Trong khi người tiền nhiệm Obama nói nhiều về nước Mỹ xoay trục sang châu Á thì đương kim Tổng thống Mỹ Trump đang cố gắng làm ngược lại.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (nhiệm kỳ trước) nói nhiều về việc xoay trục sang châu Á. Còn đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump thì lại nỗ lực làm cho châu Á xoay trục sang Mỹ.
Trong 2 năm qua, Tổng thống Trump đã làm nhiều việc để tăng sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Nhưng ông vẫn phải làm nhiều nữa mới đạt được mục tiêu của mình. Cuộc cạnh tranh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là một cuộc chay đua marathon chứ không phải một cuộc chạy nước rút.
Washington đang cần suy nghĩ nghiêm túc về cách để duy trì chiến lược khu vực này trong dài hạn, qua năm 2020. Và những gì Mỹ thực hiện cần nằm trong chiến lược tổng thể duy trì ổn định tại các khu vực chính trên thế giới và bảo đảm tự do căn bản (về đường không, đường biển, vũ trụ và không gian mạng) có lợi cho Mỹ và tất cả các nước khác.
Coi trọng an ninh quốc gia
Nhà Trắng đã bác bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng vẫn chưa đưa ra được một thỏa thuận tốt hơn để thay thế. Nhưng mặt khác, chính quyền ông Trump lại rất rõ ràng về các chiến lược an ninh quốc gia của nước Mỹ. Washington không có ý định nhượng bộ không gian ở châu Á. Về sau, Mỹ đã gia nhập đội ngũ các quốc gia có cùng quan điểm về một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.
Trong hai năm qua, ba vấn đề khu vực chiếm phần lớn sự chú ý của Washington là Afghanistan, Triều Tiên, và Trung Quốc.
Vào tháng 8/2017, Tổng thống Mỹ công bố chiến lược Afghanistan. Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ người dân Afghanistan theo hướng bảo đảm nước này không quay trở lại thành thánh địa cho chủ nghĩa khủng bố liên quốc gia và bảo đảm rằng xung đột ở quốc gia này không trở thành nguyên nhân gây bất ổn định ở Nam Á.
Liên quan đến Triều Tiên, Mỹ có 2 lợi ích cốt lõi: ngăn ngừa chiến tranh ở Đông Bắc Á và bảo vệ đất liền Mỹ khỏi việc bị đe dọa tấn công hạt nhân. Nếu đàm phán Mỹ-Triều Tiên về phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên mà thành công thì điều này rõ ràng đem lại hòa bình và ổn định cho khu vực.
Trung Quốc vẫn là trọng điểm số 1 trong chiến lược của Mỹ
Tất nhiên trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ vẫn là Trung Quốc. Cách tiếp cận truyền thống của Mỹ là cố gắng thích ứng, hợp tác với Bắc Kinh và tránh đối đầu ở mức có thể. Còn Tổng thống Mỹ Trump hiện nay thì lại xoay ngược cách tiếp cận đó. Nước Mỹ dưới thời ông Trump đã chủ động tìm kiếm mọi điểm ganh đua trên khắp các lĩnh vực quân sự, an ninh, ngoại giao và kinh tế. Mỹ vừa rồi đã thực hiện nhiều cuộc diễn tập tự do hàng hải ở Biển Đông, đối mặt trực tiếp với Bắc Kinh bằng thuế quan, đưa ra yêu cầu cao trong đàm phán thương mại với Trung Quốc và chỉ trích đại sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Bằng việc thách thức Trung Quốc trên các phương diện này, chính quyền ông Trump muốn ép Bắc Kinh công nhận các lợi ích của Washington và do đó đạt được một mối quan hệ ổn định hơn giữa 2 cường quốc.
Trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ cần đến mối quan hệ đồng minh mạnh và quan hệ đối tác chiến lược trong khu vực. Ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 đồng minh lớn nhất trong khu vực, Washington còn để ý tới mối quan hệ với các nước như Bangladesh (có thái độ cảnh giác với Trung Quốc), rồi các đảo quốc ở Thái Bình Dương – tuy nhỏ nhưng có tầm quan trọng chiến lược.
Mỹ không cần một NATO Thái Bình Dương. Mỹ phải tôn trọng ASEAN nhưng đồng thời phải trông cậy thêm vào nhóm Bộ tứ Đối thoại An ninh Quad (gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ) – một mạng lưới phi chính thức nhưng rất quan trọng đối với Mỹ.
Khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông James Mattis đưa ra khái niệm mà ông gọi là “Triển khai Lực lượng Động”. Mục tiêu là phát triển các cách thức tốt hơn để có thể điều nhanh các lực lượng có hạn tới những nơi cần thiết.
Trung Quốc biết rõ Mỹ không đủ lực lượng để hiện diện ở mọi nơi. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể dè chừng Mỹ nếu Mỹ đưa thêm tàu ngầm vào căn cứ Guam, đầu tư thêm vào tàu ngầm tấn công ở mức tối đa, đầu tư vào một phi cơ không người lái tàng hình tấn công tầm xa có thể phóng từ tàu sân bay, và tái thiết lập sự hiện diện không quân ở Thái Lan