Bộ trưởng Nội vụ Nga kể chuyện đáng ra bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev
Bộ trưởng Nội vụ Nga Vladimir Kolokoltsev nằm trong danh sách 24 người Nga gồm cả doanh nhân và quan chức bị Mỹ trừng phạt hồi tháng 4 vừa qua.
Theo lệnh trừng phạt được công bố bởi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, 24 doanh nhân và các quan chức thực thi pháp luật Nga đã được đưa vào danh sách bị xử phạt vì gây ra “một loạt các hoạt động bị quấy rối trên khắp thế giới” với cáo buộc Moscow “chiếm đóng” Crimea, miền đông Ukraine và ủng hộ Tổng thống Syria Bashar Assad.
Ngoài Bộ trưởng Kolokoltsev, một số quan chức cao cấp của Nga, trong đó, có người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Quốc gia Viktor Zolotov, cựu giám đốc FSB Nikolay Patrushev và chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga Konstantin Kosachev cũng đã phải chịu các biện pháp trừng phạt.
Tuy nhiên, theo mô tả của ông Kolokoltsev, khi tới New York để tham gia một hội nghị của cảnh sát LHQ (UNCOPS), ông không gặp phải bất cứ vấn đề nào khi tới Mỹ.
Chuyến công tác tới Mỹ trong 2 ngày đã “không gặp bất cứ vấn đề nào đáng kể” khi tới thăm Mỹ.
Cuộc họp diễn ra giữa Bộ trưởng của 193 quốc gia nhằm thảo luận về sự đóng góp vào các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của LHQ và vai trò của cảnh sát LHQ trong việc ngăn chặn các xung đột quốc tế.
Bộ trưởng Nội vụ Nga thậm chí còn ca ngợi Bộ Ngoại giao Mỹ về chuyến công tác được tổ chức một cách hoàn hảo.
“Tôi có thể nói rằng, cách Bộ Ngoại giao Mỹ xử lý các vấn đề an ninh và giao thông của đoàn chúng tôi. Mọi thứ đều có chất lượng hàng đầu” – ông Kolokoltsev nhấn mạnh thêm rằng ông không gặp bất cứ vấn đề gì.
Ngoài việc tham gia các phiên họp của Hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Nga Kolokoltsev còn có tham gia các cuộc họp riêng với Tổng thư ký LHQ về hoạt động hòa bình Jean-Pierre Lacroix và Trưởng phòng cảnh sát quốc gia Hàn Quốc Lee Chul-Sung.
Việc Bộ trưởng Nội vụ Nga bị Mỹ đưa vào diện trừng phạt nhưng không gặp rắc rối gì trong khi đến Mỹ chỉ là một ví dụ về tính hình thức của những biện pháp trừng phạt từ Washington.
Đã có các dự đoán cho rằng, nước Mỹ sẽ tẩy chay mọi thứ có thể liên quan đến Nga, đặc biệt là vấn đề kinh tế, đầu tư, đồng thời gây sức ép cho các đối tác của Nga để có được ưu thế kinh tế tuyệt đối.
Tuy nhiên, bất chấp các biện pháp trừng phạt, các nhà đầu tư người Mỹ vẫn không từ bỏ các hoạt động kinh doanh với Nga.
James Donald – đại diện quỹ đầu tư New York Lazard Emerging Markets Equity đang tiến hành kinh doanh ở Nga chia sẻ: “Chúng tôi không quan tâm đến chính trị! Hãy quên đi các biện pháp trừng phạt, chúng tôi xem xét những thứ khác”.
“Thậm chí, nếu các biện pháp trừng phạt có thể duy trì hiệu lực mãi mãi, cũng không khiến những nhà tài phiệt ở phố Wall (Wall Street) lo lắng. Các nhà đầu tư Mỹ và ngân hàng đầu tư vẫn sẽ tiếp tục làm ăn với Nga bởi đầu tư vào Nga sẽ thu lãi lớn và chẳng ai lại từ chối điều đó… thậm chí cho dù có những rủi ro chính trị, nhưng Nga là một thị trường rất tốt. Tôi nghĩ các nhà đầu tư vào thị trường này sẽ cảm thấy rất thoải mái trong năm nay” – ông Donald nhấn mạnh.
Trong tháng 12/2016, Washington dễ dàng khắc phục các biện pháp trừng phạt chống Công ty xuất nhập khẩu vũ khí quốc doanh “Rosoboronexport” của Nga để thu lợi cho mình.
Khi đó, người Mỹ rất cần cảm biến quang-điện của Nga để chụp ảnh từ trên không. Thiết bị này thành công đến nỗi các nguyên tắc chính trị ngay lập tức bị rút xuống hàng thứ hai và thậm chí thứ ba, khiến Lầu Năm Góc trao tiền cho Nga để mua hàng.
Một năm trước đó, Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hợp đồng bảo trì máy bay trực thăng Mi-17 của Nga cho Afghanistan, nguyên nhân chính là do các phi công nước này chỉ muốn bay trên trực thăng Nga.
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng vẫn đều đều trả tiền trực tiếp cho Nga để mua các động cơ đẩy RD-180, lắp đặt trên các tên lửa đẩy vệ tinh quân sự, gián điệp, tình báo của Mỹ, còn NASA vẫn chi hàng tỷ USD để mua chỗ ngồi trên các tàu vũ trụ của Nga lên các trạm quỹ đạo.
Tờ Washington Times trước đó đã đưa ra câu hỏi “Vì sao đầu tư vào Nga nhiều lợi nhuận hơn là ở Mỹ?” sau khi Nga phân bố gói trái phiếu châu Âu trị giá 1,75 tỷ USD.
Tờ báo Mỹ đã thử đưa ra phương án mời độc giả lựa chọn nơi họ thích đầu tư tiền của mình: Vào chứng khoán của Kho bạc Mỹ, vốn chẳng mang lại bất kỳ lợi nhuận nào, bởi thuộc về một quốc gia có mức nợ cao hơn GDP tới hơn 100%, hay là đầu tư vào Nga, đang trải qua cả trừng phạt, cả giảm giá dầu và là nơi trái phiếu châu Âu được đảm bảo 4,75% lãi xuất mỗi năm trong vòng 10 năm tới?
Câu trả lời là lựa chọn đầu tư vào Nga.
Chuyên gia của Washington Times dự đoán, điểm then chốt trong chiến lược cấm vận của phương Tây là tước đi của các công ty Nga con đường tiếp cận đến thị trường vốn tư bản phương Tây hòng “bóp nghẹt dạ dày” của họ.
Tuy nhiên, việc Nga tung ra Trái phiếu châu Âu lại càng làm tăng thêm lựa chọn đầu tư vào nước này.
Tờ báo Mỹ nhận định, việc Nga phân bố trái phiếu châu Âu Eurobond là sự kiện rất quan trọng chứng tỏ rằng, những biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Moscow không phát huy tác dụng như người ta quảng cáo.