Sunday, November 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiCơ sở hạt nhân được nhắc tới trong thỏa thuận Trump-Kim "khủng"...

Cơ sở hạt nhân được nhắc tới trong thỏa thuận Trump-Kim “khủng” và quan trọng tới mức nào?

Trung tâm nghiên cứu khoa học Yongbyon đã là chủ đề chính trong đối thoại về vấn đề hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên suốt hơn 2 thập kỉ qua.

Ảnh: Yonhap

Được xây dựng từ những năm 1960 dưới thời kì lãnh đạo của ông Kim Nhật Thành, khu tổ hợp Yongbyon đã mở rộng quy mô bằng việc xây lắp thêm 1 lò phản ứng điện 5 megawatt, lò phản ứng nước nhẹ 100 megawatt, các cơ sở làm giàu uranium cũng như cơ sở tái chế nhiên liệu và viện nghiên cứu.

Siegfried Hecker, một nhà nghiên cứu hạt nhân hàng đầu tại Đại học Stanford từng thăm khu tổ hợp này 4 lần, đã gọi Yongbyon là “trái tâm của chương trình hạt nhân” Triều Tiên bởi nó sản xuất ra hai nguyên liệu chủ chốt trong quá trình chế tạo vũ khí hạt nhân là plutonium và uranium được làm giàu.

Cơ sở Yongbyon cũng sản xuất ra tritium, nguyên liệu cần thiết để chế tạo các đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vừa tên lửa tầm xa.

“Năng lực hạt nhân Triều Tiên sẽ dần dần suy giảm sau khi đóng cửa và phá hủy tổ hợp hạt nhân Yongbyon, bởi vì như vậy sẽ làm giảm quá trình sản xuất thêm plutonium có thể dùng cho bom hydro và các loại bom hạt nhân khác,” Hong Min, giám đốc khoa nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Nghiên cứu Thống nhất Quốc gia ở Hàn Quốc, cho hay.

Năm 2010, ông Hecker đã chứng kiến tại Yongbyon có tới 2.000 máy ly tâm đủ khả năng sản xuất uranium làm giàu đạt tiêu chuẩn dùng cho vũ khí. Ông tin rằng con số này đã gấp đôi vào thời điểm hiện tại.

Theo các chuyên gia ước tính, Yongbyon có khoảng 50kg plutonium, đủ dùng cho 6 tới 10 quả bom, và số uranium được làm giàu được cho là khoảng 250kg tới 500kg, đủ cho 25 tới 30 thiết bị hạt nhân các loại.

Triều Tiêu dường như đã bắt đầu chương trình làm giàu uranium sau khi gặp khó khăn trong việc thu thập thêm plutonium từ lò phản ứng nhiệt hạch vốn đã không được sử dụng từ những năm 1990 tới đầu những năm 2000.

Bình Nhưỡng đã 2 lần đồng ý dừng hoạt động và cho phép các chuyên gia nước ngoài khảo sát địa điểm này để đổi lấy viện trợ.

Lò phản ứng chính đã dừng hoạt động trong những năm 1990 nhưng đã bắt đầu chạy trở lại vào năm 2003 sau khi thỏa thuận sụp đổ.

Năm 2007, một thỏa thuận khác đã dẫn tới việc Triều Tiên phá hủy tháp làm mát trong năm 2008. Nhưng sau đó, Triều Tiên đã dùng nước sông để làm mát cho lò phản ứng.

“Cơ sở làm giàu uranium được vận hành trong năm 2010 yêu cầu các kĩ sư có nhiều kinh nghiệm để đạt được hiệu quả tốt,” Ahn Jin-soo, một cựu chuyên gia tại Viện không phổ biến và kiểm soát hạt nhân Hàn Quốc, cho hay.

Ngày hôm qua (28/2), thượng đỉnh Mỹ – Triều đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận chung.

Theo ông Trump, chủ tịch Kim Jong Un đã sẵn sàng để dỡ bỏ khu phức hợp thử nghiệm hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên, nhưng yêu cầu Mỹ đổi lại bằng cách “dỡ bỏ toàn bộ cấm vận. Tuy nhiên, phía Mỹ không đồng ý với đề nghị này, ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết họ đã “yêu cầu nhiều hơn” ở ông Kim.

RELATED ARTICLES

Tin mới