Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐiểm tinSau chỉ thị từ ông Tập, lực lượng nào của quân đội...

Sau chỉ thị từ ông Tập, lực lượng nào của quân đội TQ “lên ngôi”?

Báo Anh nhận định, sẽ có sự chuyển dịch lớn giữa các lực lượng quan trọng cũng như thứ yếu trong quân đội Trung Quốc.

“Công ty lớn nhất thế giới”

Báo Anh The Economist ví von, nếu coi Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) là một công ty thì giờ đây, nó đang dần mất đi vị trí công ty lớn nhất thế giới, vốn từng thuộc về mình.

Cụ thể, sau khi việc cắt giảm quân số, theo chỉ đạo mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hoàn thành vào năm 2017, lực lượng quân đội của nước này sẽ bị hụt đi từ 300.000 đến 2 triệu người, “nhường vị trí dẫn đầu cho công ty bán lẻ Mỹ Walmart”.

“Thoạt nhìn, khi đợt cắt giảm quân số này được công bố tại cuộc duyệt binh quân sự lớn ngày 3/9, nó dường như không to tát hơn việc cắt giảm nhân sự của một công ty là mấy”.

Lời giải thích của ông Tập, theo đánh giá của The Economist – rằng nó sẽ giúp PLA “thực hiện sứ mệnh cao quý là gìn giữ hòa bình thế giới” – cũng giống như sự mập mờ, khó hiểu trong hoạt động điều hành công ty.

Tuy nhiên những bình luận gần đây trên các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy, việc cắt giảm lần này báo trước điều gì đó lớn hơn thế.

“Đó là một cuộc cải cách trong cơ cấu lãnh đạo quân đội Trung Quốc – vốn phải thực hiện từ lâu, cùng với việc dịch chuyển cán cân trong các đơn vị quân đội nòng chốt”.

“Bài toán đau đầu”

Trong quân đội Trung Quốc, gần ba phần tư nhân sự đương nhiệm là lính. Các tướng lĩnh hải quân và không quân mãi đến năm 2004 mới có ghế trong Ủy ban Quân sự Trung ương.

Năm 2012, lần đầu tiên một nhân vật ở ngoài quân ngũ trở thành lãnh đạo cấp cao nhất của quân đội Trung Quốc  – ông Tập Cận Bình.

Theo phân tích của báo Anh, với Trung Quốc, sức mạnh và sự ảnh hưởng của quân đội chính là bài toán đau đầu tại thời điểm hiện nay.

Hơn nữa, từ lâu đã có sự phân biệt giữa lực lượng chiến đấu (tiêu diệt kẻ thù) và các lực lượng khác (hậu cần, vận tải… ) – vốn chỉ được coi là thứ yếu.

Tuy nhiên, “trong chiến tranh hiện đại sử dụng công nghệ cao, các đơn vị phi tiền tuyến, chịu trách nhiệm tham gia chiến tranh mạng và trinh sát điện tử, thường hoạt động hiệu quả hơn xe tăng và bộ binh.

Đại diện cho truyền thống lạc hậu này là một cơ cấu lãnh đạo trên nặng dưới nhẹ, phối hợp thiếu hiệu quả với bốn tổng cục và bảy quân khu”.

Nhiều nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, với cách tổ chức hiện nay, quân đội Trung Quốc sẽ không thể tiến hành các chiến dịch quân sự dựa vào công nghệ thông tin hiện đại, yêu cầu hiệp đồng tác chiến giữa tất cả các quân chủng.

Trung Quốc đã bàn nhiều về cải cách quân đội. Cuối năm 2013, ông Tập nói với các quan chức quân đội rằng hệ thống chỉ huy cho các chiến dịch chung là “không đủ mạnh”.

Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ “tối ưu hóa quy mô và cấu trúc” của các lực lượng vũ trang.

Dường như những thay đổi này đang được thực hiện. Tờ Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc dẫn lời ông Tập gần đây tuyên bố “chúng ta đang có một cơ hội hiếm có… để cải cách quân đội sâu rộng”.

Báo Hồng Kông Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đã mô tả việc cắt giảm này là một kế hoạch triệt để do nhà cải cách quân sự thiết kế ra.

Kế hoạch này sẽ loại bỏ ba trong bốn cơ quan chính (Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần và Tổng cục Trang bị), giảm số lượng các quân khu thành bốn và giao trọng trách quan trọng hơn cho lực lượng hải quân.

Chúng ta vẫn còn phải chờ xem liệu ông Tập sẽ đi xa đến đâu trong tham vọng này.

Tuy nhiên điều chắc chắn là, để thực hiện thứ mà ông gọi là “giấc mơ về một lực lượng vũ trang mạnh mẽ” của Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc mong muốn có một đội quân tinh gọn hơn, hiệu quả hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới