Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiVì sao Philippines phản đối đường lưỡi bò?

Vì sao Philippines phản đối đường lưỡi bò?

titleNgày 5/4/2011, sau gần hai năm, phái đoàn
thường trực của Philippins tai Liên hợp quốc đã gửi Công hàm bác bỏ tấm bản đồ
nêu trên. Tại sao Philippins lại lên tiếng vào thời điểm này và Công hàm của
Philippins có những đóng góp gì mới cho tiến trình giải quyết hòa bình các
tranh chấp ở Biển Đông.

Cuối cùng, Philippins, một trong những nước chịu ảnh hưởng trực
tiếp nặng nề nhất của tấm bản đồ đường lưỡi bò của Trung Quốc đã lên tiếng. Tấm
bản đồ này được đính kèm Công hàm số CML/17/2009 và CML/18/2009 ngày 7/5/2009
của Phái đoàn thường trực CHND Trung Hoa lần đầu tiên gửi Liên hợp quốc để phản
đối hồ sơ chung của Việt Nam và Malaysia và hồ sơ riêng của Việt Nam về ranh
giới ngoài thềm lục địa.

Ngày 5/4/2011, sau gần hai năm, phái đoàn thường trực của
Philippin tai Liên hợp quốc đã gửi Công hàm bác bỏ tấm bản đồ nêu trên. Tại sao
Philippins lại lên tiếng vào thời điểm này và Công hàm của Philippins có những
đóng góp gì mới cho tiến trình giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông.
Bài viết này sẽ sơ bộ tìm hiểu hai câu hỏi trên.

Vì sao Philippins lên tiếng

So với Việt Nam và Trung Quốc, Philippin
nhảy vào tranh chấp quần đảo Trường Sa muộn và yêu sách đưa ra được dựa trên
những cơ sở pháp lý không đủ mạnh. Philippin cũng không phải là quốc gia có
tiềm lực về quốc phòng và thường phải dựa trên cái ô của Mỹ. Năm 1951,
Philippin mới bắt đầu nghĩ đến việc mở rộng ảnh hưởng ra quần đảo Trường Sa và
bắt đầu xây dựng các lập luận như ủng hộ việc chiếm hữu tư nhân "Đất tự
do" của Thomas Cloma; quần đảo Trường Sa là "Đất vô chủ" trừ đảo
Trưởng Sa Pháp tuyên bố chủ quyền trong Công báo năm 1938; do tính kế cận của
khu vực này đối với quốc gia quần đảo Philíppin; do khu vực này tạo thành phần
rìa lục địa cho quần đảo Philippin; lý do an ninh quốc phòng dẫn tới sự cần
thiết chiếm đóng và kiểm soát thực sự của Philippin…[1].

Tới năm 1978, bằng Sắc lệnh N 1596 ngày 11/6/1978  của Tổng
thống, Philippin tuyên bố ranh giới một vùng mới gọi là Kalayaan (Đất Tự do –
viết tắt tên tiếng Anh là KIG), nằm bên ngoài giới hạn hiệp ước lịch sử 1898,
bao trùm hầu hết quần đảo Trường Sa trừ đảo Trường Sa. Tất nhiên yêu sách này
của Philippin đã bị các quốc gia liên quan phản đối. Các lập luận đất vô chủ,
tính kế cận, yếu tố an ninh quốc phòng, hay sự kéo dài tự nhiên của rìa lục địa
bên ngoài máng sâu Palawan đã lần lượt bị sự phát triển của luật quốc tế, luật
biển quốc tế cũng như các bình luận phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế
và thực tiễn quốc tế đưa vào trạng thái "đèn đỏ".

alt
Quần đảo
Trường Sa, Biển Đông

Năm 1995, Philippin là nước thứ hai trong khu vực phải nếm trải
sức mạnh quân sự của người khổng lồ phương Bắc. Philippin đã tích cực đưa ra
nhiều đề xuất giải quyết hòa bình các xung đột từ đưa tranh chấp ra trước Tòa
án quốc tế đến sáng kiến ký Bộ Luật ứng xử Philippin-Trung Quốc tháng 8/1995,
rồi đồng tác giả với Việt Nam dự thảo Bộ luật ứng xử ASEAN-Trung Quốc
1999-2002, ký két Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển
Đông 2002, chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học Việt Nam-Philippin JOMRSE.

Ngày 1/9/2004 Philippin cho Công ty dầu
khí quốc gia PNOC ký kết Hiệp định thăm dò địa chấn Trường Sa với Công ty dầu
khí ngoài khơi Trung Quốc CNOOC.  Các nguồn tin nội bộ của Philippin sau
này cho biết Hiệp định này được ký kết để đánh đổi một số dự án viện trợ từ
Trung Quốc và được phe đối lập coi như một sự vi phạm Hiến pháp cũng như bán rẻ
những người anh em ASEAN.[2] Do sự phản đối của Việt Nam, Hiệp định
này đã bị bác bỏ và Thỏa thuận ba Công ty dầu khí quốc gia PREOVIETNAM, PNOC và
CNOOC đã được ký kết và thực thi trong giai đoạn 2005-2008. Bên cạnh việc đẩy
mạnh các hoạt động quản lý thực tế, Philipin cũng tìm cách cải thiện lập luận
pháp lý của mình.

Sau những tranh luận nội bộ gay gắt về
việc nên hay không nên đưa quần đảo Trường Sa và bãi cạn Hoàng Nham vào trong
đường cơ sở quốc gia quần đảo, ngày 10/3/2009, Tổng thống Arroyo đã ký Luật
cộng hoà RA 9522 xác định đường cơ sở mới của Philíppin và quản lý Trường Sa và
bãi cạn Hoàng Nham theo "quy chế đảo"[3].
Tháng 8/2009, Philippin phản đối hồ sơ chung Việt Nam
và Malaysia và hồ sơ riêng
của Việt Nam
về ranh giới ngoài thềm lục địa vì chúng có một phần chồng lấn lên yêu sách của
Philippin. Điều đáng nói ở đây là Philippin đã không đáp ứng đề nghị tham gia
hồ sơ chung Việt Nam-Malaysia trước đó.

Các động thái của Philippin phần nào cho
thấy sự e ngại và phụ thuộc vào người khổng lồ phương Bắc. Thế nhưng sự nhún
nhường hay đi đơn lẻ của Manila không ngăn nổi các hoạt động ngày càng cứng rắn
của Trung Quốc trước Chính phủ mới của TT Benigno Aquino, thay thế TT Arroyo,
người được đánh giá thân Bắc Kinh.[4].
Sau vụ hai tàu hải quân Trung Quốc xua đuổi một tàu thăm dò dầu khí cho
Philippines ở vùng Bãi Cỏ Rong tháng 3/2011 mà Manila xác định là thuộc chủ
quyền của mình đến 30/3/2011 là án tử hình Bắc Kinh giành cho  ba công dân
Philíppin vì tội buôn lậu ma túy.

Một tháng trước cuộc thăm chính thức của
TT Philippin tới Bắc Kinh ngày 23-25/5/2011 là dịp để Philippin khẳng định quan
điểm độc lập của mình trước sức ép của Trung Quốc, tạo thế chủ động trong hội
đàm? Đồng thời sự "cứng lên" của Philippin cũng nhằm giải quyết phần
nào những bất đồng nội bộ trong nhìn nhận một số vấn đề quốc tế như việc gộp
hay không KIG vào đường cơ sở quần đảo. Philippin đang cần năng lượng trong đó
dầu khí ở Bãi Cỏ Rong được coi là niềm hy vọng. Philippin thấy rằng quyền lợi
của mình chỉ có thể được bảo đảm trong tình đoàn kết với các nước ASEAN. Hơn
nữa quan hệ Manila và Washington
ngày càng chặt chẽ trở lại, đặc biệt là trong lãnh vực quân sự.[5] Nguyên tắc "Đất thống trị
biển" được nhắc đến trong Công hàm ngày 5/4/2011 của Philippin và Ngoại
trưởng Mỹ Hilary Clinton tại ARF 17, Hà Nội  2010 là cùng nội dung với
cách thể hiện khác nhau. Ngày 8/3/2011 trong hội đàm với TT Indonesia, TT
Benigno Aquino phát biểu: "Vì nếu chúng ta hành động đơn phương, sẽ
không giải quyết được vấn đề. Hy vọng rằng, với quan điểm coi đây là vấn đề
quan tâm chung, một cơ hội chung, chúng ta sẽ có thể tiến lên phía trước trong
việc sử dụng nguồn tài nguyên ở khu vực đặc biệt này nhằm tạo lợi ích cho tất
cả các nước tuyên bố chủ quyền
".

Sau Công hàm của Việt Nam,
Malaysia ngày 8/5/2009, của Indonesia
ngày 8/7/2010, Philippin đã hòa chung tiếng nói của các nước ASEAN trong việc
bác bỏ đường lưỡi bò vô lý trong Biển Đông. Đây cũng là dịp Philippin điều
chỉnh lập luận của mình cho phù hợp với luật quốc tế và tránh những sai lầm
chiến lược trong quá khứ. Nếu đến hạn ngày 13/5/2009, Philippin cùng tham gia
trình hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa với Malayssia và Việt Nam hay trình
hồ sơ riêng thì vị thế của Philippin đã khác. Philippin cũng nhìn nhận thấy
rằng chỉ có Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 mới là công cụ hợp
pháp và duy nhất để giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, bảo đảm lợi ích công
bằng cho các nước trong đó có Philippin.

Phân tích Công hàm ngày 5/4/2011

Công hàm có mục tiêu rõ ràng là bình luận
về tấm bản đồ đính kèm Công hàm số CML/17/2009 và CML/18/2009 ngày 7/5/2009 của
Phái đoàn thường trực CHND Trung Hoa và lời khẳng định trong các Công hàm nêu
trên "đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo
trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền
và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của
chúng
.." và "được quốc tế biết đến rộng rãi".

Thực tế đường lưỡi bò không chỉ bao lấy các đảo và vùng nước quần
đảo Trường Sa mà đã chạy sát Palawan, phủ lên một phần vùng nước mà Manila cho rằng mình có chủ quyền. Công hàm Philippin đưa
ra ba điểm:

1) Nhóm đảo Kalayaan KIG là một phần không tách rời của Philippines,
rằng nước này có chủ quyền và quyền tài phán với các đặc trưng địa chất trong
Nhóm đảo Kalayaan KIG đó.

2) Philippin, theo nguyên tắc đất thống trị biển, thực hiện chủ
quyền và quyền tài phán một cách cần thiết trên vùng nước xung quanh hoặc kế
cận đối với mỗi đặc trưng địa chất liên quan trong Nhóm đảo Kalayaan KIG theo
quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Phạm vi của các
vùng nước kế cận các đặc trưng địa chất có liên quan được định nghĩa và xác
định theo UNCLOS, đặc biệt điều 121 Chế độ các đảo.

3) Chính vì các vùng nước kế cận các đặc
trưng địa chất có liên quan được định nghĩa và là đối tượng của các tiêu chuẩn
pháp lý và kỹ thuật nên yêu sách của CHND Trung Hoa tại hai Công hàm số
CML/17/2009 và CML/18/2009 ngày 7/5/2009 "đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy
biển và thềm lục địa
 của
chúng" bên ngoài
 các
đặc trưng địa chất
 nói
trên trong Nhóm các đảo Kalayaan KIG và các vùng nước kế cận của chúng  sẽ
 "không có cơ sở theo luật  quốc tế, đặc biệt là
UNCLOS. Đối với các khu vực này, chủ quyền, quyền tài phán hay quyền chủ quyền,
trong trường hợp này, nhất thiết quy thuộc hoặc thuộc quốc gia ven biển thích
hợp hoặc quốc gia quần đảo Philippin – các vùng nước cũng như đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của chúng thuộc về quốc gia đó hoặc theo bản chất pháp lý của
Lãnh hải, hoặc của vùng đặc quyền 
kinh tế 200 hải lý, hoặc của thềm lục địa phù hợp
với các điều 3,4, 55,57 và 76 của UNCLOS
 ".

Phân tích ba điểm đã nêu trong Công hàm ngày 5/4/2011 của
Philippin có thể đi đến những nhận xét sơ bộ sau:

1.   Philippin tái khẳng định chủ quyền và quyền tài
phán của mình đối với các đặc trưng địa chất trong Nhóm đảo Kalayaan KIG 
được coi là một phần không tách rời của Philippines,. Tuy nhiên tuyên bố
lần này có những khác biệt với các văn bản trước.

Thứ nhất, trong Sắc lệnh năm 1978,
Philippin yêu sách: " nhóm
đảo KIG… bao gồm tất cả đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, rìa lục địa và vùng
trời sẽ thuộc và là đối tượng của chủ quyền của Philippin. Khu vực này tạo
thành một quận riêng và tách rời của thủ phủ của tỉnh Palawan
và được biết với tên gọi Kalayaan
", nghĩa là toàn bộ các đảo và các
vùng nước nằm trong ranh giới KIG tự vạch với đầy đủ các tọa độ. Công hàm ngày
5/4/2011 chỉ yêu sách chủ quyền của các đảo đá như một phần không tách rời của
Phillipines. Vấn đề vùng nước được tách rời ra và theo logic của những điểm
tiếp theo, sẽ chỉ có một phần vùng nước trong ranh giới cũ của KIG chứ không
phải toàn bộ vùng nước trong đó được yêu sách. Điều này được bổ sung bằng điểm
2 của Công hàm giúp phân biệt hai vấn đề: chủ quyền và quyền tài phán đối với
các đặc trưng địa lý và chủ quyền, quyền tài phán và quyền chủ quyền đối với
các vùng biển. Nó sẽ giúp cộng đồng thế giới hiểu rõ hơn về hai dạng tranh chấp
đảo và biển ở Biển Đông mà Philippin là một bên yêu sách.

Thứ hai, thuật ngữ "đảo" trong Sắc lệnh 1978 đã được
thay bằng "đặc trưng địa chất" có thể hiểu bao gồm đảo, đá, bãi cạn
nửa nổi nửa chìm để phù hợp với giải thích quy chế đảo trong điều 121 của
UNCLOS. Thứ ba, quốc gia quần đảo này không nhắc đến các lý do về tính tiếp
giáp hay an ninh quốc phòng làm cơ sở cho yêu sách của mình đối với các vùng
nước  như trong Sắc lệnh 1978. Thứ tư, ranh giới của KIG cũng không được
nhắc lại. Điều này sẽ liên quan đến phân tích trong điểm 2 tiếp theo.

2.    Philippin đã có bước chuyển khi nhấn mạnh
nguyên tắc "Đất thống trị biển" để yêu sách các vùng biển. Nguyên tắc
này đã được khẳng định bởi Tòa án quốc tế trong Vụ thềm lục địa Biển Bắc 
năm 1969 và thực tiễn tài phán cũng như thực tiễn quốc tế. Nó cũng được thể
hiện rõ trong tinh thần của điều 2, 55, 76 của UNCLOS. Chủ quyền của quốc gia
ven biển được mở rộng ra vùng biển tiếp liền mà phạm vi vùng biển đó do UNCLOS
quy định với sự thừa nhận chung của cộng đồng quốc tế. Có nghĩa chỉ khi quốc
gia xác lập được chủ quyền trên đất thì chủ quyền đó mới mang lại các quyền
được mở rộng ra trên biển mà không phải ngược lại: vẽ một đường yêu sách trên
biển và cho rằng tất cả những gì trong đó là thuộc chủ quyền của mình. Các vùng
biển xung quanh hoặc kế cận với các đặc trưng địa chất trong quần đảo Trường Sa
là lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa sẽ phụ thuộc vào thỏa
thuận của các bên tranh chấp khi xác định quy chế của từng đảo đá theo điều 121
của UNCLOS.

Ngay trong phần mở đầu của Điểm 2 Công hàm, Philippin nói về vùng
nước tiếp giáp của các đảo và các đặc trưng địa chất (ở đây là cách ám chỉ các
đá theo điều 121.3 của UNCLOS và các bãi cạn nửa nổi nửa chìm ?). Tiếp đó việc
sử dụng các từ "vùng nước xung quanh" và "vùng nước tiếp giáp.
Từ  thực tế quần đảo Trường Sa, nếu đảo đá muốn có vùng nước xung quanh
trọn vẹn thì đó chỉ có thể là lãnh hải 12 hải lý.

Khái niệm "vùng nước tiếp giáp" ở đây có thể được hiểu
là lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế tiếp giáp với các đảo tùy theo từng trường
hợp và không phải là vùng nước xung quanh. Như vậy ngay trong ranh giới cũ của
KIG mà Manila yêu sách chủ quyền sẽ có khả
năng giữa các đảo đá có tồn tại các vùng biển thuộc chủ quyền (lãnh hải), quyền
chủ quyền hoặc quyền tài phán (đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa) của một
(hay nhiều) quốc gia ven biển khác. Một cách đơn giản, Công hàm Philippin thể
hiện quan điểm tách biệt hai dạng tranh chấp: tranh chấp chủ quyền và tranh
chấp vùng biển.

Trong tranh chấp vùng biển, tùy thuộc vào quy chế đảo mà các bên
có thể chấp nhận sẽ tồn tại ba khả năng:

1) các đảo đá của KIG chỉ có lãnh hải 12 hải lý;

2) các đảo đá này có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng;

3) một số đảo đá chỉ có lãnh hải và một số đảo đá khác có thể có
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Từ đó, các đảo ở KIG có thể được gộp vào đường cơ sở quần đảo mở
rộng của Philippin hoặc chúng được tách riêng và quản lý theo quy chế đảo hoặc
đá theo Luật đường cơ sở ngày 10/3/2009 tùy thuộc từng đặc trưng địa chất này
có được chỉ lãnh hải 12 hải lý hay có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý hoặc
thềm lục địa riêng. Là  quốc gia quần đảo duy nhất trong tranh chấp và lại
ở gần các vị trí đảo tranh chấp nhất. Philippin có lý do để tận dụng vị thế đó
nhằm kéo các đặc trưng địa chất KIG vào đường cơ sở quần đảo. Thế nhưng nếu theo
đúng các quy định pháp lý và kỹ thuật của UNCLOS tỷ lệ nước trên đất của KIG sẽ
lớn hơn 9:1. Thể hiện theo điểm 2 sẽ giúp Philippin trang trải được những cuộc
tranh cãi nội bộ, mâu thuẫn giữa tình cảm chủ nghĩa dân tộc và lý trí cần tuân
thủ UNCLOS. Chấp nhận nguyên tắc đất thống trị biển có nghĩa là Philippin phủ
nhận tất cả các đường yêu sách không dựa trên các quy định pháp lý và kỹ thuật
của UNCLOS. Điều này đúng với đường yêu sách lưỡi bò của Trung Quốc cũng như
đường yêu sách của Malaysia
và chính đường ranh giới KIG của Philippin. Các đường này là không có cơ sở
pháp lý rõ ràng.

Đến đây có thể hiểu tại sao Philippin không nhắc lại ranh giới KIG
mà chỉ là các địa trưng địa chất trong KIG. Tuy nhiên, sẽ có sự mâu thuẫn trong
điểm 1 và 2 của Philippin. Đưa ra ranh giới là một biện pháp kỹ thuật để nêu
yêu sách các đặc trưng địa chất trong phạm vi đó mà không cần phải liệt kê tên
từng đảo đá và quy chế của chúng. Bác bỏ ranh giới thì đặc trưng địa chất nào Manila yêu sách vẫn sẽ là câu hỏi.

Khác với Việt Nam và Malaysia gián tiếp thể hiện các đặc trưng địa
chất của quần đảo Trường Sa nên có lãnh hải 12 hải lý, Manila vẫn duy trì một
sự không rõ ràng nhằm trù tính cho những bước đi chưa hình dung được trong
tương lai. Song việc tuân thủ nguyên tắc "đất thống trị biển" đã có
thể coi là một bước tiến rất gần với nguyên tắc xác lập chủ quyền bằng chiếm
hữu thực tế và tinh thần duy trì status quo trong Tuyên bố DOC 2002 giữa ASEAN
– Trung Quốc vì ổn định, hòa bình, và hợp tác phát triển ở Biển Đông.

3.   Trong Điểm 3 của Công hàm,
Philippin dẫn ra kết luận logic mà chúng ta có thể suy ra được ngay từ Điểm 2.
Nếu theo đúng luật quốc tế và UNCLOS thì đường đứt khúc 9 đoạn và mọi đường yêu
sách khác không đáp ứng các tiêu chuẩn pháp lý và kỹ thuật của UNCLOS đều không
có cơ sở pháp lý để tồn tại. Công hàm nhắc đến hiệu quả của kết luận này đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy
biển và thềm lục địa
 của
chúng" bên ngoài
 các
đặc trưng địa chất
 nói
trên trong Nhóm các đảo Kalayaan KIG và các vùng nước kế cận của chúng"
 Điều này không có nghĩa là Philippin
chỉ phản đối một phần đường lưỡi bò liên quan trực tiếp đến Nhóm đảo KIG mà
toàn bộ đường lưỡi bò trong Biển Đông.

Do chưa thể xác định được tên cụ thể của các đặc trưng địa chất
trong ranh giới cũ của Nhóm đảo KIG cũng như quy chế của các đặc trưng địa chất
này (chỉ có lãnh hải, hay có lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng)
nên vấn đề phân định biển giữa các quốc gia ở Biển Đông cũng chưa thể được giải
quyết. Công hàm Philippin không nói đến hiệu lực của các đặc trưng địa chất
"nằm ngoài KIG" như đảo Trường Sa.

Tuy nhiên trong logic của nguyên tắc "Đất thống trị
biển" và các yêu cầu pháp lý và kỹ thuật của UNCLOS mà Philippin thừa nhận
trong điểm 1 và 2 thì đảo Trường Sa cũng là một đặc trưng địa chất giống như
các đặc trưng địa chất khác của quần đảo và phải được xem xét theo quy chế của
điều 121.3

Trong trường hợp tối thiểu các đảo đá ở quần đảo Trường Sa chỉ có
lãnh hải 12 hải lý thì các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo trong khu vực
này sẽ phải bàn nhau về việc xác định hay phân chia ranh giới ngoài thềm lục
địa có khả năng mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ven
biển hay quốc gia quần đảo hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2500m. Trong
trường hợp này, Philippin sẽ hơi bị yếu thế do sự hiện diện của máng sâu Palawan ở phía Tây.

Trong trường hợp tối đa, một số đảo có thể có vùng đặc quyền kinh
tế hoặc thềm lục địa thì việc phân định biển sẽ phải tính đến khoảng cách từ
điểm đó đến bờ biển của quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo tùy thuộc đảo
đó được xác định chủ quyền thuộc bên nào. Các vùng biển này có bản chất pháp lý
từ nguyên tắc "Đất thống trị biển" phù hợp với các điều 3,4 (Lãnh
hải), 55, 57 (đặc quyền kinh tế) và 76 (thềm lục địa).

Việc phân định không thể được tiến hành từ
những đường yêu sách không có cơ sở pháp lý từ nguyên tắc "Đất thống trị
biển" như đường lưỡi bò. Vì vậy Philippin khẳng định các vùng biển này
"nhất thiết quy thuộc hoặc thuộc quốc gia ven biển thích hợp hoặc quốc
gia quần đảo Philippin – các vùng nước cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển của chúng thuộc về quốc gia đó hoặc theo bản chất pháp lý của Lãnh hải,
hoặc của vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hoặc của thềm lục địa phù hợp với
các điều 3,4, 55,57 và 76 của UNCLOS
 ". Cách thể hiện ở điểm 3 cũng cho thấy
Philippin hoàn toàn để ngỏ khả năng có thể tham gia hay tự đệ trình hồ sơ ranh
giới thềm lục địa ở Biển Đông và đàm phán phân định biển với các nước trên cơ
sở thỏa thuận duy trì nguyên trạng.

Tóm lại, Công hàm ngày 5/4/2011 của Philippin dù có cách trình bày
phức tạp, với nhiều thuật ngữ pháp lý khó hiểu cũng làm sáng tỏ thêm một số
khía cạnh trong lập trường của Philippin về vấn đề Biển Đông:

–         Mọi biện pháp
giải quyết tranh chấp ở Biển Đông phải tuân thủ dựa trên cơ sở của Công ước
Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

–         Mọi đường yêu
sách không từ nguyên tắc "Đất thống trị biển", không đáp ứng các yêu
cầu pháp lý và kỹ thuật của UNCLOS đều vô giá trị, đặc biệt là đường lưỡi bò
trong Biển Đông.

–         Có hai dạng
tranh chấp ở Biển Đông: tranh chấp chủ quyền trên các đăc trưng địa lý và tranh
chấp vùng biển được xác định căn cứ vào quy chế của từng đặc trưng địa lý theo
điều 121.3 của UNCLOS. Xu thế đa phần nếu không phải là tất cả các đảo đá trong
quần đảo Trường Sa chỉ có lãnh hải 12 hải lý.

–         Việc xác định
các vùng biển của các đảo đá theo quy chế điều 121.3 của UNCLOS sẽ quyết định
vấn đề phân định biển giữa các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo quanh
quần đảo Trường Sa. Đồng thời nó cũng gợi mở khả năng các nước quanh quần đảo
Trường Sa phải ngồi với nhau để thỏa thuận về ranh giới ngoài thềm lục địa kéo
dài tự nhiên từ bờ biển lục địa và quốc gia quần đảo nếu các đảo đá chỉ có lãnh
hải 12 hải lý.

Việc khẳng định KIG thuộc chủ quyền của Philippin là vi phạm chủ
quyền của Việt Nam
trên quần đảo Trường Sa. Song nhìn từ góc độ tích cực thì  Công hàm ngày
5/4/2011 đã đóng góp lớn trong bác bỏ mọi đường yêu sách quá đáng không trên cơ
sở UNCLOS. Nó cũng thể hiện tình đoàn kết giữa các nước ASEAN hình thành một
lập trường chung: Mọi tranh chấp tại Biển Đông đều cần phải giải quyết trên cơ
sở luật quốc tế, đặc biệt Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc. Công hàm
đã góp phần thúc đẩy các Bên nỗ lực tìm tiếng nói chung, trước tiên là thúc đẩy
việc thực hiện Tuyên bố DOC, tiến đến một Bộ Quy tắc ứng xử của các Bên trên
Biển Đông, tạo khung pháp lý để trao đổi một cách khách quan và thành thật về
quy chế các đảo đá của các quần đảo ở Biển Đông, một trong những chìa khóa then
chốt để giải quyết hòa bình các tranh chấp Biển Đông.

VIỆT LONG

—————————————————

1] Xem Nguyễn Hồng Thao, Luật pháp quốc tế và
chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, …

[2] Brian Wain, ASEAN: "Manila’s
Bungle in the South China Sea", Far
Eastern Economic Review, January – February 2008.

Probe Gloria Treason – "Sellout" of sovereignty seen for
dirty

Chinese loans, Malaysia,
29 February, 2008.

[3] AFP – Manila March 11, 2009.

[4] "Quan hệ Trung Quốc – Philippin bước
vào thời kỳ khó khăn", Nghiên cứu Biển Đông,http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/1365-quan-he-trung-quoc-philippin-buoc-vao-thoi-ky-kho-khan,
ngày 14/4/2011

[5] (AFP 15/4) Philippines to boost Spratly
patrols, Philippin sử dụng tàu hải quân Mỹ…

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

Comments are closed.

Tin mới