Sunday, December 22, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMất cân bằng tăng trưởng kinh tế và các hệ luỵ xã...

Mất cân bằng tăng trưởng kinh tế và các hệ luỵ xã hội mà Philippines sẽ phải đối mặt trong năm 2020 khi thúc đẩy quan hệ với TQ

Chính sách thắt chặt quan hệ với Bắc Kinh của Chính quyền Manila về khách quan đã mang lại nhiều giá trị tích cực cho Philippines, song cũng đang tạo ra những thách thức to lớn và tác động tiêu cực cho nền kinh tế và xã hội của nước này. Tình trạng này được dự báo sẽ tiếp diễn và ngày càng phức tập trong năm 2020 tại quốc gia Đông Nam Á này.

Nền kinh tế tăng trưởng mất cân đối và khó kiểm soát

Những dự án đầu tư Trung Quốc tại Philippines được dọn đường bằng sự gia tăng của lao động người Trung Quốc ở nước này, song thực tế phần lớn lại là trong lĩnh vực cờ bạc ở vịnh Manila. Điều này đã khuấy động một cuộc tranh giành bất động sản để xây dựng các khu vực sinh sống và làm việc, các bằng gần đây cho thấy điều này đã làm tăng giá bất động sản ở một số khu vực chịu tác động đặc biệt. Theo thống kê hàng năm, giá bất động sản dọc theo vịnh Manila liên tục tăng, trong khi doanh thu bán căn hộ chung cư luôn ở mức cao, với 61.600 căn hộ được bán trong năm 2018 và 2019. Việc giá nhà tăng khiến chi phí sinh hoạt đối với một gia đình có mức thu nhập trung bình trở nên đắt đỏ hơn và có thể khiến họ không có lựa chọn nào ngoài việc dịch chuyển xa hơn khỏi các khu vực mà họ thích sống hơn.

Trong khi đó, báo cáo từ các đơn vị chính phủ tại địa phương đã chỉ ra các vấn đề xã hội do dòng người Trung Quốc nhập cư gây ra, trong đó có nạn rượu chè và cờ bạc thái quá. Cũng có suy đoán rằng một số lượng lớn người Trung Quốc nhập cư bất hợp pháp và đang làm việc trái phép ở Philippines. Trong hơn 3 năm qua, hơn 2.500 người Trung Quốc lao động trái phép đã bị bắt và đưa trở lại Trung Quốc. Theo Bộ Lao động và việc làm (DOLE), chỉ có 45.000 người nước ngoài (29.000 người Trung Quốc) được cấp phép lao động tại Philippines. Tuy nhiên, các cơ sở kinh doanh sòng bạc tại Philippines đã bị cáo buộc là đã sử dụng 400.000 người nước ngoài, phần lớn là người Trung Quốc. Con số này gấp gần 10 lần tổng số người nước ngoài nhận được giấy phép lao động chính thức. Nếu những con số này là thật và có các cáo buộc tham nhũng, thì sự việc này sẽ lập tức được điều tra, nó không chỉ gây ra các vấn đề kinh tế mà còn cả các vấn đề an ninh quốc gia.

Việc Chính quyền Duterte thành lập các sòng bạc vào năm 2016 đã làm gia tăng số lượng công dân Trung Quốc nộp đơn xin cấp phép lao động, từ 5.412 lao động trong năm 2013 đến 18.920 lao động trong năm 2016. Người ta cho rằng giấy phép lao động được cấp cho người nước ngoài trong trường hợp lao động địa phương không thể đáp ứng yêu cầu công việc. Điều này đặt ra câu hỏi liệu những lao động nước ngoài này có thực sự làm những công việc mà người Philippines không thể làm được hay không. Thượng nghị sĩ Franklin Drilon đã nêu ra vấn đề này tại phiên điều trần của DOLE về ngân sách hồi tháng 9/2018. Ông cáo buộc rằng người Philippines đang bị cướp đi các cơ hội việc làm mà lao động Trung Quốc đã chiếm mất trong ngành công nghiệp cờ bạc trên mạng.

Các mô hình tương tự cũng được thấy rõ trong mối quan hệ của Trung Quốc với các nước như Campuchia và Lào, vì cả hai nước ASEAN này đều cho phép trò đánh bạc của Trung Quốc du nhập vào các thành phố lớn. 30 sòng bạc của Trung Quốc đã được xây dựng ở Campuchia và 70 sòng bạc nữa đang được xây dựng. Sức ép đẩy giá nhà cửa và bất động đi lên do nhu cầu cao hơn từ các nhà đầu tư bất động sản của Trung Quốc cũng đã trở nên phổ biến ở Lào và Campuchia. Cho đến nay, những số liệu mới xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế sau khi Philippines nối lại quan hệ hữu nghị với Trung Quốc vẽ lên một bức tranh hỗn tạp. Đầu tư và thương mại không gia tăng ở mức đáng kể, nhưng lượng du khách và lao động lại tăng lên. Từ góc nhìn kinh tế, doanh thu từ du khách Trung Quốc chắc chắn là một lợi ích được ngành công nghiệp du lịch Philippines chào đón. Tuy nhiên, việc có thêm lao động Trung Quốc là điều ít hấp dẫn hơn khi xét tới những thách thức đối với nước này trong việc tạo ra đủ việc làm cho đa số đông đảo lực lượng lao động trẻ của nước này.

Hệ luỵ về mặt xã hội và các tệ nạn cờ bạc

Số lượng người Trung Quốc ở nước này ngày càng tăng cũng đã làm dấy lên những quan ngại về an ninh quốc gia của Philippines, đặc biệt là kể từ khi Trung Quốc tiếp tục các động thái rất hung hăng của họ nhằm chiếm giữ phần lớn Biển Đông. Xét tới các vấn đề an ninh quốc gia có liên quan tới mối quan hệ của nước này với Trung Quốc, những xu hướng này rõ ràng cần phải được giám sát ít nhất thông qua lăng kính kinh tế lẫn an ninh quốc gia.

Năm 2016, Tập đoàn cờ bạc và giải trí Philippines đã đưa ra các quy định nhằm điều tiết hoạt động của các nhà khai thác hoạt động đánh bạc của Philippines ở nước ngoài, những thực thể cung cấp các dịch vụ cờ bạc trực tuyến cho người chơi nước ngoài. Hơn 50 công ty cờ bạc nước ngoài được cấp giấy phép để khai thác và phục vụ khách hàng Trung Quốc. Nhu cầu lao động nói tiếng Quan thoại, cùng với việc áp dụng chính sách nới lỏng thị thực, đã giúp gia tăng dòng người Trung Quốc đổ vào nước này. Tình trạng nhập cư diễn ra sau đó, đến lượt nó, dẫn tới nhu cầu cao về bất động sản gần khu vực có các công ty cờ bạc trên mạng. Ayala Land, một trong những công ty phát triển bất động sản lớn nhất nước này, tiết lộ rằng năm 2017, 49,4% doanh thu quốc tế của họ đến từ khách hàng Trung Quốc. Theo sau là khách hàng Mỹ và Singapore với tỷ lệ tương ứng là 15,2% và 5,4%. Mặc khác, theo báo cáo của SM Prime Holdings, doanh thu quốc tế của họ từ khách hàng Trung Quốc tăng 10% (từ mức chưa đầy 5% hồi năm 2017). DMCI Holdings, một “ông lớn” khác trong ngành công nghiệp phát triển bất động sản, tiết lộ rằng hơn 50% doanh thu quốc tế của họ trong quý I năm 2018 là từ khách hàng Trung Quốc. Mặc dù đúng là các nhà đầu tư Trung Quốc là động lực thúc đẩy một phần sự tăng trưởng bất động sản ở nước này hiện nay và các nhà đầu tư bất động sản địa phương thu được lợi nhuận đáng kể trong mối quan hệ đang ở thời điểm tốt đẹp nhất giữa Philippines và Trung Quốc, nhưng điều này cũng khiến cho nền kinh tế địa phương dễ bị tổn thương theo những cách khác nhau.

Dư luận phản đối chính sách điều hành quản lý của Chính phủ ngày càng có xu hướng cực đoạn hơn

Chính sách của Chính quyền Tổng thống Duterte đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của công luận tại Philippines. Đó là do sự nhượng bộ với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, thậm chí là bỏ qua phán quyết của Tòa để đổi lại những lợi ích về kinh tế từ Trung Quốc, mà cụ thể là các khoản viện trợ và đầu tư tài chính. Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và chính sách đối ngoại của Chính quyền Tổng thống Duterte ngày càng nhiều. Hồi tháng 6/2018, nhân kỷ niệm 2 năm Ngày Tòa Trọng tài (PCA) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông, hàng trăm người Philippines đã biểu tình tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila để phản đối hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và chính sách nhu nhược của chính quyền Tổng thống Duterte trước Trung Quốc. Theo kết quả của cuộc khảo sát mới nhất do Social Weather Stations công bố hôm 16/7, 81% trong số 1.200 người tham gia khảo sát nói rằng hoàn toàn không đúng đắn khi để Trung Quốc tiếp tục xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông và quân sự hóa các đảo này; 74% cho biết chính phủ nên đưa vấn đề này tới các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, ASEAN cho các cuộc đàm phán hòa bình và ngoại giao với Trung Quốc để xử lý tranh chấp Biển Đông. Tháng 4/2019, hàng nghìn người dân Philippine đã đổ ra đường tuần hành trước lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Makati để phản đối Trung Quốc đưa tàu tới bao vây đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa mà Phlippines tuyên bố có chủ quyền. Ngoài ra, người biểu tình còn phản đối Tổng Thống Rodrigo Durterte vì chính phủ Philippine hoàn toàn không có tiếng nói gì trong chuyện này, đồng thời phản đối việc chính phủ Philippine mượn nợ từ Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới