Xây dựng đất nước từ sức mạnh trên biển là truyền thống của Mỹ, khi bắt đầu lập quốc, họ đã rất coi trọng tự do đi lại trên biển. Ngay từ năm 1776, Mỹ đã đưa ra nguyên tắc tàu thuyền được tự do chở hàng hóa, đây cũng là tuyên bố chính thức đầu tiên về nguyên tắc tự do đi lại trên biển của Mỹ. Một trong những sứ mệnh ban đầu sau khi hải quân Mỹ được xây dựng vào tháng 10/1775 là bảo vệ quyền tự do đi lại trên biển, bảo vệ tàu thương mại của Mỹ đi lại ở Đại Tây Dương tránh mối đe dọa cướp biển.
Ngoài ra, hai cuộc chiến tranh thế giới có Mỹ tham gia trong lịch sử nước này đều liên quan chặt chẽ đến tự do đi lại trên biển mà Mỹ luôn cổ súy. Trong kế hoạch 14 điểm gửi đến quốc hội vào tháng 1/1918, Tổng thống Mỹ Thomas Woodrow Wilson nêu rõ một trong những nguyên tắc phổ biến mà Mỹ giành được khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất chính là tự do đi lại tuyệt đối trên biển. Tương tự, ngày 11/9/1941, sau khi tàu khu trục của Mỹ bị tàu ngầm của Đức tấn công, bài phát biểu của Tổng thống Franklin Roosevelt trong chương trình “Đối thoại bên lò sưởi” tiếp tục tuyên bố: “Biển cực kỳ quan trọng trong công việc phòng thủ an ninh của Mỹ, cho dù chúng ta phải bỏ ra những gì, dù trả giá như thế nào, chúng ta cũng nhất định phải có được tự do thương mại hợp pháp trên vùng biển quốc tế”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã tiếp tục chính sách “tự do hàng hải”, đồng thời lần lượt công bố rất nhiều văn bản mang tính cương lĩnh về “tự do hàng hải”. Năm 1983, Mỹ đã công bố “Báo cáo chính sách biển”, báo cáo này tuyên bố lấy phương thức cùng nhất trí cân bằng lợi ích thể hiện trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), thực hiện và đảm bảo quyền lợi, tự do cùng việc sử dụng biển của Mỹ trên phạm vi toàn thế giới. Năm 2005, Chính quyền George W.Bush đã đánh giá lại tình hình an ninh mà Mỹ phải đối mặt, đã công bố “Chiến lược an ninh trên biển quốc gia” và 8 văn bản phụ lục của chiến lược này, nhằm xây dựng phương châm chỉ đạo và khuôn khổ cơ chế cho chính sách “tự do hàng hải” của Mỹ.
Trong quá trình hình thành và phát triển chính sách “tự do hàng hải” của Mỹ, năm 1979, Chính quyền Carter bắt đầu xây dựng và thực thi chương trình “tự do hàng hải”. Chương trình này chủ yếu thông qua đối ngoại để thể hiện Mỹ không thừa nhận chủ trương lãnh hải quá mức của các quốc gia ven biển, từ đó đi đến mục đích bảo vệ quyền “tự do hàng hải” của Mỹ. Chương trình “tự do hàng hải” của Mỹ thực hiện cơ chế “ba quỹ đạo”, đó là các tổ chức đại diện ngoại giao (chủ yếu là Bộ Ngoại giao) và quân đội (chủ yếu là Bộ Quốc phòng Mỹ) lần lượt thông qua can thiệp ngoại giao, thực hiện ba phương thức hoạt động như cùng với các quốc gia và tổ chức khu vực khác như ASEAN, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO)… đàm phán song phương, đa phương, cùng với hoạt động tự do hàng hải để bảo vệ tự do đi lại trên biển do Mỹ chủ trương.
Tuyên bố chung tại Hội nghị cấp cao Mỹ-ASEAN đặc biệt tổ chức từ ngày 15 đến 16/2/2016 nhấn mạnh hai bên cùng cam kết căn cứ vào nguyên tắc của luật quốc tế được quốc tế thừa nhận và UNCLOS năm 1982 để giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cùng nỗ lực bảo vệ hòa bình, an ninh và ổn định khu vực, đảm bảo an ninh trên biển bao gồm tự do đi lại trên biển, trên không, đồng thời thực thi các điều khoản khác do UNCLOS quy định về sử dụng hợp pháp biển và lưu thông thương mại trên biển. Trên thực tế, đây chính là hình thức thể hiện điển hình trong các chương trình “tự do hàng hải” của Mỹ thông qua đàm phán ngoại giao song phương và đa phương để quán triệt chính sách “tự do hàng hải” của Mỹ.
Hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ ở Biển Đông
Ngoài kết nối ngoại giao song phương và cơ chế đàm phán đa phương trực tiếp, một biện pháp quan trọng khác để Mỹ thúc đẩy chương trình tự do đi lại trên biển chính là hoạt động “tự do hàng hải” (FONOP) do Bộ Quốc phòng Mỹ nắm vai trò chủ đạo.
Từ năm 1983 đến nayMỹ đều lấy danh nghĩa bảo vệ tự do đi lại trên biển để bắt đầu triển khai định kỳ cái gọi là hoạt động tự do đi lại trên phạm vi toàn cầu, bao gồm các hoạt động tự do đi lại ở các vùng biển như vịnh Sidra ở phía Bắc Libya vào thập niên 1980, eo biển Gibraltar, eo biển Hormuz, eo biển Malacca… Hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ do Bộ Quốc phòng Mỹ hoạch định và chỉ huy, lực lượng không quân, hải quân và lực lượng phòng vệ bờ biển của Mỹ phụ trách thực thi cụ thể, đã bao trùm tất cả các quốc gia theo luật quốc tế quy định, đồng thời cũng bao gồm một số đồng minh truyền thống của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines… Do đó, Mỹ thường tự khoe khoang rằng hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ là “toàn diện, khách quan và công bằng”. Mục đích căn bản của hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ là thách thức đối với đòi hỏi về lãnh thổ “quá nhiều” và “quá mức” của Trung Quốc nhằm duy trì và bảo vệ quyền “tự do hàng hải” do Mỹ cổ súy.
Khu vực Biển Đông tập trung nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng như eo biển Malacca, eo biển Sunda, eo biển Lombok…, là tuyến đường quan trọng kết nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, đảm nhận tới 1/3 kim ngạch thương mại trên biển của thế giới, mỗi năm lên tới hơn 5000 tỷ USD, trong đó 1200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Biển Đông còn là ngư trường thiên nhiên phong phú, chiếm 12% tổng lượng hải sản đánh bắt trên toàn thế giới. Do đó, trọng điểm của hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ những năm gần đây cũng chuyển dịch đến khu vực Biển Đông, trong đó Trung Quốc đã trở thành mục tiêu chủ yếu thách thức hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ ở Biển Đông. Bắt đầu từ tháng 10/2007, Trung Quốc hàng năm đều có thể trở thành đối tượng thách thức hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ, hơn nữa chủ trương lãnh hải quá mức của Trung Quốc thách thức hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ cũng không ngừng gia tăng. Từ ban đầu là tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc phải được sự cho phép của Trung Quốc, phát triển đến sau này: quyền quản lý vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc, quyền quản lý vùng tiếp giáp lãnh hải của Trung Quốc, luật pháp trong nước Trung Quốc định nghĩa hoạt động tuần tra của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế là phạm pháp, Trung Quốc hạn chế máy bay nước ngoài “không có ý đồ” xâm phạm vùng trời của Trung Quốc tiến vào Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) … đều được coi là nội dung thách thức đối với hoạt động tự do qua lại trên không của Mỹ.
Ngày 6/3/2017, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố “Báo cáo tự do hàng hải” của năm tài khóa 2016. Theo thống kê của báo cáo này, từ ngày 1/10/2015 đến ngày 30/9/2016, chủ trương lãnh hải quá mức của 22 quốc gia trên thế giới bị thách thức bởi lực lượng vũ trang của Mỹ. Trong thời gian này, hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ nhằm vào Biển Đôngbao gồm: Ngày 26/10/2015, tàu khu trục mang tên lửa USS Lassen cùng với sự hộ tống của tàu chiến P-8 Poseidon và máy bay P-3 Orion đã tiến vào vùng biển 12 hải lý ở đảo Chử Bích (Subi) thuộc quần đảo Trường Sa. Đây cũng là hoạt động “tự do hàng hải” đầu tiên của Mỹ ở khu vực này kể từ năm 2012. Tháng 1/2016, tàu USS Curtis Wilbur của hải quân Mỹ đã tiến vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa. Tháng 5/2016, tàu USS James E.Williams của hải quân Mỹ tiến vào vùng biển 12 hải lý của đảo đá Chữ Thập.
Sau khi lên cầm quyền, Chính quyền Trump trong thời kỳ đầu đã có lúc ngừng hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đôngđể được Trung Quốc gia tăng sức ép với Triều Tiên, nhưng sau đó bắt đầu thực hiện trở lại hoạt động này. Ngày 25/5/2017, tàu khu trục mang tên lửa USS Dewey đã tiến vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đá Vành Khănthuộc quần đảo Trường Sa. Ngày 2/7, tàu khu trục mang tên lửa USS Stethem của hải quân Mỹ lại tiến vào vùng biển 12 hải lý xung quanh đảo Tri Tôn. Ngày 10/8, tàu khu trục USS John S.McCain của hải quân Mỹ tiếp tục giương cao khẩu hiệu duy trì và bảo vệ quyền “tự do hàng hải” để tiến vào phạm vi 12 hải lý xung quanh Đá vành Khăn.
Ảnh hưởng của hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ ở Biển Đông đối với “Vành đai và Con đường”của Trung Quốc
Những năm gần đây, với sự nỗ lực chung của các quốc gia trong khu vực, Biển Đông đã có phần dịu bớt căng thẳng vốn dễ dẫn đến xung đột: Quan hệ Trung Quốc-Philippines cải thiện rõ rệt;tháng 8/2017, các nước ASEAN đã ký “Hiệp định khung về xây dựng ‘Quy tắc ứng xử Biển Đông’(COC)”, cột mốc đánh dấu nhận thức chung quan trọng về mặt xây dựng hòa bình và bảo vệ ổn định khu vực, cũng tạo điều kiện để cuối cùng hoàn thành đàm phán COC.
Sau khi Trump lên nắm quyền,hoạt động“tự do hàng hải” của Mỹ ở Biển Đông không ngừng gia tăng về mức độ và cường độ. Theo tin tức của The Washington Times, Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ còn xây dựng kế hoạch hoạt động hàng hải, nhằm gia tăng sự thách thức của Mỹ đối với tuyên bố chủ quyền Biển Đôngcủa Trung Quốc.Hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đôngcủa Mỹ đãgây khó khăn lớn cho việc thực hiện thành công sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
Thứ hai, Mỹ giương cao ngọn cờ “tự do hàng hải”, cũng làm tăng thêm rất nhiều nhân tố khó lường cho tình hình khu vực
Việt Nam và Philippines từng là những quốc gia có thái độ cứng rắn nhất đối với Trung Quốc trong số các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, cùng với sự kiện Duterte lên làm Tổng thống Philippines, quan hệ Mỹ-Philippines rơi xuống mức thấp nhất, nhưng quan hệ Trung Quốc-Philippines lại không ngừng được cải thiện với nỗ lực chung của hai nước. Trong thời gian Duterte thăm Trung Quốc vào tháng 10/2016, Trung Quốc đã tiếp đón với nghi thức cao nhất, hai nước đã ký 13 văn bản hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã khẳng định lại không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực ở Biển Đông, các quốc gia có chủ quyền liên quan trực tiếp thông qua đàm phán hữu nghị, giải quyết tranh chấp lãnh thổ và quyền quản lý lãnh thổ bằng phương thức hòa bình. Sau đó, trong nhiều diễn đàn đa phương, Philippines không còn tiếp tục chủ động đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đôngcó lợi cho họ, Duterte trực tiếp tạm ngưng tuần tra chung giữa Mỹ và Philippines.
Sau khi Trump lên nắm quyền, Mỹ từng bước điều chỉnh quan hệ với Philippines, quan hệ Mỹ-Philippines xuất hiện dấu hiện cải thiện. Trump giảm bớt những chỉ trích về tình trạng nhân quyền ở Philippines, Duterte cũng có hành động hiếm thấy là gửi điện mừng sau khi Trump đắc cử Tổng thống. Từ ngày 23 đến 24/8/2017, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris thăm Philippines, được Tổng thống Duterte tiếp. Duterte cho rằng Philippines ủng hộ hoạt động “tự do hàng hải” mà Mỹ tiến hành để bảo vệ an ninh khu vực. Cùng với việc cải thiện quan hệ Mỹ-Philippines và tăng cường hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ ở Biển Đông, việc khôi phục và cải thiện quan hệ Trung Quốc-Philippines và thực hiện sáng kiến “Vành đai và Con đường” có thể chịu tác động và ảnh hưởng như thế nào đều rất đáng quan tâm.
Thứ ba, hoạt động “tự do hàng hải” của Mỹ ở Biển Đôngcũng làm cho nhiều nước ngoài khu vực đua nhau can dự vào tranh chấp Biển Đông, trở thành nhân tố bất ổn mới trong khu vực.
Mỹ không ngừng khuyến khích hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đông, rất nhiều đồng minh của Mỹ như Australia, Anh… đã bắt đầu có biểu hiện theo Mỹ tham gia hoạt động “tự do hàng hải” ở Biển Đông. Theo tin tức của BBC, ngày 15/12/2015, Australia đã triển khai hoạt động tự do bay qua bầu trời trên vùng biển nhạy cảm ở Biển Đông. Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cũng từng cao giọng phải điều động tàu sân bay của Anh đến Biển Đôngđể tiến hành hoạt động “tự do hàng hải”.
Nhật Bản những năm gần đây đã tăng cường quan hệ cấp cao và hợp tác an ninh trên biển với các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đôngnhư Việt Nam, Philippines và Indonesia, ý đồ làm đối trọng và kiềm chế Trung Quốc hết sức rõ ràng. Từ ngày 12 đến 17/1/2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tiến hành chuyến thăm “kiểu gió xoáy” tới bốn nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Philippines, Indonesia và Việt Nam. Trong chuyến thăm Việt Nam, Abe cam kết cung cấp cho Việt Nam viện trợ phát triển (ODA) trị giá 120 tỷ yên (tương đương 105 triệu USD) và 6 tàu tuần tra mới đóng nhằm tăng cường khả năng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam. Trong thời gian thăm Philippines, Nhật Bản cam kết trong vòng 5 năm tới sẽ viện trợ 1000 tỷ yên (khoảng 880 triệu USD) bao gồm ODA và đầu tư dân sự, đây cũng là số tiền viện trợ lớn nhất của Nhật Bản đối với một quốc gia. Ngoài ra, hai bên còn tổ chức lễ trao văn bản đã ký về việc Nhật Bản cung cấp tàu cao tốc cỡ nhỏ cho lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines. Trong thời gian thăm Indonesia, Shinzo Abe bày tỏ mong muốn sớm ký hiệp định thúc đẩy chuyển giao thiết bị phòng thủ và kỹ thuật với Indonesia, nhằm tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực an ninh và quốc phòng. Trong buổi họp báo sau hội đàm, hai bên cũng tuyên bố Nhật Bản sẽ thúc đẩy phát triển đảo xa bao gồm quần đảo Natuna và hợp tác ninh trên biển.
Thứ tư, hoạt động “tự do hàng hải” mà Mỹ không ngừng tiến hành ở Biển Đônglàm tăng thêm tâm lý phòng ngừa của những quốc gia vốn lo ngại đối với “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc, từ đó cũng làm tăng thêm khó khăn cho việc thực hiện “Vành đai và Con đường” ở các quốc gia này.
Chẳng hạn, trong vấn đề Biển Đông, Indonesia vốn không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, không có xung đột lợi ích trực tiếp và tranh chấp lãnh thổ lớn với Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này giúp Indonesia đóng vai trò đặc biệt trong vấn đề Biển Đông, đã hình thành lập trường riêng của họ về vấn đề Biển Đông. Một mặt, Indonesia là nước không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đôngnên được coi là lực lượng nước lớn khu vực cân bằng các bên, đóng vai trò người hòa giải. Mặt khác, Indonesia nhấn mạnh địa vị trung lập của họ, từng có thời điểm từ chối đề nghị tuần tra chung ở Biển Đôngcủa Mỹ, chủ trương vấn đề Biển Đôngcần được giải quyết trong khuôn khổ ASEAN. Do đó, Indonesia và Trung Quốc tồn tại điều kiện có lợi để kết nối chiến lược.
Do tác động thường xuyên của hoạt động “tự do hàng hải” và về“mối đe dọa từ Trung Quốc”, nên Indonesiađang có sự thay đổi thái độ đối với Trung Quốc. Tháng 10/2015, Tổng thống Indonesia Joko Widodo lần đầu thăm Mỹ. Trong tuyên bố chung sau khi hội kiến với Tổng thống Mỹ Obama, Mỹ và Indonesia tuyên bố nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện lên thành quan hệ đối tác chiến lược. Tuyên bố chung còn đề cập đến vấn đề Biển Đông, nêu rõ hai nước lo ngại trước cục diện Biển Đông căng thẳng, lòng tin bị sứt mẻ và sự phát triển hòa bình, an ninh và phồn vinh kinh tế khu vực gần đây bị phá hoại. Hai nước khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo vệ an ninh trên biển và quyền tự do đi lại trên biển, trên không được quốc tế công nhận ở Biển Đông. Ngày 27/10/2016, tại Hội nghị Bộ trưởng 2+2 (Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao) giữa Indonesia và Australia tại đảo Bali (Indonesia), Indonesia đã bất ngờ chủ động đề xuất tuần tra chung với Australia ở Biển Đông.