Wednesday, November 27, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMột số nét khái quát về chính sách Biển Đông của Malaysia

Một số nét khái quát về chính sách Biển Đông của Malaysia

Malaysia là một trong 5 nước tồn tại tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong nhiều năm qua, Malaysia đã tích cực thực thi chính sách Biển Đông nhằm bảo vệ “chủ quyền” và lợi ích của mình trong khu vực.

Kể từ cuối những năm 1960, chính sách Biển Đông của Malaysia đã trải qua các giai đoạn khác nhau: giai đoạn sau những năm 1960 bắt đầu thăm dò khai thác dầu khí, đến những năm 1980 bắt đầu chiếm lĩnh các hòn đảo, sau đó là việc xây dựng đảo cũng như không ngừng củng cố và tăng cường công khai chủ quyền…

Cùng với việc xây dựng các giếng dầu ngoài biển, tài nguyên dầu khí của Biển Đông bị khai thác trắng trợn và chuyển về trong nước Malaysia: việc xây dựng 5 căn cứ quân sự trên các đảo chiếm đóng trái phép của Việt Nam, cũng khiến Malaysia từng bước củng cố cũng như mở rộng sự hiện diện về kinh tế và quân sự tại Biển Đông.

Từ trước đến nay, Malaysia thúc đẩy chính sách tương đối khiêm tốn “không đối đầu, không gây chuyện” trong vấn đề Biển Đông, cố gắng tránh xung đột bên ngoài, đặc biệt là xung đột quân sự, mà sử dụng nhiều hơn biện pháp chính trị để đảm bảo duy trì lợi ích vốn có của mình tại Biển Đông. Malaysia ủng hộ đề xướng hợp tác khai thác chung ở Biển Đông, giữ lập kiềm chế trong vấn đề Biển Đông, không ngừng tăng cường xây dựng năng lực quân sự của mình ở khu vực Biển Đông, thúc đẩy hợp tác quân sự với các nước như Mỹ, Việt Nam…

Kiên trì tuyên bố chủ quyền, duy trì thái độ kiềm chế

Nhiều năm nay, về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, Malaysia một mặt hoàn toàn không buông lỏng tuyên bố chủ quyền của mình, từ những năm 1980 đến nay, chính phủ qua các nhiệm kỳ luôn kiên trì thái độ không nhượng bộ đối với tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, mặt khác lại luôn lựa chọn thái độ tương đối bình tĩnh ôn hòa, chủ trương bằng phương thức hòa bình, thông qua con đường ngoại giao để giải quyết tranh chấp.

Chính thái độ đối phó thực dụng này khiến Malaysia có thể kiểm soát một cách thực tế các hòn đảo đã chiếm được ở Trường Sa. Nhà nghiên cứu địa chính trị của Học viện không gian địa lý thuộc trường Đại học Khoa học tự nhiên Malaysia, Azmi Hassan thậm chí gọi biện pháp ngoại giao này của Malaysia là “hình mẫu ngoại giao”. Ông nói, so với xung đột do đảo Hoàng Nham giữa Trung Quốc và Philippines, Malaysia xử lý ổn thỏa tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Phương thức đối phó “đối kháng và xung đột” mà Philippines lựa chọn khiến họ không thể duy trì được hiện trạng cho đảo Hoàng Nham, trong khi phương thức đối phó theo chủ nghĩa thực dụng mà Malaysia lựa chọn đã thành công trong việc tránh được xung đột với Bắc Kinh, khiến bãi cạn James đang có sự tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Malaysia vẫn ở trong vòng kiểm soát của Malaysia.

Ngang nhiên khai thác dầu khí, thúc đẩy khai thác chung

Về vấn đề Biển Đông, đồng thời với việc kiên trì giải quyết tranh chấp bằng phương thức ngoại giao, Chính phủ Malaysia chưa từng từ bỏ hoặc ngừng khai thác nguồn dầu khí ở khu vực đã chiếm lĩnh được ở Biển Đông.

Giành được điều kiện khai thác dầu khí đặc biệt, từ những năm 1970 Malaysia bắt đầu hợp tác với những hãng dầu khí quốc tế lớn, liên tục khai thác nguồn dầu khí ở Biển Đông. Năm 1972, ngoài khơi bờ biển Sabah và Sarawak, lần đầu tiên phát hiện ra dầu mỏ. Ngay sau đó, rất nhiều giếng dầu được xây dựng tại đây, khai thác dầu mỏ triển khai từ đó. Theo thống kê, tổng lượng dầu mỏ của những giếng dầu này gấp hai lần nhu cầu tiêu thụ trong nước khi đó của Malaysia. Cho đến năm 1980, công suất lọc dầu mỗi ngày ở mức 280 đên 300 nghìn thùng, tương đương với 40.000 tấn. Dầu khí đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Malaysia. Khí hóa lỏng cũng bắt đầu xuất khẩu từ năm 1983, các nhà máy khí hóa lỏng được xây dựng ở Bintulu bờ biển Trung bộ Sarawak. Cho đến năm 2011, Malaysia khai thác tổng cộng 18 mỏ dầu và 40 mỏ khí tại vùng biển năm trong “đường 9 đoạn” trên Biển Đông của Trung Quốc. Sản lượng dầu khí mỗi năm vượt 30 triệu tấn, sản lượng khí đốt gần 150 triệu m3/năm. 70% lượng dầu khí xuất khẩu của Malaysia đến từ vùng biển thuộc “đường 9 đoạn” trên Biển Đông.

Đồng thời với việc không ngừng khai thác trắng trợn nguồn dầu khí Biển Đông. Thủ tướng Najib Razak (6/2011) đề nghị các nước liên quan thanh lập một cơ quan chuyên môn để thúc đẩy các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là dầu lửa ở khu vực này. Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia khi đó là ông Ahmad Zahid Hamidi nói với truyền thông: “Đối với chúng tôi, công việc quan trọng nhất không phải là đánh thắng được bao nhiêu trận, mà là tránh được bao nhiêu cuộc chiến tranh. Cố gắng để có thể tránh được khủng hoảng, xung đột hoặc chiến tranh mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của chúng tôi. Hiện nay trong khu vực Biển Đông, vấn đề tranh chấp lãnh thổ mà các nước đang đối mặt ở một mức độ rất lớn phát sinh từ lợi ích kinh tế. Và biện pháp giải quyết chính là tiến hành hợp tác khai thác cùng có lợi”. Ông còn lấy vị dụ hai nước Malaysia và Ấn Độ cùng đánh bắt cá trong vùng biển đang tranh chấp chủ quyền để minh họa cho tầm quan trọng của hợp tác cùng có lợi.

Ngoài ra, Malaysia còn đề xướng dựa vào phương thức tổ chức “Cơ chế cho vay với mục đích đặc biệt” (SPV) để tiến hành khai thác chung nguồn dầu khí. SPV có nghĩa là xây dựng một “công ty mục đích đặc thù”, để các nước liên quan tham gia vào đó bằng hình thức cổ phần. Tiến hành khai thác chung tài nguyên bằng phương thức này, Malaysia có thể coi là có kinh nghiệm thành công. Hai nước Malaysia và Thái Lan đã thành công trong việc triển khai các dự án liên quan về khai thác chung trong khi vực biển tranh chấp phía Nam vịnh Thái Lan, dự án này trở thành trường hợp thành công đầu tiên của Đông Nam Á trong việc “gác lại tranh chấp, cùng khai thác chung” tài nguyên trên biển.

Theo quan điểm này, Malaysia ra sức khuyến khích các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông gác lại tranh chấp lãnh thổ, tránh xung đột vũ trang, tiến hành khai thác chung ở Biển Đông, để theo đuổi hợp tác cùng thắng về mặt kinh tế.

Kiên trì “Ngoại giao thầm lặng”, tránh xung đột quân sự

Cùng với việc tình hình căng thẳng ở Biển Đông gia tăng, sự cảnh giác của Malaysia đối với Trung Quốc tăng lên rõ rệt. Thứ trưởng Ngoại giao Malaysia Hamzah Zainuddin khi trả lời câu hỏi của quốc hội vào ngày 15/6/2015 cho biết, các nước ASEAN bao gồm cả Malaysia không công nhận tuyên bố chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc dựa trên “đường 9 đoạn”, bởi vì tuyên bố này không phù hợp với “Công ước Liên hợp quốc về luật biển” và các luật pháp quốc tế liên quan. Đồng thời, Malaysia tiếp tục dựa trên “ngoại giao thầm lặng” để đối phó với những thay đổi của tình hình Biển Đông. Cái gọi là “ngoại giao thầm lặng” thực chất là sách lược ngoại giao dựa trên nguyên tắc cốt lõi “không đối kháng, tránh xung đột”. Sách lược này cũng là một “biện pháp cân bằng” mà Malaysia đã sử dụng để đối phó với tình hình Biển Đông đầy phức tạp và biến động.

Khi tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 23 tại Manila, Thủ tướng Najib (11/2015) đã có cuộc hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình. Najib sau đó đã bày tỏ với báo chí rằng trong cuộc hội đàm Chủ tịch Tập Cận Bình đã tán thành chính sách “ngoại giao thầm lặng” mà Chính phủ Malaysia đã lựa chọn trong vấn đề Biển Đông. Các học giả phương Tây chỉ ra rằng Malaysia cho rằng chủ nghĩa dân tộc cấp tiến sẽ hạn chế các lựa chọn chiến lược của chính phủ và làm tổn hại đến quan hệ song phương. Bắc Kinh cũng qua các kênh công khai và nội bộ tán thành “sách lược thầm lặng” mà Chính phủ Malaysia lựa chọn, trong vấn đề Biển Đông thái độ đối với Malaysia cũng ôn hòa hơn nhiều so với Việt Nam và Philippines.

Một số tuyên bố đáng chú ý của Malaysia về vấn đề Biển Đông

Từ khi lên cầm quyền đến nay, Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã có nhiều tuyên bố, hành động cụ thể khẳng định sẽ làm hết sức để bảo vệ chủ quyền, lợi ích của Malaysia ở Biển Đông và phản đối các hành động phi pháp, đe dọa sử dụng vũ lực hay quân sự hóa trong khu vực, cụ thể: (1) Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad (14/8) tuyên bố Malaysia “ủng hộ việc các tàu biển, kể cả chiến hạm, di chuyển qua Biển Đông, nhưng phản đối việc triển khai lực lượng đóng quân tại đó”; lên tiếng cảnh báo việc quân sự hóa trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông có thể sẽ gây nên chạy đua vũ trang không lành mạnh. Ông Mahathir cũng tố cáo Mỹ can thiệp vào các tranh chấp thuần túy của châu Á với việc thường xuyên cho tàu chiến, máy bay triển khai hoạt động cũng như việc Trung Quốc cho tàu tuần tra trong vùng. Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng ông Mahathir sẽ cứng rắn với các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông hơn so với người tiền nhiệm, vốn bị coi là nhượng bộ Bắc Kinh và Malaysia sẽ quyết tâm cao để bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước này trên Biển Đông. (2) Ông Mahathir Mohamad tuyên bố, Trung Quốc cần tôn trọng quyền tự do đi lại trên Biển Đông của tàu bè tất cả các nước và Trung Quốc chớ nên gây căng thẳng không cần thiết ở vùng biển này. (3) Ngoài ra, ông Mahathir Mohamad cũng đang tìm cách giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Malaysia bằng cách tăng cường hợp tác với các nước (ASEAN, Mỹ và Nhật Bản) và xem xét, hủy một dự án do các công ty Trung Quốc tài trợ. Hành động này của Malaysia có thể sẽ góp phần thúc đẩy nước này có thái độ cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Trong chuyến thăm Trung Quốc 5 ngày (17-21/8), Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad đã tuyên bố hủy bỏ dự án đường sắt cao tốc và hai đường ống dẫn năng lượng trị giá 22 tỷ USD với Trung Quốc.Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ riêng việc phá vỡ hợp đồng dự án Đường sắt bờ biển phía Đông (ECRL), phía Malaysia sẽ phải bồi thường cho các công ty Trung Quốc khoảng 5,5 tỷ USD.

Trước đó, tờ New Straits Times của Malaysia (2/3) đăng bài viết cho rằng Malaysia có quyền yêu sách ở quần đảo Trường Sa. Bài viết cho rằng theo luật biển, Malaysia có quyền yêu sách lãnh thổ trong phạm vi biên giới hợp pháp của mình ở Biển Đông, bao gồm các đảo, bãi cạn, bãi ngầm của quần đảo Trường Sa. Theo Chuẩn đô đốc đã nghỉ hưu Tan Sri K. “Bob” Thanabalasingam của Hải quân hoàng gia Malaysia, các yêu sách của nước này là “không thể bác bỏ được, trừ những khu vực có chồng lấn yêu sách với các nước láng giềng” bởi các yêu sách của Malaysia hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật Biển 1982. Ông Thanabalasingam cho rằng, yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc là phi pháp vì không có điều khoản nào trong luật nói về quyền lịch sử. Theo ông Thanabalasingam, các yêu sách của Trung Quốc rất nực cười vì họ mở rộng ra đến tận vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, gần với lãnh hải của Sabah và Sarawak. “Thậm chí, nếu quay trở lại cách đây 100 hay 1000 năm, họ chưa bao giờ thực thi yêu sách của mình”. Theo một chuyên gia phân tích quốc phòng, Malaysia tỏ ra nghiêm túc trong vấn đề Trường Sa từ khi Thủ tướng Mahathir lên nắm quyền nhiệm kỳ đầu tiên.

Phát biểu tại Bộ Quốc phòng ngày 21/2 vừa rồi, Thủ tướng Mahathir cho rằng, với vị trí chiến lược, Malaysia phải đối mặt với nhiều đe dọa từ các cường quốc, và đây là lúc nước này “cần thực hiện chính sách ngoại giao phù hợp mà không phải đánh đổi chủ quyền”. Martin A. Sebastian, Giám đốc Trung tâm An ninh biển và Ngoại giao thuộc Viện Biển Malaysia, ủng hộ quan điểm của Thủ tướng Mahathir, cho rằng Malaysia đã xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa từ những năm 1980-1990 để khẳng định chủ quyền của mình; dù hiện nay các nước xây dựng tại các đảo nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Kuala Lumpur sẽ duy trì nguyên trạng để cùng tồn tại hòa bình. Ông Sebastian cũng cho biết, Malaysia nên bảo vệ các nguồn sinh vật biển ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các cơ quan chức năng chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp ở Trường Sa vì điều này sẽ gây xói mòn và tổn hại môi trường.

Đáng chú ý, phát biểu trước chuyến thăm của Thủ tướng Malaysia Mahathir tới Trung Quốc, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah (24/4) cho biết, chính phủ Trung Quốc đang muốn bàn về các vấn đề an toàn và an ninh ở Biển Đông trong các cuộc gặp chính thức với Malaysia. Tuy nhiên, Malaysia ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN khi thảo luận với Trung Quốc. Ông Saifuddin Abdullah nhấn mạnh rằng Thủ tướng Mahathir đã nói rõ quan điểm về vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới