Dù đến nay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa công bố ngày cụ thể của Hội nghị toàn thể Trung ương 4 ĐCSTQ Khóa 19. Nhưng gần đây ông Tập Cận Bình thường xuyên dùng những từ ngữ mạnh mẽ, đặc biệt khác thường. Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy sẽ có “chuyện lớn” tại Hội nghị Trung ương 4 lần này?
Ngày 3/9, trong bài phát biểu tại Trường Đảng Trung ương, ông Tập Cận Bình đã có đến trên 60 lần nhắc đến hai chữ “đấu tranh”, ẩn ức tâm lý này khiến giới quan sát không khỏi băn khoăn không biết Tập Cận Bình muốn đấu tranh với ai? Tại sao phải đấu tranh? Điều này phản ánh nội tình không đơn giản.
Ngày 2/10 là ngày thứ hai của Đại lễ duyệt binh quy mô lớn nhất trong lịch sử ĐCSTQ, ông Tập đã công bố lại bài phát biểu từ năm ngoái, đề cập đến sự suy tàn của các vương triều trong lịch sử Trung Quốc và sự tan rã của Liên Xô, ông Tập nhấn mạnh “dám hướng mũi dao vào trong”, “ngăn chặn thảm họa từ bên trong”… những biểu hiện như chỉ ra đối tượng hàng đầu của vấn đề “đấu tranh” mà ông Tập đề cập nằm ngay trong Đảng.
Ngày 13/10, khi ông Tập Cận Bình thăm Nepal lại có phát ngôn khá bất thường: “Bất cứ kẻ nào có ý đồ muốn chia tách bất kỳ khu vực nào của Trung Quốc, phải chịu hậu quả thịt nát xương tan.” Ngôn từ của Tập Cận Bình rất nghiêm khắc, rất rõ ràng, cảnh cáo kẻ thù chính trị nội bộ đang sử dụng Hồng Kông và Đài Loan để gây rối loạn: chớ manh động, hậu quả rất thê thảm.
Vậy kẻ thù chính trị là ai? Đó là phe phái cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân (phái Giang).
Rõ ràng, ông Tập Cận Bình đã ý thức mối đe dọa lớn nhất đối với bản thân vẫn là thế lực phái Giang trong Đảng. Phái Giang đang muốn tận dụng cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, sự cố Hồng Kông và suy thoái kinh tế, để gây sức ép cho ông Tập Cận Bình tại Hội nghị toàn thể lần thứ 4 sắp tới, ép truy cứu trách nhiệm, và thậm chí phải từ chức.
Trên thực tế, nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến thương mại là TT Trump muốn điều chỉnh cơ cấu và các chính sách thương mại bất bình đẳng đã hình thành qua thời gian dài ĐCSTQ nằm trong tay phái Giang. Hồi tháng 5 năm nay, thỏa thuận Trung-Mỹ gần như sắp thành công thì lại bị phái Giang (đại diện quyền lực Hàn Chính trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị) gây rối. Ông Hàn Chính là bàn tay đen đứng sau hậu trường làm Hồng Kông rối loạn.
Nhưng chuyện phái Giang gây khó cho ông Tập Cận Bình không đơn giản để ép ông Tập Cận Bình hối lỗi và từ chức, quan trọng hơn là tính món nợ trong cuộc chiến chống tham nhũng từ vài năm qua mà ông Tập Cận Bình triển khai, là muốn “lấy đầu” của ông Tập Cận Bình. Như vậy đây là ván cờ một mất một còn. Việc ông Tập dùng những ngôn từ đặc biệt khắc nghiệt cho thấy ý định đáp trả bằng nắm đấm sắt, sẽ không nhượng bộ. Động thái cũng nhằm tạo thanh thế dư luận.
Lợi thế của ông Tập Cận Bình là ông ta vẫn kiểm soát quyền lực tối cao, đặc biệt là nắm quyền chỉ huy và điều động quân đội, có đại quyền sinh sát phái Giang. Vì vậy có thể khẳng định việc bắt giữ ông Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng, Hàn Chính cùng các nhân vật khác phái Giang hoàn toàn nằm trong khả năng của ông Tập. Nhưng tình hình đang thay đổi nhanh chóng, bất lợi của ông Tập Cận Bình là cánh tay phải Vương Kỳ Sơn không còn uy thế như trước để răn đe phái Giang. Trong khi vì vụ án vi phạm xây dựng tại Tần Lĩnh tỉnh Thiểm Tây khiến Bí thư đương nhiệm của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Triệu Lạc Tế bị mất tín nhiệm, thậm chí có những nguồn tin cho biết ông Tập Cận Bình đã nhiều lần cảnh báo ông Triệu Lạc Tế chưa tạo ra được bước đột phá trong các vụ án lớn của phái Giang. Còn hai nhật vật cấp cao phái Giang đầy quyền lực hiện nay là ông Hàn Chính và ông Vương Hộ Ninh thì như hai gọng kìm kẹp hai bên, hướng mà ông Tập Cận Bình đi theo những chính sách sai lầm trong việc giải quyết những vấn đề của cuộc chiến thương mại với Mỹ và tình hình Hồng Kông.
Ông Tập Cận Bình có nắm được thời cơ Hội nghị toàn thể Trung ương 4 lần này để chủ động tấn công hay không là chìa khóa quan trọng. Bất chấp những thỏa thuận giữa hai phe Tập – Giang tại Đại hội 19, âm mưu giành lại quyền lực của phái Giang chưa bao giờ nguôi ngoai. Gần đây, nhân lúc Phó Thủ tướng Singapore đến Trùng Khánh, ông Hàn Chính đã ám chỉ nhân vật kế nhiệm ông Tập Cận Bình là Trần Mẫn Nhĩ. Thực ra, đây là một âm mưu của phái Giang với một số mục đích chính:
(1) Lo lắng ông Tập Cận Bình hạ thủ nặng tay đối với một số “hổ to” phái Giang trong dịp Hội nghị toàn thể Trung ương 4, vì vậy mà ông Hàn Chính giả vờ đầu hàng. Điều này nhất quán phát biểu ôn hòa của ông Hàn Chính tại Thanh Đảo về vấn đề cởi mở đối với các tập đoàn đa quốc gia; cũng cho thấy có thể trong hiệp định thương mại Trung-Mỹ, ông Tập Cận Bình đã áp đảo được phái Giang.
(2) Gây bất hòa mối quan hệ giữa ông Trần Mẫn Nhĩ và ông Tập Cận Bình.
(3) Dùng vấn đề người tiếp quản ám chỉ bóng gió lại vấn đề ông Tập Cận Bình kéo dài nhiệm kỳ Chủ tịch nước, một lần nữa chơi đòn tâm lý khó nắm bắt.
Chiêu này của phái Giang là vô cùng nham hiểm. Vì xu thế thực tế hiện đã rõ ràng, ngày tàn của ĐCSTQ đã điểm, dân chúng đã từ lâu tẩy chay ĐCSTQ, các tội ác ngút trời do ĐCSTQ gây ra đang chờ ngày phán quyết, vai trò kiến thiết tương lai không có chỗ cho ĐCSTQ nên về cơ bản không còn cái gọi là người tiếp quản quyền lực. Như vậy rõ ràng ông Hàn Chính chế tác ra cái gọi là người tiếp quản là có dụng ý dùng ĐCSTQ để trói buộc ông Tập Cận Bình, để ông gánh chịu tội lỗi, để bị đào thải cùng ĐCSTQ, giúp phái Giang thoái thác tội lỗi.
Dù hiện nay chúng ta không biết chi tiết về ván cờ giữa phái Tập và phái Giang, nhưng qua các thông tin công khai cho thấy có những vấn đề phần nào giải quyết được phản ánh ông Tập Cận Bình đã áp chế được phái Giang. Thứ nhất là chuyện ngày 19/10 ông Lưu Hạc xuất hiện tại Giang Tây và tuyên bố đàm phán Trung-Mỹ đã đạt được tiến bộ đáng kể về nhiều mặt, đã đặt được nền móng cho thỏa thuận giai đoạn đầu, điều này phù hợp với thái độ của Mỹ, cho thấy ông Tập Cận Bình đã áp đảo được ông Hàn Chính thuộc phái Giang. Thứ hai, cùng ngày, trước Hội nghị các tập đoàn đa quốc gia tại Thanh Đảo, ông Hàn Chính phát biểu tuyên bố ủng hộ hiệp định thương mại với việc giảm thuế cũng như loại bỏ các hàng rào thuế quan, ít nhất cho thấy bề mặt ông Hàn Chính đã phải mềm mỏng. Thứ ba, sự kiện ở Trùng Khánh, việc ông Hàn Chính ám chí người kế nhiệm Trần Mẫn Nhĩ, nhìn bề ngoài có vẻ là ý tốt với ông Tập Cận Bình, nhưng thực tế là giá họa cho người khác.
Tóm lại, như đã phân tích, việc đàm phán thương mại Mỹ-Trung đạt được hay không, thành công của ông Lưu Hạc tại bàn đàm phán chỉ là một phần, còn mấu chốt là ông Tập Cận Bình loại bỏ được sự can thiệp của phái Giang và có khả năng tự bảo vệ Đảng ra sao. Sau khi ông Lưu Hạc từ Mỹ trở về, một số dấu hiệu kể trên cho thấy ông Tập Cận Bình đang hành động như vậy. Nếu ông Tập Cận Bình có thể tiếp tục con đường loại bỏ sự can thiệp của phái Giang và có khả năng tự bảo vệ Đảng thì phái Giang sẽ tê liệt tại Hội nghị toàn thể Trung ương 4, nhưng có lẽ cơ hội không quá lớn.