Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập năm 1949 nhằm chống lại mối đe dọa của Liên Xô. Nhiều thập kỷ sau khi Liên Xô không còn nữa, một mối đe dọa lớn khác đã phát sinh – Trung Quốc. Tại một hội nghị thượng đỉnh gần đây, NATO đã lần đầu tiên trong lịch sử thừa nhận rằng sự trỗi dậy Trung Quốc sẽ đi kèm với hàng loạt thách thức mới, theo Vision Times, ngày 14/12.
“Tất nhiên giờ đây chúng tôi đã nhận ra rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc có liên quan an ninh tới tất cả các đồng minh… Trung Quốc có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới. Gần đây, họ đã trưng bày rất nhiều vũ khí hiện đại mới, bao gồm cả tên lửa tầm xa có thể tiếp cận toàn bộ lãnh thổ Châu Âu và Hoa Kỳ,” Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói trong một tuyên bố. Tại cuộc họp, các quốc gia thành viên đã vạch ra một kế hoạch hành động để đối phó với quốc gia châu Á này.
Stoltenberg chỉ ra rằng Trung Quốc không chỉ đạt được tiến bộ công nghệ nhanh chóng, mà còn mở rộng đầu tư vào châu Âu, châu Phi và Bắc Cực. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng NATO không tìm cách tạo ra một đối thủ mới khi nhận ra thách thức từ Trung Quốc mà chỉ nhằm mục đích tìm hiểu kỹ lưỡng Trung Quốc và các động cơ của họ để có hành động phù hợp. Các quốc gia thành viên cũng đã cam kết bảo vệ các hệ thống truyền thông của họ, bao gồm cả mạng 5G sắp tới. Nhiều người tin rằng đây là một tham chiếu gián tiếp phòng ngừa sự xâm nhập của các công ty Trung Quốc như Huawei ở châu Âu.
Cam kết của các quốc gia thành viên NATO để bảo vệ hệ thống truyền thông của họ được cho là tham chiếu gián tiếp phòng ngừa sự xâm nhập của các công ty Trung Quốc như Huawei ở châu Âu (ảnh chụp màn hình / YouTube).
Công nhận sức mạnh Trung Quốc là thừa nhận phương Tây đã thiển cận như thế nào đối với quốc gia châu Á này. Họ đã hy vọng rằng những lý tưởng dân chủ cuối cùng sẽ thổi bay chế độ cộng sản và xã hội chủ nghĩa ở đây. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chứng tỏ là một thực tế khác. Chế độ chuyên chế này đã kết hợp kiểm soát chính trị với công nghệ để tạo ra một hệ thống giám sát hiệu quả cao chưa từng có trên thế giới.
Và khi nó phát triển mạnh hơn, sự kiểm soát của nhà nước càng tăng cường. “Trung Quốc đã rất thông minh trong việc ngấm ngầm xây dựng sức mạnh … Nhiều lãnh đạo tiền nhiệm toàn trị của nó cần thể chế này. Và nó có thể sẽ tiếp tục. Nó có thể trỗi dậy hơn nữa cho đến khi thể chế này không còn cần nữa,” một nhà tài chính từ Luân Đôn nói với CNBC.
NATO hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề then chốt, trong đó đứng đầu là sự rạn nứt gắn kết chính trị. Trung Quốc đang đầu tư và kết đồng minh ở Đông và Trung Âu nhằm gián tiếp kiểm soát các vấn đề khu vực. Các quốc gia như Hy Lạp đã xoay ra ủng hộ các quan điểm của Trung Quốc trong một số dịp tại các cuộc họp EU. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của NATO, vì rõ ràng tổ chức này không thể để các thành viên của mình chia rẽ về các vấn đề liên quan đến an ninh khu vực.
Thêm vào đó, NATO cần phải cẩn trọng về cách nó xử lý các vấn đề của một quốc gia thành viên EU với Trung Quốc. “Phần nào trong đó là thách thức của NATO và phần nào trong đó cần giải quyết trong khuôn khổ EU? Khi bạn đang nghĩ về những thứ như cơ sở hạ tầng, nó liên quan đến những khoản đầu khổng lồ, kiểm soát xuất khẩu, sàng lọc đầu tư, rất nhiều trong số đó thuộc phạm vi xử lý của EU hoặc ở cấp quốc gia thành viên,” ông Andrea Andrea Kendall-Taylor, giám đốc Trung tâm bảo mật xuyên Đại Tây của New American Security, trả lời Business Insider.
Thêm vào đó, NATO cần phải cẩn trọng về cách nó xử lý các vấn đề của một quốc gia thành viên EU với Trung Quốc để khỏi mang tiếng là quá hoang tưởng và kiểm soát (ảnh chụp màn hình / YouTube).
Các quốc gia thành viên cũng chia rẽ về tính hiệu quả của NATO. Tháng trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh báo rằng NATO có nguy cơ “chết não”, và cáo buộc Hoa Kỳ thờ ơ với liên minh. Tổng thống Trump trước đây nói liên minh NATO đã lỗi thời. Các nhà lãnh đạo EU khác đã khiển trách Macron vì tuyên bố của ông.