Sau khi hoàn thành sứ mệnh tiêu diệt IS tại Sirya, Nga đã tuyên bố rút quân để chính quyền thân Nga chủ động trong việc tái thiết đất nước. Mỹ chưng hửng trước động thái này của Nga.
Phái đoàn quân sự Nga đang công tác tại Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Còn Trung Quốc lại loay hoay trong việc ứng xử với Triều Tiên. Vừa muốn ngấm ngầm giúp Triều Tiên, vừa e ngại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đành tuyên bố đóng cửa cây cầu duy nhất nối liền giữa Trung Quốc và Triều Tiên.
Mỹ sau khi lép vế với Nga ở Sirya lại buộc phải xuống thang với Triều Tiên, muốn quay lại đàm phán. Trong khi đó Nga đã rảnh tay ở Trung Đông lại quay về giải quyết vấn đề Triều Tiên.
Ngày 12/12, một phái đoàn quân sự của Nga đã đến thăm Triều Tiên trước sự bất ngờ của cả Trung Quốc và Mỹ. Phái đoàn của Bộ Quốc phòng Nga do ông Victor Kalganov, Phó Giám đốc Trung tâm Chỉ huy Quốc phòng Nga, dẫn đầu. Tuy mục đích của chuyến thăm không được tiết lộ, nhưng cùng thời điểm này Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố đang tận dụng “mọi cơ hội đối thoại trực tiếp” với sự hỗ trợ của Bộ Quốc phòng Nga.
Trong khi Trung Quốc cắt bớt quan hệ với Triều Tiên thì ngày 13/12, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergay Ryabkov thể hiện rõ quan điểm của Nga là: “Triều Tiên là láng giềng của chúng tôi, chúng tôi phải phát triển quan hệ với quốc gia này. Các cuộc đối thoại chính trị cực kỳ quan trọng”. Còn Phó Chủ tịch Hội đồng Công thuộc Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố: “Mục đích của các nỗ lực ngoại giao, quân sự, chính trị rất rõ ràng: Tất cả các bên cần quay trở lại bàn đàm phán, ngăn chặn các hành động khiêu khích, đe doạ, phô diễn sức mạnh”.
Quan điểm của Nga đã rất rõ ràng, còn Mỹ thì Bộ trưởng Ngoại giao vừa tuyên bố muốn đàm phán với Triều Tiên vô điều kiện nhưng ngay sau đó lại bị Nhà Trắng phủ nhận tuyên bố trên không phải là quan điểm của Mỹ. Rõ ràng Mỹ đang rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Một lần nữa Mỹ lại lúng túng hơn trước quan hệ Nga-Triều.
Đối với Trung Quốc vừa công khai ngăn chặn Triều Tiên vừa ngấm ngầm để Triều Tiên đối đầu với Mỹ. Vì thế, Trung Quốc không đưa ra tuyên bố minh bạch nào. Họ vừa muốn tạm thời hoà hoãn với Nga nhưng cũng không muốn Nga là lực lượng có thể can thiệp vào vấn đề Triều Tiên. Trung Quốc chỉ muốn Triều Tiên mãi mãi là đồng minh của riêng họ, là con bài để mặc cả với Mỹ và Nga.
Nay, Triều Tiên đã có vũ khí hạt nhân ngang với Trung Quốc và tỏ thái độ không hoàn toàn tuân thủ, trông cậy vào Trung Quốc và quay sang thân thiện với Nga nhất là sau khi Nga thành công trong việc hỗ trợ chính phủ Sirya và không áp đặt điều kiện. Điều này đang thực sự làm cho Trung Quốc đau đầu và lúng túng. Dù Trung Quốc muốn vươn lên thành quốc gia số một Thế giới, nhưng cách họ đối xử với các nước láng giềng như Triều Tiên thì họ vẫn phải đứng sau Mỹ và Nga.