Friday, November 29, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn nhận về “chiến lược cải bắp” của TQ nhằm thâu tóm...

Nhìn nhận về “chiến lược cải bắp” của TQ nhằm thâu tóm Biển Đông

Từ những năm 2012, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng chiến lược dùng tàu cá, tàu kiểm ngư và tàu hải quân tạo thành 3 vòng, bao vây các đảo, bãi cạn mà Bắc Kinh muốn chiếm đóng, nhằm ngăn chặn tàu, thuyền các nước tiếp cận khu vực này. Đây là một trong những chiến lược thâm độc của Bắc Kinh để độc chiếm Biển Đông.

Chiến lược “cải bắp” là gì?

Từ đầu tháng 6/2014, trong khi đang duy trì hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, giới cầm quyền Bắc Kinh đã nhen nhóm âm mưu về một chiến lược thôn tính mới trên Biển Đông mang tên “chiến lược cải bắp”. Ngay từ cái tên “cải bắp” đã phần nào giúp người dân Việt Nam nói riêng và dư luận thế giới hình dung về một chiến lược mới từ Trung Quốc bởi hình ảnh chiếc “bắp cải” đã không còn là quá xa lạ với mọi người. Đây thực chất là việc Trung Quốc bố trí nhiều lớp tàu khác nhau, tương tự như các lớp lá của cải bắp để bao vây một khu vực đảo hay một bãi cạn nào đó. Một chiến lược mới mang tên “giản dị” nhưng đã thể hiện được sự thâm thúy, tàn độc của người tàu nhằm hiện thực hóa tham vọng “lưỡi bò chiếm Biển Đông”.

Để thực hiện chiến lược này, Trung Quốc sử dụng 3 lớp tàu các loại. Đầu tiên (sát trong cùng, Trung Quốc sử dụng một lực lượng tàu cá lớn của nước này “dàn hàng ngang” bao vây các đảo, bãi cạn (về mặt hình thức là đánh cá, thực chất là bao vây, kiềm tỏa). Tiếp sau lớp tàu cá của ngư dân, người tàu sẽ sử dụng tới con bài các tàu chấp pháp dân sự như tàu Hải tuần, Hải cảnh, Ngư chính. Sau cùng ở bên ngoài là tàu hải quân của quân đội Trung Quốc. Với việc bố trí 3 lớp tàu như hình cải bắp, giới cầm quyền Bắc Kinh đang thực hiện kế sách “một tên trúng hai đích”. Một mặt, lực lượng tàu hải quân của quân đội Trung Quốc ở lớp ngoài lấy lý do bảo vệ các hoạt động đánh bắt cá của ngư dân để ngăn cản lực lượng hải quân các nước tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố là có tranh chấp. Nếu lực lượng của các nước tuyên bố chủ quyền là dân sự (Cảnh sát biển, kiểm ngư…), thì “đón tiếp” những tàu này sẽ là các tàu ở vòng giữa của chiến lược cải bắp (Hải tuần, Hải cảnh, Ngư chính).

Mặt khác, sử dụng lực lượng lớn tàu cá của ngư dân bao vây đảo, bãi cạn ở vòng trong nhằm cắt đứt con đường vận chuyển, tiếp vận lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết cho lực lượng quân đội và nhân dân các nước có tuyên bố chủ quyền trên các đảo, bãi cạn. Đồng thời, nếu xung đột giữa binh lính đang đồn trú trên các đảo xảy ra với ngư dân Trung Quốc. Rõ ràng, người tàu có “cớ” để phát động một cuộc chiến tranh, hay ít nhất là một “động thái cứng rắn và mạnh tay về quân sự. Trương Triệu Trung, một tướng lĩnh của quân đội Trung Quốc từng lớn tiếng tuyên bố rằng: “Đối với những hòn đảo nhỏ đó, chỉ một vài binh lính có thể đóng ở đó nhưng không có thực phẩm hoặc thậm chí là nước uống ở đó. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược “cải bắp”, họ sẽ không thể đưa lương thực và nước uống lên đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong một đến hai tuần, các binh lính sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại”.

Như vậy, với “chiến lược cải bắp”, Trung Quốc đang cho thấy sự thâm độc của mình trong hiện thực hóa âm mưu chiếm Biển Đông. Chiến lược này nếu được tổ chức thành công trên thực tế thì một thực tế có thể thấy là rất khó có cơ hội để ngăn chặn chiến lược này một cách hiệu quả. Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược này đối với bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Philippin chiếm giữ và tuyên bố chủ quyền. Trên thực địa, Trung Quốc đã bố trí “thành công” 3 lớp tàu bao vây. Philippin hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong giải quyết vấn đề này. Rõ ràng, Trung Quốc dày công “xây dựng” “chiến lược cải bắp” không phải để “cho vui”, đích đến của chiến lược này là một Biển Đông hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Vì vậy, ngay từ lúc này, Việt Nam cần nêu cao cảnh giác nhằm đối phó có hiệu quả với chiến lược thâm độc này từ Trung Quốc.

Mục đích sâu xa của chiến lược này là cắt đứt con đường tiếp viện lương thực và nhu yếu phẩm cho các binh lính đồn trú trên các bãi cạn hay đảo chìm. Tướng Trung Quốc, Trương Triệu Trung từng lớn tiếng tuyên bố: “Đối với những hòn đảo nhỏ đó, chỉ một vài binh lính có thể đóng ở đó nhưng không có thực phẩm hoặc thậm chí là nước uống ở đó. Nếu chúng ta áp dụng chiến lược “cải bắp”, họ sẽ không thể đưa lương thực và nước uống lên đảo. Nếu không được cung cấp thực phẩm trong một đến hai tuần, các binh lính sẽ tự rời khỏi đảo. Một khi rời đi, họ sẽ không bao giờ có thể trở lại”.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của một kênh truyền hình Trung Quốc trước đây, Thiếu tướng Trương Thiệu Trung của Trung Quốc đề cập tới chiến lược “cải bắp” của Bắc Kinh. Theo đó, khi có tranh chấp lãnh hải, đầu tiên Trung Quốc đưa tàu cá đến khu vực, tiếp theo là tàu hải giám và cuối cùng là tàu chiến. Mỗi lúc thích hợp lại sử dụng một lớp, xiết chặt dần hơn để khẳng định yêu sách của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng chiến lược “cải bắp” ở Biển Đông

Đầu tiên, Trung Quốc (4-6/2012) bao vây, chiếm đóng thành công bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham. Bãi cạn trên nằm cách bờ Tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía Bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Trước tháng 4/2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Sự kiện bắt đầu khi tàu Philippines phát hiện ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản bị cấm ở bãi cạn và định tịch thu. Ngày 08/4/2012, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía Tây. Hải quân Philippines phát biện 8 tàu cá Trung Quốc, Sau khi kiểm tra tàu, nhà chức trách Philippines đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền. Sau khi nhận được thông báo của các tàu, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực này, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của chính phủ hai bên vẫn duy trì nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough. Tới cuối tháng 5/2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá. Nhiều tàu chính phủ và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động quanh bãi cạn. Kể từ tháng 6/2012, Trung Quốc đã duy trì kiểm soát tại bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú lâu dài trên bãi này.

Thứ hai, Trung Quốc (3/2019) điều hơn 100 tàu các loại, bao gồm nhiều tàu hải cảnh cỡ lớn tới sát đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đóng ở Washington. Từ giữa tháng 12/2018 Bắc Kinh đã điều 95 tàu đến đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, để ngăn chặn các hoạt động xây dựng của Philippines ở đây. Trước đó Trung Quốc (9/1/2013) điều hành loạt tàu chiến, tàu cá vỏ sát đổ bộ kéo sát vào khu vực đảo Thị Tứ, ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận khu vực này.

Thứ ba, Trung Quốc dùng chiến lược “cải bắp” bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 khi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Trong giai đoạn Trung Quốc (5/2014) điều giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam, Bắc Kinh đã điều hàng 100 tàu, trong đó có tàu chấp pháp, tàu phục vụ, tàu kéo, tàu chiến, tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám bao vây giàn khoan, ngăn cản tàu chấp pháp, tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc duy trì các tàu hoạt động trong bán kính 6,5 hải lý quanh giàn khoan 981, chia thành các tuyến bảo vệ, khi tàu của ngư dân và tàu chấp pháp Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 thì các tàu này sẽ ngăn cản và sẵn sàng va chạm với tàu Việt Nam.

Làm sao để phá chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc trên Biển Đông

Chiến lược của Trung Quốc đã bộc lộ rõ, để chống lại chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc thì việc duy trì con đường tiếp tế nhu yếu phẩm cho bãi cạn hay đảo chìm có ý nghĩa quyết định. Để chống lại chiến lược thâm hiểm này đòi hỏi sự tập trung cao độ vào việc giám sát sự di chuyển của đội tàu cá và tàu hải giám Trung Quốc.

Công tác tuần tra, phát hiện sớm các hoạt động bất thường của các tàu đánh cá Trung Quốc trong khu vực tranh chấp cần được thực hiện một cách thường xuyên. Kiên quyết không cho các tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng, một khi họ đã quây được thành 3 vòng thì rất khó để phá vỡ. Bài học của Phillippines là họ đã mất cảnh giác để cho các tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng. Khi các nhà chức trách Philippines nhận ra mưu đồ của Trung Quốc thì mọi sự đã rồi. Đối với Trung Quốc một khi họ đã chiếm được thì khó lòng lấy lại.

Các tàu hải giám là lực lượng bảo kê cho chiến lược “cải bắp” tuy nhiên những tàu này cũng chỉ có thể hoạt động trên biển với một thời gian nhất định. Khoảng cách rất xa từ đất liền đến khu vực Trường Sa của Việt Nam chính là điểm yếu của chiến lược này.

Nếu đã chậm chân, các tàu của Trung Quốc quây được thành 3 vòng thì phải bằng mọi giá duy trì được con đường tiếp tế cho binh lính đồn trú trên đảo. Trong trường hợp này thì thiết lập cầu hàng không tiếp tế nhu yếu phẩm bằng trực thăng từ các tàu bên ngoài vòng vây được xem là khả thi nhất.

Trung Quốc khó lòng có thể bắn hạ một trực thăng đang làm nhiệm vụ tiếp tế hàng hóa với mục đích nhân đạo. Mặt khác, nhu yếu phẩm cũng chính là điểm yếu của chiến lược “cải bắp”, các tàu của Trung Quốc phải trải qua một hải trình rất xa từ đất liền đến khu vực Biển Đông. Với lượng lương thực, nước uống mang theo, giỏi lắm thì họ cũng chỉ cầm cự được trên dưới 1 tháng. Như vậy nếu duy trì được việc tiếp tế cho các binh lính đồn trú trên các bãi cạn hay đảo chìm thì hoàn toàn có thể phá vỡ chiến lược “cải bắp” của Trung Quốc.

Nhận định của giới chuyên gia, học giả

Dư luận cho rằng Trung Quốc thích sử dụng chiến lược “cải bắp” trên Biển Đông là do: (1) Bắc Kinh muốn tránh bị xã hội quốc tế chỉ trích “Trung Quốc làm leo thang căng thẳng”. Việc dùng tàu chấp pháp và tàu dân sự làm “mồi nhử” cho phép Trung Quốc đổ lỗi cho đối thủ nếu các nước khác “động binh” trước. Kiểm soát được các đảo, đá mà không cần xung đột vũ trang chính là kịch bản mà Trung Quốc ưa thích nhất.(2) Trung Quốc luôn hạn chế tối đa phát sinh xung đột quân sự với Mỹ bằng cách gia tăng quyền kiểm soát các đảo, đá trên biển theo cách tiến từng bước nhỏ, biến tình hình thành “sự đã rồi” và đặt các bên liên quan vào thế không thể xoay chiều.

Trên Defense News, tác giả Wendell Minnick nhận định, việc sử dụng chiến thuật dàn trận bằng tàu cá để khẳng định và bảo vệ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông đang là một xu hướng “không thể dừng được”. Cùng quan điểm trên, Sam Tangredi, tác giả cuốn sách Cuộc chiến chống xâm nhập cho biết việc đưa các tàu tới để bao vây khu vực có tranh chấp hoặc tạo nên rào chắn để ngăn các tàu hải quân hoặc tuần duyên của nước khác tạo nên một hình ảnh mềm hơn, không gây tác động tiêu cực bằng tàu chiến. Trung Quốc có thể sử dụng hình ảnh các tàu cá để diễn giải thành một hình thức đấu tranh hòa bình tự phát, từ lòng nhiệt thành của dân chúng.

Đáng chú ý, nhiều chuyên gia cho rằng hiện rằng vũ khí lợi hại nhất của Bắc Kinh không phải là quân sự mà có thể là các tàu cá. Trong những năm gần đây, ngư dân Trung Quốc còn được chính phủ hỗ trợ tích cực về mặt tài chính và kỹ thuật. Theo Xinhua, tính đến cuối năm ngoái, hơn 50.000 tàu cá của Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, giúp kết nối với lực lượng tuần duyên Trung Quốc mỗi khi có sự cố trên biển. Họ chỉ phải trả 10% giá trị thiết bị, còn lại chính quyền hỗ trợ. Các ngư dân ở đảo Hải Nam nói với Reuters rằng chính phủ khuyến khích họ đi đến các vùng có tranh chấp. Mỗi tàu có động cơ 500 mã lực được trả 320-480 USD mỗi ngày. Dean Cheng, một chuyên gia quân sự của Trung Quốc làm việc tại Quỹ Di sản (Heritage Foundation), cho rằng việc Bắc Kinh huy động đội quân tàu cá khiến đối phương bị đặt vào tình thế khó xử. Nếu các nước sử dụng hải quân thì sẽ khiến căng thẳng gia tăng và mất đi sự ủng hộ về chính trị của thế giới, nhưng nếu không làm gì thì chủ quyền sẽ vào tay Bắc Kinh và mất kiểm soát về mặt hành chính trên biển.

RELATED ARTICLES

Tin mới