Monday, November 25, 2024
Trang chủĐàm luậnTrăm tỷ USD của TQ không mua nổi lòng tin người châu...

Trăm tỷ USD của TQ không mua nổi lòng tin người châu Á

Nghiên cứu mới đây chỉ ra nỗ lực đổ hàng trăm tỷ USD trong 17 năm vào các dự án ở Nam và Trung Á của Trung Quốc để giành lấy ảnh hưởng trong khu vực.

AidData, phòng nghiên cứu thuộc Đại học William & Mary (Mỹ) hôm 10/12 công bố báo cáo về chiến lược ngoại giao của Trung Quốc tại 13 quốc gia Nam và Trung Á (SCA) trong giai đoạn 2000-2017. 

Báo cáo dài 92 trang, tổng hợp các con số về tất cả các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng, viện trợ nhân đạo, ngân sách hỗ trợ và giảm nợ của Bắc Kinh. 

Theo đó, trong 17 năm, Trung Quốc chi 126 tỷ USD cho các dự án mà Bắc Kinh cam kết, thực hiện hoặc hoàn thành ở SCA. 120 tỷ USD trong số đó là các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

85% của 120 tỷ USD này dành cho các dự án xây dựng mới và Pakistan cùng Kazakhstan là 2 quốc gia chiếm tới một nửa số đầu tư ngoại giao tài chính của Bắc Kinh trong khu vực.

Để tập hợp các dữ liệu trên, các nhà nghiên cứu của AidData thu thập thông tin về các khoản tài trợ, khoản vay ưu đãi, không ưu đãi từ các cơ quan chính phủ Trung Quốc, ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại nhà nước và quỹ đầu tư.

Họ cũng phỏng vấn 216 cá nhân trong 145 tổ chức ở 6 quốc gia SCA để tìm hiểu nỗ lực ngoại giao, mở rộng ảnh hưởng trong khu vực của Bắc Kinh. 

Siddhartha Ghose, phó giám đốc của AidData, đồng tác giả của báo cáo cho biết có những ý kiến khác biệt về các khoản đầu tư của Bắc Kinh. Nhiều người tán thành trong khi không ít ý kiến lo ngại về việc Trung Quốc thường sử dụng các đề nghị tài trợ của mình để tác động tới việc sử dụng lao động, vật tư của Trung Quốc trong các dự án, hạn chế sự phát triển nền kinh tế địa phương. Điều này thậm chí còn dẫn tới sự thay đổi chế độ ở một số quốc gia trong việc đấu tranh chống tham nhũng.

 “Chúng tôi thấy rằng Bắc Kinh có xu hướng phân bổ nhiều hơn các khoản đầu tư của mình vào các quốc gia có nhiều công ty Trung Quốc và người dân Trung Quốc di cư. Trong một số trường hợp, có những lo ngại về tiện ích và công bằng đối với các dự án cơ sở hạ tầng mà chính phủ Trung Quốc hỗ trợ”, bà Ghose cho biết thêm.  

Báo cáo cũng lưu ý rằng về mặt kinh tế, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt ra một số mục tiêu cho khu vực SCA như sử dụng hiệu quả dự trữ ngoại tệ, giao dịch song phương và đầu tư ưu đãi, các tuyến vận chuyển hiệu quả cho xuất khẩu của Trung Quốc và tiếp cận các nguồn năng lượng và nguyên liệu mới.

Tanya Sethi, đồng tác giả của báo cáo cho biết 216 cá nhân tham gia phỏng vấn nhấn mạnh một loạt các động cơ thúc đẩy sự tham gia của Bắc Kinh vào khu vực như đảm bảo lối đi an toàn cho xuất nhập khẩu của Trung Quốc, bảo vệ sự ổn định ở Tây Tạng và Tân Cương, tranh giành bá quyền với các đối thủ chiến lược như Ấn Độ và Nga, tác động tới hành vi của lãnh đạo các nước SCA phù hợp với các chính sách của họ. 

Ngoài ngoại giao tài chính, nhóm nghiên cứu cũng phân tích về các loại ngoại giao bao gồm thông tin/truyền thông, văn hóa. Các nhà nghiên cứu nhận thấy công dân ở các quốc gia SCA thường cảm thấy có mối liên hệ văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử lớn hơn với Ấn Độ ở Nam Á hoặc Nga và Trung Á. 

Thậm chí như ở Kazakhstan còn xuất hiện hiện tượng “kỳ thị Trung Quốc” trong giới tinh hoa. 

Trong báo cáo của AidData, những người được phỏng vấn hoan nghênh các khoản đầu tư của Trung Quốc vào đất nước họ, nhưng không ít quan ngại về tình trạng nợ nần, tham nhũng và sự mờ ám trong các thỏa thuận.

RELATED ARTICLES

Tin mới