Sunday, November 24, 2024
Trang chủĐàm luậnDùng sức mạnh quân sự để giải quyết “các yêu sách chồng...

Dùng sức mạnh quân sự để giải quyết “các yêu sách chồng chéo”

Ngày 5/2, trang tin Hoa ngữ Đa Chiều đưa tin, theo tin tức của phía Indonesia, Hải quân Trung Quốc đã điều một tàu hộ vệ tên lửa type 054A tới có mặt tại vùng biển phía đông bắc của Quần đảo Natuna, bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

Quần đảo Natuna nằm ở Biển Đông giữa bán đảo Malay và Borneo. Natuna có 272 hòn đảo với tổng diện tích 2.110 km2, số dân khoảng 90nghìn người. Một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 12/11/2015 đã thừa nhận chủ quyền của Quần đảo Natuna thuộc về Indonesia.

Trung Quốc luôn nhấn mạnh rằng “giữa Trung Quốc và Indonesia không có tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ”, “hai bên có các yêu sách chồng chéo đối với các quyền về biển ở một phần” của Biển Đông; “Trung Quốc hy vọng rằng phía Indonesia sẽ giữ bình tĩnh”, “Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục xử lý đúng đắn các khác biệt với phía Indonesia, giữ gìn quan hệ song phương và đại cục hòa bình và ổn định khu vực”.

Nói thì như vậy, nhưng Bắc Kinh luôn làm ngược lại.

Trở lại vụ đưa tàu hộ vệ hiện tại xâm phạm chủ quyền của Indonesia. Type 054 là loại tàu chiến tối tân của Trung Quốc được điều động để hỗ trợ các tàu cảnh sát biển, bảo vệ các tàu đánh cá Trung Quốc hoạt động trong khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của Indonesia. Báo chí Indonesia đã công khai các bức ảnh về chiếc tàu hộ vệ tên lửa type 054A. Ảnh do lực lượng hải quân chụp được tại thực địa.

Tàu hộ vệType 054A mang tên lửa dẫn đường làloại mới nhất mà Hải quân Trung Quốc được trang bị. Ưu biệt của tàu này là có lượng giãn nước đầy tải hơn 4.000 tấn, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ. Type 054A có thể hoạt động liên tục trong 15 ngày. Tàu được trang bị hệ thống 32 ống phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng, các tên lửa chống hạm YJ-83, hệ thống phòng thủ tầm gần 1130 và mang theo máy bay trực thăng Zh-9C.

So với hộ vệ hạm hạng nhẹ KRI Tjiptadi (381) của Hải quân Indonesia huy động vào nghênh chiến thì chiến hạm của Hải quân Trung Quốc mạnh hơn về mọi mặt. Theo báo chí Indonesia, Hải quân Trung Quốc huy động tàu hộ vệ tên lửa Type 054A chủ yếu để “đe dọa” đối phương. Lựclượng chính để thực hiện các nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông là các tàu hộ vệ mang tên lửa dẫn đường type 056 và 056A có lượng giãn nước hơn 1.000 tấn.

Trước đó, vào ngày 8/1, liên quan đến tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia Tổng thống Joko Widodo đã đến thị sát vùng biển gần Quần đảo Natuna. Ông khẳng định: “Nước ngoài không thể đặt chân vào lãnh thổ của chúng ta mà không có sự đồng ý của chính phủ ta,dù một tấc cũng không được phép”.

Không phải đầu năm nay Bắc Kinh mới tăng cường các hoạt động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực. Từ cuối tháng 12/2019, đã xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và Indonesia về việc bảo vệ nghề cá ở vùng biển phía đông bắc của Quần đảo Natuna. Lí do Bắc Kinh nêu ra là khu vực này nằm bên trong cái gọi là “Đường 9 đoạn” vô lối mà họ tự ý vẽra.

Trung Quốc đã liên tục phái nhiều tàu Hải cảnh và tàu Hải giám để hộ tống các tàu cá của họ. Chủ động ngăn chặn, bảo vệ chủ quyền của minh, Indonesia cũng đã lập tức đưa các tàu công vụ tới. Trước sự kiên quyết của Indonesia, theo trang tin Sohu của Trung Quốc, ngày 3/2, cả hai bên đã rút các tàu khỏi khu vực này.

Trong nhiều năm qua, do các yếu tố thực tế và lịch sử, Indonesia đã gây ra tình hình căng thẳng với Bắc Kinh. Sự căng thẳng đó khiến cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra một thông báo nhắc nhở công dân của mình ở Indonesia phải hết sức chú ý đến an ninh.

Tuy có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự trong vùng biển diễn ra vụ việc, nhưng quan chức và quân đội Indonesia hiểu rõ một điều, đối đầu với Trung Quốc là vô cùng khó khăn. Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, ông Prabowo Subianto cho rằng, các vụ va chạm không nên được phóng đại (!).

CònTrung Quốc, với sức mạnh hải quân đang gia tăng nhanh chóng, họ chủ trương dùng sức mạnh quân sự để “giải quyết các yêu sách chồng chéo”. Cụ thể làtìm mọi cách bắt nạt các nước yếu thế hơn đểtừng bước hiện thực hóa “Đường chín đoạn”, mặc dù cái “lưỡi bò” này đã bị Tòa trọng tài quốc tế tại LHQ thẳng tay bác bỏ.

RELATED ARTICLES

Tin mới