc của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, cũng như ở Châu Phi và những nơi khác. Nó nắn bóp nhẹ nhàng và sau đó với sức mạnh lớn hơn, giống như một đòn cuốn chặt của con rắn độc.

Các nước Đông Nam Á đang tăng cường năng lực quân sự, nhưng các lực lượng hải quân của Trung Quốc lại phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, Trung Quốc có lợi thể hơn hẳn về kinh tế và ủng hộ của người dân để làm những gì nó muốn. Chính sách “xoay trục Châu Á” của Hoa Kỳ đã không có gì nhiều để trấn an các nước láng giềng của Trung Quốc. Điều lo lắng của họ bắt nguồn từ việc Hoa Kỳ đã để cho Nga khá dễ dàng thôn tính Crimea và đang làm những gì tương tự với vùng Đông Ukraine không được kiểm soát. Có gì để ngăn chặn Trung Quốc chiếm lấy một số hòn đảo vô dụng, và sau đó là toàn bộ vùng biển?

Các quy tắc thông thường xưa nay của đại dương đang bị đe dọa và không có gì ngăn trở con rồng Trung Quốc tự do vùng vẫy ở Biển Đông.

BDN (biên dịch)

RELATED ARTICLES

Tin mới