Wednesday, January 15, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiĐiện đàm với lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản, ông Trump nói...

Điện đàm với lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản, ông Trump nói gì?

Ông Trump cam kết Mỹ sẽ tiếp tục đối thoại với Triều Tiên và đề nghị Hàn Quốc đóng vai trò trung gian tích cực khi điện đàm với lãnh đạo Hàn Quốc, Nhật Bản từ Air Force One ngày 28-2.

Theo hãng tin Reuters, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sander xác nhận tổng thống Mỹ đã điện đàm với người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae In và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Các cuộc gọi được thực hiện từ Air Force One khi ông Trump đang trên đường về Mỹ sau cuộc gặp thượng đỉnh hai ngày với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội, Việt Nam.

Bà Sanders cho biết Tổng thống Mỹ cam kết Washington sẽ tiếp tục làm việc và nói chuyện với Bình Nhưỡng trong cuộc điện đàm song không nói thêm chi tiết.

Thông cáo của Văn phòng tổng thống Hàn Quốc ngày 1-3 đã tiết lộ thêm một chút về cuộc điện đàm này. Theo đó, Tổng thống Trump đã đề nghị ông Moon đóng “vai trò trung gian tích cực” giữa Mỹ và Triều Tiên.

Nhà lãnh đạo Hàn Quốc sau đó đáp lại rằng chính phủ của ông sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho các cuộc đàm phán tiếp theo giữa Bình Nhưỡng và Washington để hai bên sớm đạt được một kết quả cụ thể.

Tổng thống Moon được cho là đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp cao giữa Mỹ và Triều Tiên.

Từ Bình Nhưỡng, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cũng phát đi thông điệp tương tự của bà Sanders, nhấn mạnh Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Trump đã quyết định tiếp tục các cuộc đối thoại hữu ích giữa hai bên, hướng tới phi hạt nhân hóa toàn bộ bán đảo Triều Tiên và bước tiến đột phá trong quan hệ song phương.

Trước đó, trong cuộc họp báo chiều 28-2 tại Hà Nội, tổng thống Trump đã lập luận rằng các cuộc đàm phán ở Hà Nội không phải là không có tiến triển, với lý do Chủ tịch Kim Jong Un đã hứa với ông rằng sẽ tạm dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa khi hai người gặp nhau tối 27-2.

Đứng cạnh ông Trump, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng khẳng định việc không đạt được thỏa thuận tại Hà Nội không nhất thiết có nghĩa là quá trình phi hạt nhân hóa đã đi vào ngõ cụt.

RELATED ARTICLES

Tin mới