Monday, November 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHội nghị Trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xuất hiện...

Hội nghị Trung ương 4 Đảng Cộng sản Trung Quốc: Xuất hiện gương mặt mới kế nhiệm Tập Cận Bình

Đảng Cộng sản Trung Quốc (28-31/10) tổ chức Hội nghị Trung ương 4 tại Thủ đô Bắc Kinh, nhằm nghiên cứu nhiều vấn đề trọng đại về kiên trì và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia.

Bối cảnh diễn ra Hội nghị Trung ương 4

Đây là hội nghị trung ương đầu tiên trong vòng gần 20 tháng qua tại Trung Quốc. Sự kiện năm nay diễn ra trong bối cảnh kinh tế đang tăng trưởng chậm lại, tình hình Hồng Kông căng thẳng và thương chiến với Mỹ chưa rõ hồi kết. Theo hãng tin AP, kinh tế Trung Quốc trong quý III/2019 chỉ tăng trưởng 6%, mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ qua giữa lúc nhu cầu đối với mọi thứ trong nước, từ xe cộ đến căn hộ, bị sụt giảm.

Trong khi đó, cuộc chiến thương mại với Mỹ đang tác động tiêu cực lên lĩnh vực xuất khẩu. Tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei cũng đang đối mặt với thách thức trước chiến dịch tẩy chay của Washington khi bị xem là mối đe dọa an ninh. Tại Hồng Kông, các cuộc biểu tình chống chính quyền vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt do không bên nào cho thấy dấu hiệu nhượng bộ, khiến kinh tế địa phương rơi vào suy thoái.

Từ đầu năm, Trung Quốc liên tục có các động thái gây sức ép nhằm tìm cách thống nhất vơi Đài Loan. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (1/2019) nhấn mạnh Trung Quốc phải thống nhất và Đài Loan sẽ không vắng mặt trong tiến trình “phục hưng dân tộc Trung Hoa”, đồng thời khẳng định Trung Quốc thực hiện mục tiêu thống nhất hòa bình; tìm kiếm phương án Đài Loan “một nước hai chế độ”, làm phong phú thực tiễn thống nhất hòa bình; kiên trì nguyên tắc một nước Trung Quốc, giữ gìn triển vọng thống nhất hòa bình; sâu sắc sự phát triển hội nhập giữa hai bờ, củng cố nền tảng thống nhất hòa bình; thực hiện gắn kết tâm tư nguyện vọng của nhân dân hai bờ, tăng cường sự đồng thuận đối với thống nhất hòa bình. Không những vậy, Trung Quốc còn tìm cách sử dụng tiền tệ để lôi kéo các nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhằm từng bước cô lập Đài Bắc trên diễn đàn quốc tế.

Không những vậy, đã gần 4 tháng qua, hoạt động biểu tình ở Hồng Công chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Bất kể Trưởng Đặc khu Hồng Công Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rút Dự luận dẫn độ, tình hình căng thẳng ở Hồng Công vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, khiến Mỹ và các nước phương Tây tiếp tục hối thúc Bắc Kinh cần có giải pháp đối thoại cho vấn đề Hồng Công. Biểu tình gần 4 tháng qua ở Hồng Công được xem là một trong những thách thức lớn nhất với Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi lên nắm quyền năm 2012.

Ngoài ra, Trung Quốc đang phải đối mặt với tình hình kinh tế suy giảm nghiêm trọng. Cuộc sống người dân Trung Quốc đang bị đảo lộn và chịu ảnh hưởng lớn từ việc thiếu hụt thực thẩm và lạm phát tăng cao.

Chương trình thảo luận

Chương trình nghị sự chủ yếu của hội nghị là nghiên cứu nhiều vấn đề trọng đại về kiên trì và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia. 202 ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và 171 ủy viên dự khuyết dự kiến họp kín trong 4 ngày dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Theo truyền thông Trung Quốc, “kiên trì và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia” từng được đưa ra tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII. Do đó, việc Hội nghị Trung ương 4 lần này đưa mục tiêu trên vào chương trình nghị sự đã cho thấy ý nghĩa trọng đại và sâu sắc của việc thúc đẩy năng lực quản trị quốc gia. Trước đó, ngày 24/10, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định, kiên trì và hoàn thiện chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia, là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mục tiêu tổng thể của nhiệm vụ này là đến năm 2035, thực hiện cơ bản việc hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia; đến khi nước Trung Quốc mới thành lập tròn 100 năm (năm 2049), thực hiện toàn diện việc hiện đại hóa hệ thống quản trị và năng lực quản trị quốc gia, giúp chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc được củng cố hơn và thể hiện triệt để tính ưu việt.

Người kế nhiệm Tập Cận Bình đã xuất hiện?

Giới phân tích dự đoán, Hội nghị Trung ương 4 lần này xuất hiện một số gương mặt được cho là “hạt nhân” thay thế vị trí của Tập Cận Bình. Theo đó, là Bí thư thành ủy Thượng Hải Lý Cường, Bí thư thành ủy Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ. Đa Chiều cho rằng hai ông Lý Cường và Trần Mẫn Nhĩ hiện nay có ưu thế hơn hẳn. Các ông lần lượt là Bí thư thành ủy hai thành phố trực thuộc trung ương Thượng Hải, Trùng Khánh, là Ủy viên Bộ chính trị. Ông Lý Cường có kinh nghiệm quản lý ở ba địa phương thuộc khu vực Hoa Đông có nền kinh tế phát triển nhất là Chiết Giang, Giang Tô và Thượng Hải. Trùng Khánh là địa phương có vị thế vô cùng nhạy cảm trên chính trường với hai cựu Bí thư “ngã ngựa” Bạc Hy Lai và Tôn Chính Tài. Nếu ông Trần Mẫn Nhĩ có thể tái xây dựng hệ sinh thái chính trị và làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo ở Trùng Khánh, thì đây sẽ là quân bài giúp ông tiến bước trong tương lai. Cùng quan điểm trên, hãng tin Reuters cũng cho biết, mặc dù người kế nhiệm của ông Tập Cận Bình dường như chưa được chỉ định nhưng nhiều nguồn tin ngoại giao thân cận của hãng này tiết lộ, hiện có ba nhân vật thân cận với nhà lãnh đạo Trung Quốc nhất, gồm: Bí thư thành ủy Thượng Hải Lý Cường, Bí thư thành ủy Trùng Khánh Trần Mẫn Nhĩ và Bí thư thành ủy Quảng Đông Lý Hy. Nổi bật nhất là trường hợp của ông Trần Mẫn Nhĩ. Chỉ trong tháng 9, ông đã dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tiến hành thăm ba nước Singapore, Philippines và Sri Lanka và hội kiến với lãnh đạo cấp cao nhất của các quốc gia này. Đây được cho là động thái vô cùng đặc biệt. Ngoài ra, Reuters cho hay, Bắc Kinh được cho đang bồi dưỡng đội ngũ quan chức sinh vào những năm 1970, từ đó có thể chọn thế hệ lãnh đạo quốc gia tiếp theo. Những người này có thể sẽ trải qua vài năm rèn luyện để lên tới các vị trí chủ chốt đứng đầu các địa phương, các bộ hoặc tương đương.

Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến phản bác quan điểm vấn đề người kế nhiệm Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ được thảo luận ở Hội nghị trung ương 4 làn này, bởi vào tháng 3 năm ngoái, giới hạn nhiệm kỳ đối với Chủ tịch nước Trung Quốc đã được xóa bỏ, theo đó ông Tập Cận Bình có thể sẽ tái đắc cử sau Đại hội khóa XX, thậm chí “nắm quyền trọn đời”. Tại thời điểm đó, nhà phân tích chính trị Bắc Kinh – nguyên Phó Tổng biên tập tạp chí Thời báo học tập của Trung Quốc Đặng Duật Văn cho rằng với việc xóa bỏ quy định giới hạn nhiệm kỳ, ông Tập Cận Bình muốn tập trung quyền lực để có huy động chính phủ và nhân dân chung sức thực hiện Giấc mộng Trung Hoa; đồng thời dự đoán, ông Tập Cận Bình có khả năng sẽ tại nhiệm cho đến năm 2037 – khi hoàn thành những mục tiêu của giai đoạn đầu Giấc mộng Trung Hoa.

Dư luận cho rằng đang có dấu hiệu cho thấy nội bộ Trung Quốc mâu thuẫn

Truyền thông quốc tế và khu vực cho rằng hội nghị có thể bàn những thách thức nói trên trong lúc tập trung nhiều hơn cho việc bảo đảm sự ổn định trong những năm tới. Một số nhà quan sát cho rằng hội nghị lần này sẽ dành nhiều thời gian thảo luận các chính sách kinh tế và các chủ đề đáng chú ý như tăng trưởng, cải cách… Kỳ vọng của họ là hội nghị đưa ra những quyết định có ý nghĩa đối với thị trường và nhà đầu tư.

Theo giới phân tích, một vấn đề khác tại Hội nghị trung ương 4 rất được quan tâm đó chính là vấn đề nhân sự của Bắc Kinh. Ngay trước thềm Hội nghị, Chính quyền Trung Quốc đã điều chỉnh một số vị trí lãnh đạo tại các tỉnh, thành. Theo đó, nguyên Bí thư của Khu tự trị Ninh Hạ Thạch Thái Phong kế nhiệm ông Lý Kỷ Hằng, đảm nhiệm vị trí Bí thư đảng ủy khu tự trị Nội Mông; nguyên Chủ tịch tỉnh Hà Nam Trần Nhuận Nhi kế nhiệm ông Thạch Thái Phong, đảm nhiệm vị trí Bí thư đảng ủy khu tự trị Ninh Hạ. Không những vậy, Quân ủy Trung ương Trung Quốc (26/10) cũng thông báo kỷ luật một số quan chức cấp cao. Theo đó, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Lực lượng chi viện chiến lược Nhiêu Khai Huân và Phó Tư lệnh Lục quân chiến khu phía Tây Từ Hướng Hoa đã bị đình chỉ tư cách đại biểu Quốc hội do vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Quy định tạm thời về thời hạn nhậm chức của cán bộ lãnh đạo đảng và chính phủ Trung Quốc cho thấy, nhiệm kỳ lãnh đạo đảng, chính phủ ở tất cả các cấp chính quyền là 5 năm, giới hạn tuổi nghỉ hưu của các quan chức cấp tỉnh và bộ là 65 tuổi nhưng có thể được gia hạn 3 năm nếu chưa đủ nhiệm kỳ, vì vậy nhiều quan chức cấp tỉnh và cấp bộ sẽ nghỉ hưu ở tuổi 68. Hiện nay, nếu tính đến thời điểm Đại hội XX, đội ngũ quan chức Trung Quốc có 35 người nằm trong độ tuổi 61-66, trong đó, 19 người ở độ tuổi dưới 65 tuổi. Theo báo tiếng Hoa Đa chiều, 19 người này dự kiến sẽ tiếp tục trở thành các quan chức đứng đầu các địa phương, cũng có thể bước xa hơn, trở thành Ủy viên thường ủy Bộ chính trị Trung Quốc. Theo thông lệ, việc đảm nhiệm nhiều vị trí Bí thư thành ủy tỉnh (thành phố) sẽ được coi là bàn đạp để có cơ hội tiến xa hơn trên chính trường Trung Quốc.

Ngoài ra, giơi truyền thông cho rằng việc Hội nghị Trung ương 4 bị trì hoãn 20 tháng so với thông lệ là điều đáng chú ý. Wall Street Journal đưa tin, Hội nghị Trung ương 4 là hội nghị có thời gian cách hội nghị trước dài nhất kể từ thời Cách mạng Văn hoá đầu những năm 1970 đến nay. Một số nhân sĩ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc và các nhân sĩ phân tích chính trị nói rằng, việc trì hoãn thời gian dài mới chính thức thông báo tổ chức họp, điều này cho thấy có tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc, giữa các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

RELATED ARTICLES

Tin mới