Tuesday, November 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiẤn độ: Từ chính sách “ Nhìn về phía Đông” tới “...

Ấn độ: Từ chính sách “ Nhìn về phía Đông” tới “ Hành động về phía Đông”

An doBienDong.Net: Ngày 25/1, Tổng thống Mỹ Obama sẽ thực hiện chuyến công du quan trọng tới Ấn Độ trong bối cảnh nước này đang nỗ lực thực hiện chính sách ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực bằng cách gia tăng quan hệ với Hoa kì và các đối tác Châu Á, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản.

An do

Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Barack Obama trong một bức ảnh tư liệu của Reuters

Theo Reuters, thất bại bất ngờ của Tổng thống Mahinda Rajapaksa trong cuộc bầu cử vừa qua ở Sri Lanka đã trở thành bước lùi lớn nhất trong nhiều thập kỷ đối với mưu đồ bành trướng của Trung Quốc xuống Nam Á, và là một thắng lợi ngoại giao nổi bật đối với Ấn Độ.

Các nhà ngoại giao và chính trị trong khu vực nói rằng Ấn Độ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ đảng đối lập chiến thắng Tổng thống thân Trung Quốc Rajapaksa, cho dù Ấn Độ bác bỏ điều này.

Người kế nhiệm ông, tân Tổng thống Mainthripala Sirisena tuyên bố Ấn Độ sẽ là mối quan tâm hàng đầu và chủ yếu trong chính sách đối ngoại của mình, đồng thời cho biết ông sẽ xem xét lại tất cả các dự án được giao cho nhà đầu tư Trung Quốc, trong đó có dự án thành phố cảng ở Colombo được cho là sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một chỗ đứng chiến lược ngay trước mặt Ấn Độ.

Trong hành động nhằm đối phó với Trung Quốc trong khu vực, kể từ khi Thủ tướng Narendra Modi lên cầm quyền hồi tháng 5/2014, Ấn độ đã cải thiện quan hệ với Nhật Bản và Việt Nam là hai nước đang vướng vào các vụ tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ấn Độ cũng phản đối một dự án xây dựng cảng ở Bangladesh được Trung Quốc hết sức quan tâm.

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi, Ấn độ đã coi quan hệ với các nước láng giềng Đông Á như một ưu tiên trong chính sách đối ngoại vào lúc Hoa kì tuyên bố chính sách xoay trục sang Châu Á. Bộ trưởng ngoại giao Ấn độ Sushma Swaraj đã đề xuất chiến lược mới, gọi đó là chính sách hành động về phía đông (Act East policy) tiếp nối chính sách hướng về phía đông (Look East policy) được công bố trong thời kì thủ tướng P.V. Narasimha Rao từ năm 1992 chur trương can dự sâu hơn về kinh tế với các nước láng giềng phía Tây và sau này đã trở thành công cụ được các chính quyền tiếp theo sử dụng nhằm xây dựng đối tác chiến lược và hợp tác về an ninh với các nước trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam và Nhật Bản.

Hoa kì từ lâu muốn thúc đẩy Ấn độ bắt nhịp với chính sách xoay trục chiến lược sang khu vực và họ ủng hộ chính sách ngoại giao mạnh mẽ của Thủ tướng Narendra Modi.

Khi Tổng thống Obama tiến hành chuyến thăm chính thức Ấn Độ bắt đầu từ Chủ Nhật 25/1, ông sẽ là khách mời chính tham dự lễ duyệt binh nhân Ngày Cộng hòa của Ấn độ, và dự kiến ông sẽ không thăm bất kì nước nào khác trước khi trở về Washington.

Hồi tháng trước, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương Daniel Russel phát biểu: “Điều lôi cuốn tôi và các đồng nghiệp thực tế là những gì Thủ tướng Modi đã làm để xây dựng từ “chính sách nhìn về phía Đông” chuyển sang chính sách “ hành động về phía Đông”.

Trong lời nói và việc làm, ông ấy đã thể hiện quan tâm đến sự tham gia của Ấn Độ trong suy nghĩ và trong các vấn đề của khu vực rộng lớn hơn. Đó là điều rất đáng được hoan nghênh.

Washington đã không giấu giếm sự chán ghét của mình đối với Rajapaksa, người bị chỉ trích vì tham nhũng và gia đình trị. Tuy nhiên, cho đến năm ngoái Ấn Độ vẫn không tỏ ra dứt khoát, có thể vì lo ngại sẽ đẩy ông này thậm chí xích lại gần hơn với Trung Quốc.

Nhưng điều này đã thay đổi hồi tháng 9/2015 khi Rajapaksa cho phép một tàu ngầm Trung Quốc cập cảng ở Colombo mà không thông báo cho Ấn Độ theo một thỏa thuận giữa hai bên. Đó là giọt nước tràn ly, một nhà ngoại giao cấp cao Ấn Độ nói với Reuters.

“Ông ta nói với Modi: Lần tới tôi sẽ thông báo “, lời hứa này đã tiếp tục bị phá vỡ khi chiếc tàu ngầm Trung Quốc lại ghé qua Colombo trong tháng 11.

Trong quá trình chuẩn bị cho cuộc bầu cử ngày 8/1 vừa qua, Ấn Độ đã thống nhất được các phe đối lập vốn rất hay chia rẽ ở Sri Lanka, và các nhà ngoại giao cho rằng vì lí do này, trưởng cơ quan tình báo của Ấn độ đã bị trục xuất.

Sau cuộc bầu cử tháng 11, Sri Lanka cho biết sẽ xem xét lại một thỏa thuận với Trung Quốc trị giá 1,5 tỉ USD để xây dựng một khu đô thị rộng 233 ha nhìn xuống khu cảng phía nam Colombo. Theo dự án ban đầu, Trung Quốc có toàn quyền sử dụng quỹ đất này, đây là một mối quan ngại đặc biệt đối với Ấn Độ, điểm đến của phần lớn các chuyến vận tải đường biển qua ngả Colombo.

Thủ tướng Narendra Modi đang tìm kiếm những tin tức tốt như vậy ở những nơi khác của vùng Nam Á. Ông đã đến thăm Nepal hai lần, trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ công du nước này trong 17 năm qua và đã ký kết hàng loạt dự án vốn đã bị trì hoãn trong một thời gian dài. Cần lưu ý rằng Nepal, quốc gia vùng Himalaya, được coi là vùng đệm giữa Trung Quốc và Ấn độ.

Ấn Độ cũng đã nhảy vào một dự án trị giá 8 tỉ USD xây dựng một cảng nước sâu mà Bangladesh muốn phát triển ở Sonadia vịnh Bengal. Tập đoàn Adani thân cận với ông Modi đã nộp hồ sơ dự thầu từ tháng 10/2014 trong khi trước đó nhà thầu Trung Quốc, công ty Cơ khí Harbour, vốn là công ty đi đầu trong việc bỏ thầu.

Richard Rossow, học giả từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) bình luận: “Thủ tướng Narendra Modi muốn can dự vào các vấn đề dài hạn trải rộng ra ngoài biên giới Ấn Độ, trong đó có vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông, vấn đề Bắc Triều Tiên hay tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Iraq và Syria. Đó chính là khi người ta phải nhìn nhận Ấn Độ như một quốc gia giúp bảo đảm an ninh khu vực hay an ninh toàn cầu.

BDN

RELATED ARTICLES

Tin mới