Thursday, November 28, 2024
Trang chủBiển nóngGiới chuyên gia TQ đang tìm cách “lấp liếm” vấn đề Biển...

Giới chuyên gia TQ đang tìm cách “lấp liếm” vấn đề Biển Đông

Từ năm 2010 đến nay, Trung Quốc đặc biệt chú trọng công tác nghiên cứu khoa học về Biển Đông nhằm củng cố, biện minh cho yêu sách “chủ quyền” của Bắc Kinh ở Biển Đông và phản bác, chỉ trích tuyên bố của các nước. Một trong những biện pháp đó là động viên, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho giới công chức, viên chức và học giả viết các bài luận (luận văn thạc sĩ, tiến sĩ…) liên quan vấn đề Biển Đông.

Số lượng chuyên gia, học giả Trung Quốc nghiên cứu về Biển Đông ngày một tăng; các đề tài, bài nghiên cứu về Biển Đông ngày càng nhiều. Trước đây, số chuyên gia, học giả Trung Quốc nhiên cứu về Biển Đông chỉ có một nhóm nhỏ, nằm rải rác ở một số Viện, Trung tâm, đại học lớn của Trung Quốc, như Viện Nghiên cứu Nam Hải, Đại học Phúc Đán, Đại học Bắc Kinh… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng các chuyên gia, học giả và các Viện, Trung tâm nghiên cứu của Trung Quốc “nhiều như nấm”, hầu hết các tỉnh, thành và đại học của Trung Quốc đều có các Viện, Trung tâm nghiên cứu riêng. Đáng chú ý, Trung Quốc đang trẻ hóa đội hình chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, đa phần số chuyên gia của Trung Quốc có độ tuổi từ 30 – 45 và số lượng các bài viết, đề tài nghiên cứu về Biển Đông của Trung Quốc tăng đột biến trong 10 năm gần đây.

Nội dung các bài luận của giới nghiên cứu Trung Quốc tập trung một số vấn đề như: Lý luận và thực tiếp áp dụng Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS); Lập trường, chủ trương, chính sách của các nước tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và các nước có lợi ích ở Biển Đông (Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia…); Lịch sử và văn hóa Biển Đông; Kinh tế chính trị xã hội các nước ven Biển Đông; Tài nguyên môi trường Biển Đông; Hợp tác an ninh và tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông; Chiến lược và quyết sách trong vấn đề Biển Đông; Nghiên cứu đối sách giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông; Bảo vệ môi trường và khai thác phát triển tài nguyên Biển Đông; Chiến lược và cơ chế phát triển kinh tế hải dương; “Con đường tơ lụa trên Biển” thế kỷ 21… Hầu hết cài bài nghiên cứu của giới tri thức Trung Quốc đều mang tính ngụy biện về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc; xuyên tạc, viện dẫn sai các quy định của UNCLOS và phản bác chứng cứ pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; lên án các hành động can dự của Mỹ và đồng minh trong khu vực; đổ lỗi cho các nước khác làm phức tạp tình hình và “xâm chiếm” biển đảo của Trung Quốc; ít có các bài viết phân tích từ khía cạnh luật pháp quốc tế một cách công bằng, cụ thể:

Xuyên tạc chủ trương, chính sách của một số nước trong vấn đề tranh chấp Biển Đông

Chính sách của Việt Nam: (1) Học giả Trung Quốc xuyên tạc cho rằng dưới sự bảo trợ của Mỹ, chính quyền Nam Việt Ngô Đình Diệm phát động quân nhiều lần chiếm các đảo ở Trường Sa, đỉnh cao là vào năm 1974 với cuộc chiến tranh bảo vệ Trường Sa. Sau khi thống nhất Nam Bắc Việt năm 1975, tiếp tục tuyên bố chủ quyền hai quần đảo và đặt tên là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Trung Quốc nhiều lần tuyên bố “chủ quyển hợp pháp không thể tranh cãi đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Học giả Trung Quốc cũng tìm cách xuyên tạc để bác bỏ căn cứ pháp lý lịch sử chủ quyền của Việt Nam khi cho rằng các quan chức Việt Nam tỏ thái độ trước sau không thống nhất về chủ quyền. Đồng thời đánh giá Việt Nam đang sử dụng chính sách hai mặt đối với Bắc Kinh. Một mặt, Việt Nam tăng cường quan hệ (kinh tế, chính trị, ngoại giao, thương mại…) với Trung Quốc, một mặt Việt Nam không ngừng hoạt động ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông, “thái độ cứng rắn, ngoan cố” khi chọn cách hành động đơn phương, đi ngược lại tinh thần “Tuyên bố của các bên về ứng xử trên biển Đông”, không tiếp nhận chủ trương “Gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác” mà TQ đề ra. (2) Đánh giá Việt Nam sử dụng chính sách hai mặt đối với Trung Quốc là do nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh, thực lực kinh tế có sự tăng trưởng nhất định; Quan hệ đối ngoại, đặc biệt là với các nước lớn ngoài khu vực phát triển khá nhanh; Quá trình hội nhập trong Đông Nam Á nhanh chóng và tăng cường hợp tác với các nước tranh chấp, tạo chỗ dựa về mặt tâm lý nhất định cho VN. (3) Nhận định trong bối cảnh Việt Nam đang đang thực hiện chính sách ngoại giao hai mặt này, nếu Trung Quốc phản ứng hòa hoãn, có thể được nước làm tới, nếu Trung Quốc phản ứng quyết liệt, có thể phá vỡ hòa bình khu vực mà trách nhiệm phát triển đặt lên đầu Trung Quốc và có thể khuấy động luận điểm “mối uy hiếp Trung Quốc”, đẩy ngoại giao Trung Quốc rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. (4) Cho rằng các quốc gia tranh chấp đều mong muốn thông qua đối thoại cách hòa bình để giải quyết vấn đề tranh chấp, không hy vọng xảy ra cục diện đối kháng quân sự. Nhưng Việt Nam lại “lợi dụng” tâm lý này để ra sức chiếm các đảo và nói hành động chiếm lĩnh này là do Trung Quốc “bức ép” họ phải làm như vậy. (5) Cho rằng Trung Quốc không thể không cảnh giác với chính sách tuyên truyền của Việt Nam về vấn đề Biển Đông; nhấn mạnh Việt Nam thường tuyên truyền rằng “vì sự ổn định và hòa bình khu vực, các bên liên quan nên thông qua đàm phán để tìm kiếm một giải pháp giải quyết căn bản và lâu dài, trong quá trình tiếm kiếm giải pháp giải quyết, các bên nên kiềm chế, duy trì hiện trạng, không thực hiện bất cứ hành động nào có thể làm cho tình hình xấu đi, không nói đến vũ trang hoặc lấy vũ tranh uy hiếp lẫn nhau”.

Chính sách của Philippines: (1) Sau khi giành độc lập ngày 23/7/1946, Phillipines công khai bày tỏ nguyện vọng có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Từ đó nhiều lần cho người ra đóng tại một số đảo tại Trường Sa và chính phủ Philipines chiếm luôn một số đảo và cho đóng quân, như đảo Thị Tứ tại quần đảo Trường Sa vào năm 1971, rồi cho dân khai thác quy mô tài nguyên ở đây. Phillipines vừa chiếm lĩnh và tuyên bố cái gọi là “chủ quyền” đối với Trường Sa. Thập niên 40,50 của thế kỷ 20 đưa ra “nguyên tắc an ninh”, “nguyên tắc giáp ranh” và dựa vào “đất vô chủ” làm lý do và căn cứ pháp lý, nhưng bị Trung Quốc cho là “hoang đường, mờ nhạt và không tôn trọng Trung Quốc về cứ liệu lịch sử của Trung Quốc”. Khẳng định, Trung Quốc (năm 1946-1947) đã thăm dò, đặt tên và vẽ đường biên giới biển đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. (2) Philippines nhiêu lần khiêu khích Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, xâm chiếm các đảo, tuyên bố chủ quyền…một mặt thăm dò sự chịu đựng của Trung Quốc đối với Philippines, mặt khác thăm dò khả năng can thiệp của Mỹ vào vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa. (3) Trong lúc Philippines không ngừng khuấy động vấn đề tranh chấp Biển Đông nhưng nhiều lần gặp khó khăn, chính phủ Philippine cho rằng nguyên nhân dấn đến việc này là “thiếu sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế”. Do vậy, ra sức lôi kéo Mỹ và các cường quốc can thiệp vào vấn đề tranh chấp Biển Đông, để kìm hãm Trung Quốc và làm cho vấn đề phức tạp hóa và quốc tế hóa tranh chấp trong khu vực. (4) Philippines cũng đề ra chủ trương và vận dụng “khuôn khổ an ninh toàn diện” trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Thông qua chủ trương này, chính phủ Philippines để thế lực ngoài can thiệp, thúc đẩy sự quốc tế hóa và đa phương hóa trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Chính sách của Mỹ: (1) Chính sách Biển Đông của Mỹ cơ bản có thể khái quát là: không thể hiện lập trường nào trong vấn đề yêu cầu chủ quyền lãnh thổ có tranh chấp; phải giải quyết vấn đề tranh chấp Biển Đông trên cơ sở hòa bình; Mỹ phản đối thủ đoạn dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp; giải pháp nào đạt được không nên ảnh hưởng đến tự do vận chuyển đường biển trến toàn Biển Đông. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Mỹ đã có sự thay đổi, điều chính chính sách trong vấn đề Biển Đông. Từ việc “không can thiệp”, “không tỏ thái độ” cho tới thực chất nhúng tay vào vấn đề Biển Đông, mục đích là thúc đẩy vấn đề tranh chấp Biển Đông có lợi đối với sự phát triển lợi ích của Mỹ và không ngừng thể hiện ý chí và lực lượng tại khu vực này; nhấn mạnh lợi ích của Biển Đông đối với Mỹ chủ yếu bao gồm lợi ích kinh tế, lơi ích chiến lược an ninh, lợi ích chính trị…trong đó lợi ích kinh tế là chủ đạo, lợi ích an ninh la điểm tựa, mặt khác lợi ích chính trị là mục tiêu căn bản mà Mỹ theo đuổi. (2) Trước thập niên 90, Mỹ duy trì thái độ trung lập trong vấn đề chủ quyền Biển Đông, không ủng hộ bên nào, nhưng sau khi bước vào thập niên 90, chính sách của Mỹ thể hiện rõ những thay đổi trong vấn đề Biển Đông là do: Sau khi bước vào thập niên 90 đến nay, Mỹ xem vấn đề tranh chấp quần đảo Trường Sa trở thành một “sự uy hiếp an ninh khu vực”; Mỹ bề ngoài tuyên bố “trung lập”, nhưng nhắm thẳng vào Trung Quốc, bênh vực các nước có quan hệ với Mỹ, và trọng tâm của chính sách Biển Đông của Mỹ là hạn chế Trung Quốc thực hiện những hành động chủ quyễn lãnh thổ tại Biển Đông. (3) Mỹ cố gắng lợi dụng “Thỏa thuận quân Mỹ đến thăm Philippines”, phát huy tác dụng uy hiếp quân sự tại Đông Nam Á. Thông qua Thỏa thuận này nhằm ngăn chặn Trung Quốc “đe dọa” vị trí chiến lược của Mỹ tại Đông Nam Á, ngăn ngừa mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á tiến lên một bước phát triển và Mỹ cố gắng thông qua các hoạt động hợp tác quân sự, sự thăm viếng các hạm đội và diễn tập quân sự Mỹ-Philippines để cường điệu hóa sự tồn tại của Mỹ tại Đông Nam Á, đảm bảo lợi ích quân sự và kinh tế của Mỹ trong khu vực này.

Chính sách của Ấn Độ: Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, Ấn Độ dần dần hướng ra thế giới và tỏ dã tâm mạnh mẽ trở thành cường quốc thế giới,  bắt đầu tích cực hướng ra ngoài để mở rộng không gian chiến lược, định ra phạm vi “Bắc phòng Trung Quốc, Tây công Pakistan, Nam chiếm Ấn Độ Dương, Đông khuếch thế lực”. Để thực hiện chiến lược trên, Ấn Độ đã tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á, mượn điều này để nhúng chân vào vấn đề tranh chấp Biển Đông. Nhiều hoạt động hợp tác quân sự và diễn tập quân sự với các nước Đông Nam Á đã diễn ra, ký hiệp định hợp tác quân sự với nhiều nước Đông Nam Á. Điều đáng chú ý là “trong các quốc gia này, Ấn Độ đặc biệt coi trọng là đối thủ chủ yếu với Trung Quốc tại khu vực này. Năm 2000, Ấn Độ chính thức quyết định đưa phạm vi hoạt động hải quân mở rộng đến Biển Đông. Mục tiêu chiến lược của hải quân Ấn Độ tại Biển Đông là “bảo đảm sự ổn định và hòa bình ở Đông Nam Á, bảo đảm khu vực này sẽ không bị ảnh hưởng của một cưòng quốc nào”. Không những vậy, Ấn Độ còn ra sức tăng cường thêm lực lượng hải quân, thực hiện “chiến lược hướng Đông”, thẳng tiến Biển Đông. Ấn Độ ngoài thực hiện “chiến lược kiểm soát Ấn Độ Dương” ra, còn bắt đầu thực hiện “chiến lược hướng Đông” từ cuối thập niên 90. Mượn cớ là bảo vệ quyền lợi biển,  ra sức phát triển lực lượng quân sự trên biển, quy mô hải quân Ấn Độ không ngừng được mở rộng. Trong tương lai, Ấn Độ không chỉ sẽ trở thành cường quốc quân sự đứng sau Mỹ và Anh, thay đổi thế lực cân bằng lực lượng hải quân tại Biển Đông, mà còn trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với lãnh thổ Biển Đông của Trung Quốc, tất yếu sẽ gia tăng sự khó khăn trong việc Trung Quốc giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Chính sách của Nhật Bản: Trong một thời gian dài, Nhật Bản rất tích cực quan tâm đến vấn đề biển Đông, trở thành nhân tố bên ngoài quan trọng ảnh hưởng đến vấn đề Biển Đông. Nhật quan tâm tranh chấp Biển Đông chủ yếu xuất phát từ những xem xét sau: Tranh giành quyền chủ đạo khu vực,  tăng cường sức ảnh hưởng khu vực, hướng tới cường quốc chính trị; Đảm bảo cái gọi là an toàn giao thông trên biển;
Trung Quốc và Nhật Bản vẫn còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, nên Nhật Bản muốn đối kháng với TQ thông qua vấn đề Biển Đông và kìm hãm Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

Xuyên tạc vấn đề Biển Đông dưới góc độ luật pháp quốc tế

Giới chuyên gia Trung Quốc tìm cách ngụy biện và xuyên tạc khi cho rằng: Trước khi UNCLOS ra đời, điểm trọng yếu của tranh chấp Biển Đông là tranh giành và xác nhận chủ quyền trên các đảo, đá, bãi cạn và vùng biển xung quanh. Sau khi UNCLOS ra đời, tranh chấp Biển Đông chủ yếu thể hiện sự tranh giành quyền lợi trên biển. Do UNCLOS “tồn tại một cách không đầy đủ” nên một sô quốc gia lân cận dựa vào đó để giải thích sai lệnh, cố tình phân chia khu vực Biển Đông và từ đó mưu đồ chiếm lĩnh các đảo trên Biển Đông. Tuy nhiên, UNCLOS đồng thời cũng đưa ra một khung cơ bản trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông. Cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp Biển Đông là lấy Hiến chương LHQ, UNCLOS và luật quốc tế liên quan làm cơ sở và thông qua hiệp thương, hòa bình, hữu hảo giữa các quốc gia. Cụ thể: (1) Xuyên tạc, bóp méo và viện dẫn sai UNCLOS: Trước khi UNCLOS ra đời, tranh chấp ở Biển Đông chủ yếu diễn ra giữa 3 nước Trung Quốc – Việt Nam – Phillipinea và nhằm vào việc tranh giành các đảo, phạm vi ảnh hưởng nhỏ. Sau khi UNCLOS ra đời năm, đặc biệt khi bước vào thập niên 90, các nước tập trung vào đặc khu kinh tế và thềm lục địa để tranh gianh quyền lợi. Cho rằng các quốc gia tranh chấp khác “giải thích sai lệch” UNCLOS và dựa vào nguyên tắc đặc khu kinh tế và nguyên tắc thềm lục địa để chiếm quyền lợi các đảo, không tôn trọng Trung Quốc. Đến nay, các nước tranh chấp ở Biển Đông là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, Trung Quốc và Đài Loan. (2) Chỉ trích UNCLOS có nhiều sai sót: Sau khi UNCLOS ra đời, vấn đề Biển Đông càng trở nên phức tạp, việc này có mối quan hệ rất lớn giũa tính chất phức tạp của vấn đề Biển Đông và sự không hoàn chỉnh của bản thân UNCLOS như: Căn cứ Điều 121 UNCLOS quy định “ duy trì con người sống và đời sống sinh hoạt trên đảo….”, các nước căn cứ vào đây để đạt được mục đích về quyền lợi biển. Biển Đông có biết bao đảo nhỏ khó có thể xác định, nếu không cải chính điều này, việc tranh chấp Biển Đông càng trở nên phức tạp. Hay khoản 2 Điều 7, khoản 6 Điều 10, Điều 15… quy định thiếu rõ ràng về chính sách bảo vệ quyền lợi lịch sử của các nước; đồng thời xuyên tạc “nhân dân Trung Quốc đã sớm hàng ngàn năm trước kinh doanh trên Biển Đông, có quyền lợi mang tính chất lịch sử đối với Biển Đông, là quyền lợi bất di bất dịch của Trung Quốc tại Biển Đông và các nước khác không thể nào tước đoạt”.

Tuyên truyền về đề xuất “Gác tranh chấp, cùng khai thác” ở Biển Đông

Chuyên gia và học giả Trung Quốc nhận định phương án “gác lại tranh chấp, cung nhau khai thác” mà nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra là cách hiện thực nhất có thể tiến hành, cho dù trước mắt tranh chấp vẫn còn tồn tại, nhưng mà các bên tranh chấp xúc tiền hợp tác không thể không có khả năng. Nhiều nguyên nhân trước mắt có thể thúc đẩy các bên tranh chấp tiến hành cùng nhau khai thác, các bên càng ngày càng nhận thức rằng: sự chia rẽ về ý thức sẽ không ngăn được sự cùng nhau khai thác giữa họ; vấn đề tranh chấp cần phải lấy phương thức hòa bình để giải quyết; khai thác kinh tế Biển Đông ngày càng ngày cấp thiết… Đáng chú ý, giới học giả Trung Quốc cũng đề xuất 3 hình thức “cùng nhau khai thác”: (1) Đặc điểm là lựa chọn đơn giản đối với nước có lợi. Hợp tác do 1 bên đại diện 2 bên quản lý và tiến hành khai thác tài nguyên khu vực tranh chấp, bên kia chỉ cần cùng hưởng và khấu trừ thành quả sau khi khai thác. (2) Đặc điểm của hình thức này mang tính cưỡng chế, là yêu cầu nước có lợi cần phải cưỡng chế công ty dầu khí của 2 bên hoặc công ty dâu khí khác đã được ủy quyền để ký kết hợp đồng đầu tư liên doanh, làm thống kê sản xuất và trữ lượng, phân hưởng lợi ích, phân chia rủi ro và thưởng, và giải quyết tranh chấp. (3) Mang tính “siêu cường quốc”, là một trong ba hình thức phức tập nhất và chế độ hóa nhất, yêu cầu sự hợp tác cao. Hình thức này là nước có lợi thông qua hiệp nghị thành lập cơ câu liên hợp quốc tế hoặc ủy ban có tư cách pháp nhân, thành viên sẽ do phân bổ 2 bên hợp thành, được trao quyền và thiết lập quyền hạn, và sẽ do đại biểu của cơ cấu này quản lý toàn diện khu vực chỉ định và khai thác tài nguyên.

Phân tích tình hình tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Giới chuyên gia, học giả Trung Quốc ngang nhiên ngụy biện, xuyên tạc: (1) Quần đảo Trường Sa luôn luôn là “lãnh thổ thiêng liêng” của Trung Quốc; chỉ trích các nước xung quanh Biển Đông nhiều lần “xâm chiếm”, tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông; cho rằng khu vực Biển Đông giàu tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên, nhưng lại không cách nào khai thác sử dụng được, làm trở ngại nghiêm trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. (2) Vấn đề Biển Đông luôn là tranh chấp và chia cắt giữa Trung Quốc và một bộ phận các quốc gia Đông Nam Á. Sự kiện này bản thân là vấn đề thuộc về phạm trù khu vực, chỉ cần các quốc gia liên quan trong khu vực tiến hành giải quyết là co thể. Nhưng mấy năm gần đây, cùng với giá trị của Biển Đông về vị trí chiến lược và tài nguyên dầu mỏ không ngừng gia tăng, đã làm cho nhiều nước ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ nhúng tay vào, nhằm mưu đồ mượn cớ phân chia. (3) Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông căng thẳng là do khu vực này tiềm tàng một nguồn tài nguyên phong phú và là con đường tất yếu đi qua giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cũng là con đường năng lượng của Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc. (4) Thực lực của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông vẫn còn có giới hạn, năng lực tác chiến xa của không hải quân khá hạn chế, đặc biệt là quần đảo Trường Sa, cách cơ sở gần nhất của Biển Đông cũng hơn 1.000 km.

Kết luận:

Nhằm củng cố, biện minh cho yêu sách “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông và phản bác, chỉ trích tuyên bố của các nước, giới chuyên gia, học giả Trung Quốc đã được Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn (tài chính, thông tin, ưu đãi…) viết các bài nghiên cứu, phân tích liên quan vấn đề Biển Đông. Đa phần nội dung các bài viết của Trung Quốc đều mang tính ngụy biện về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc; xuyên tạc, viện dẫn sai các quy định của UNCLOS và bác bỏ chứng cứ pháp lý, lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; lên án các hành động can dự của Mỹ và đồng minh trong khu vực; đổ lỗi cho các nước khác làm phức tạp tình hình và “xâm chiếm” biển đảo của Trung Quốc; ít có các bài viết phân tích từ khía cạnh luật pháp quốc tế một cách công bằng và có giá trị tham khảo.

RELATED ARTICLES

Tin mới