Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaDấu ấn tuần qua: ‘Hoàng đế’ Tập Cận Bình và vai diễn...

Dấu ấn tuần qua: ‘Hoàng đế’ Tập Cận Bình và vai diễn ‘khó nhằn’ trên sân khấu lịch sử TQ

Sự kiện Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đề xuất bãi bỏ giới hạn tối đa 2 nhiệm kỳ cho chức vụ Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước, đã khiến dư luận xã hội xôn xao ở bên trong và ngoài Trung Quốc.

Tóm tắt bài viết

  • Giới quan sát lo ngại về quyền lực vô thời hạn của nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặc biệt khi nhìn lại lịch sử đẫm máu của thời đại Mao Trạch Đông.

  • ‘Tình thế khó xử’ khiến ông Tập Cận Bình buộc phải tìm cách nắm giữ quyền lực khi các thành viên phe đối lập vẫn có khả năng phản công.

  • Ông Tập sẽ lựa chọn làm ‘bậc Minh quân’ hay ‘kẻ Bạo chúa’?

Nếu đề xuất này được thông qua, ông Tập Cận Bình có cơ hội tiếp tục tại vị, sau khi nhiệm kỳ thứ 2 của ông kết thúc vào năm 2023.

Chức vụ hiện tại của ông Tập là đầy quyền lực, nhưng cũng đầy thử thách và mạo hiểm, trong vai trò lãnh đạo một quốc gia có dân số đông nhất thế giới và cũng là ‘nhà máy của thế giới trong thế kỷ 21’.

Lo ngại về quyền lực vô hạn

Đề xuất bãi bỏ quy định 2 nhiệm kỳ khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc sẽ ra sao khi nhà lãnh đạo của họ có thể giữ ghế vô thời hạn. Lịch sử Trung Quốc đã chứng kiến những bài học đắt giá từ thời Mao Trạch Đông – thời đại của sự tập trung mọi quyền lực của Nhà Nước vào trong tay lãnh tụ tối cao và các cộng sự, với các cuộc vận động chính trị xã hội đẫm máu như Đại Nhảy Vọt và Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản.

Le Figaro bình luận về đề xuất bãi bỏ thời hạn nhiệm kỳ với bài viết ‘Tập Cận Bình, sẵn sàng trở thành ‘Hoàng Đế trọn đời’ của Trung Quốc’, trong đó nêu ra một ví dụ hài hước từ một cư dân mạng người Hoa: “Mẹ tôi bắt tôi hứa là phải lập gia đình trước khi ông Tập hết nhiệm kỳ, nhưng bây giờ thì tôi khỏe re rồi.”

Theo tờ báo tiếng Pháp trên, giới phân tích chính trị e ngại rằng, sự vắng bóng của phản biện xã hội sẽ khiến Trung Quốc trở nên chuyên quyền hơn. Nói một cách tổng kết, người ta lo ngại rằng:

Trung Quốc có thể bị biến thành ‘một vương quốc phong kiến khổng lồ, với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rất sôi động, dưới sự kiểm soát của thể chế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc’.

Đây là một sự kết hợp chưa từng có trong lịch sử thế giới: phong kiến, tư bản, và xã hội chủ nghĩa pha trộn chung lại với nhau… Nhưng dù sao, khuynh hướng tập trung quyền lực chính trị vào một người hay một nhóm người đã không còn là ‘giá trị phổ biến’ tại rất nhiều quốc gia giàu có và tiến bộ trên thế giới, trong thế kỷ 21 hiện nay.

‘Tình thế khó xử’ của ông Tập

Ông Jean-Pierre Cabestan (Hồng Kông), một chuyên gia về chính trị Trung Quốc, nhận định rằng, ông Tập Cập Bình đã gây thù chuốc oán với quá nhiều cán bộ quan chức của ĐCSTQ, trong chiến dịch chống tham nhũng ‘Đả hổ, diệt ruồi’ do ông khởi xướng, và vì vậy, ông Tập ‘không còn phương án nào khác, ngoài việc bám chặt lấy quyền lực’.

Đại đa số các cán bộ quan chức của ĐCSTQ bị thanh trừng dưới thời ông Tập Cận Bình, đều thuộc về phe cánh của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, thủ phạm gây ra cái chết của hàng trăm nghìn đến hàng triệu người dân Trung Quốc trong 2 sự kiện đẫm máu khét tiếng thế giới, đó là: Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 và Đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay.

Mặc dù ông Giang Trạch Dân đã về hưu từ lâu, và không còn nắm giữ bất kỳ chức vụ chính trị nào trong ĐCSTQ, nhưng ông Giang vẫn được coi là ‘lãnh tụ tinh thần’, là ‘Thái thượng hoàng’ của nhiều cán bộ quan chức Đảng, bởi vì nhờ có ‘ô dù chính trị’ của ông Giang (trong lúc ông này còn tại vị) thì họ mới có thể ‘mua quan bán tước’, ‘thăng quan tiến chức’ một cách ồ ạt và chóng vánh, để rồi sau đó gỡ gạc lại số tiền đã bỏ ra, bằng cách tham nhũng và nhận hối lộ, trong hệ thống chính trị mờ ám và đầy khuất tất của ĐCSTQ.

Dưới thời Giang Trạch Dân, nền chính trị trong ĐCSTQ đã bị ‘thương mại hóa một cách đẫm máu’. Phe cánh ông Giang không chỉ kiếm tiền từ việc ‘lạm dụng chức vụ quyền hạn’ để ‘tham nhũng và nhận hối lộ’, mà còn kiếm tiền từ việc ‘mổ cướp nội tạng còn tươi mới của các học viên Pháp Luân Công’.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là môn khí công mang lại sức khỏe và tinh thần cho người dân tại hơn 100 quốc gia, thông qua các bài giảng về nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và các bài tập luyện nhẹ nhàng mang tính chất thiền định.

“Hàng triệu người trên thế giới đã được hưởng lợi ích từ các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Bằng việc thúc đẩy các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, môn tập này đã được công chúng đón nhận tại Canada. Tôi khen ngợi Pháp Luân Đại Pháp tại Canada vì đã chia sẻ nguyên lý này với người dân Canada”, Thủ tướng Canada Stephen Harper viết trong lá thư chào mừng ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới năm 2014, khi ông còn đương nhiệm.

RELATED ARTICLES

Tin mới