Báo Hồng Công “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” cuối
tuần đăng bài viết “Conspicuous quiet on South China Sea” của Greg
Torode cho rằng, tại chuyến thăm Mỹ, trong những đánh giá của Chủ tịch Trung
Quốc Hồ Cẩm Đào về các quan ngại an ninh đối với Bắc Kinh, việc Biển Đông không
được đề cập đến là điều đáng chú ý và càng tăng thêm tình trạng “nhập nhằng”
mang tính chiến lược của Trung Quốc với vấn đề này.
tả Biển Đông như một trong những “lợi ích cốt lõi” của quốc gia này và nhấn
mạnh “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với vùng biển mang tính chiến lược
cao. Nhưng quan điểm đó chưa bao giờ được khẳng định trong một tuyên bố hay văn
kiện chính thức nào. Phát biểu của Hồ Cẩm Đào cũng vẫn giữ tính kín đáo đó với
Biển Đông khi chỉ lặp lại quan điểm cũ của Bắc Kinh rằng các vấn đề Đài Loan,
Tây Tạng liên quan đến “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đại diện
cho các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.
Các phái viên và giới phân tích khu vực đã chờ
đợi vấn đề Biển Đông được nêu ra trong chuyến thăm Mỹ của Hồ Cẩm Đào. Những
hành động của Trung Quốc trong năm ngoái đã gây lo ngại sâu sắc ở Đông Nam Á và
các lo ngại này giúp Mỹ đạt được mục tiêu tái can dự với khu vực. Tháng 7/2010,
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ có “lợi ích quốc gia” trong cố gắng
giải quyết một cách hòa bình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông giữa Trung Quốc
và 4 quốc gia khác. Trung Quốc, vốn từ lâu muốn theo cách giải quyết “một-một”
với từng quốc gia tranh chấp, liên tục bày tỏ quan ngại về các động cơ của
Oasinhtơn.
Trong khi vấn đề Biển Đông không được nêu công
khai trong chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào, các quan chức Mỹ được cho là sẽ thể hiện
những quan ngại của họ trong các cuộc trao đổi. Ernest Bower, nhà phân tích tại
Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược tại Oasinhtơn, nhận xét: “Dù Trung
Quốc không muốn thảo luận với Mỹ về Biển Đông, các nhà hoạch định chính sách Mỹ
chắc chắn vẫn sẽ nêu vấn đề này”.
Hiện Biển Đông đã “hạ nhiệt” phần nào khi Trung
Quốc và các quốc gia trong khu vực đối thoại về một bộ quy tắc ứng xử giúp giữ
vùng biển này hòa bình hướng đến một dàn xếp cuối cùng. Một nhà ngoại giao Đông
Nam Á giấu tên đánh giá: “Đương nhiên tất cả hài lòng khi chứng kiến hai siêu
cường Mỹ, Trung ít nhất đã đối thoại, cam kết hợp tác và nhất trí thu hẹp những
bất đồng. Nhưng điểm mấu chốt là về dài hạn, Trung Quốc muốn Mỹ rời khỏi Đông Á
trong khi Mỹ và các đồng minh lại muốn thấy sự hiện diện thường xuyên của
Oasinhtơn ở khu vực này. Và về ngắn hạn, Biển Đông là nơi mà một phần những câu
hỏi đó sẽ biến thành thách thức thực sự”. Lấy ví dụ, các quan chức ngoại giao
và quân sự Trung Quốc ngày càng phản đối các hoạt động hải quân Mỹ ngoài khơi
gần với Trung Quốc mà các hoạt động đó sẽ ngày càng liên quan đến Biển Đông khi
Hạm đội 7 của Mỹ theo dõi căn cứ tàu ngầm mang tính nhạy cảm cao của Quân Giải
phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt ở đảo Hải Nam.
Bên cạnh đó, Mỹ đang phát triển một quan hệ chiến
lược với Việt Nam
mà dự kiến sẽ dẫn tới kết quả là nhiều hoạt động hải quân chung hơn được tiến
hành. Các quan chức Lầu Năm Góc cũng đã nói rằng mỗi khi Trung Quốc phản đối
việc Mỹ sử dụng các quyền tự do hàng hải tại các vùng biển mà Oasinhtơn coi là
vùng biển quốc tế, Mỹ không còn lựa chọn nào ngoài tăng cường các cuộc tuần tra
hải quân.
Một quan chức hải quân Đông Á đánh giá: “Các hội
nghị, cuộc gặp thượng đỉnh diễn ra rồi kết thúc. Nhưng những triển khai hải
quân luôn chỉ tăng lên mà thôi. Đó là thực tế ở khu vực này trong vài năm tới”.
buổi sáng)