Tuesday, November 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp: Thông qua 12 đề...

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp: Thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam

Ngày 10/3, diễn ra Hội nghị tham vấn của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN hẹp với Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC), với sự tham dự của các Bộ trưởng Kinh tế, các trưởng đoàn chuyên gia kinh tế cấp cao các nước thành viên ASEAN và 9 quốc gia đối tác (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, New Zeland, Hoa Kỳ, Nga và Canada), Tổng thư ký và Phó Tổng thư ký ASEAN, cùng 10 thành viên ASEAN BAC.

AEM hẹp lần thứ 26 là hội nghị thường niên cấp Bộ trưởng phụ trách kinh tế đầu tiên trong năm, là dịp quan trọng để các Bộ trưởng Kinh tế 10 nước ASEAN trao đổi, thống nhất định hướng lớn và các ưu tiên hợp tác kinh tế ASEAN năm 2020, hướng tới hoàn thành Kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đến năm 2025.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng đã ghi nhận tình hình triển khai các hoạt động của ASEAN BAC trong thời gian qua gồm dự án tăng cường và phát triển con người ASEAN và dự án kết nối nền tảng thương mại số (AHEAD); dự án kết nối thương mại số; dự án kết nối tăng trưởng thông minh trong ASEAN; nâng cấp mạng lưới tư vấn cho các doanh nghiệp ASEAN (AMEN). Ngoài ra, ABAC cũng có các sáng kiến đẩy mạnh thu hút đầu tư ASEAN thông qua thuận lợi hóa thương mại, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tập trung vào các ngành cốt lõi như thương mại điện tử, du lịch, vận tải, logistics và có chính sách cải cách xuyên suốt.

Tại Hội nghị AEM hẹp lần thứ 26, các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã chính thức thông qua 12 đề xuất về sáng kiến, ưu tiên hợp tác kinh tế của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020. Các sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 tập trung vào các lĩnh vực như thương mại điện tử, thương mại hàng hóa, năng lượng, công nghệ thông tin, nông nghiệp, phát triển bền vững, tài chính, thống kê, đổi mới sáng tạo,… được xây dựng theo 3 định hướng gồm thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực nội khối ASEAN; đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững và nâng cao năng lực thích ứng và hiệu quả hoạt động của ASEAN. Với sáng kiến còn lại liên quan đến giảm cước chuyển vùng quốc tế, các Bộ trưởng cũng thông qua nhưng giao các cơ quan chuyên môn cần làm rõ thêm một số vấn đề kỹ thuật trước khi có thể triển khai chính thức. Việc thông qua các sáng kiến ưu tiên này là một kết quả quan trọng giúp khẳng định vai trò của ASEAN hướng tới củng cố khối đoàn kết khu vực, tăng cường sức mạnh nội khối, nâng cao vai trò của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, đồng thời chủ động ứng phó trước với các cơ hội và thách thức đang nổi lên từ bối cảnh khu vực và toàn cầu.

Đặc biệt, với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, vai trò chủ động thích ứng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN được Việt Nam thể hiện thông qua đề xuất đưa ra một Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng nhằm duy trì chuỗi cung ứng và khả năng phục hồi kinh tế của ASEAN, tạo điều kiện hỗ trợ nguồn cung nguyên vật liệu cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong bối cảnh virus SARS – CoV – 2 đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sức khoẻ người dân mà còn nền kinh tế khu vực.

Phát biểu sau Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh – Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN khẳng định: Việt Nam đã thể hiện vai trò rất chủ động, tích cực từ công tác chuẩn bị đến đưa ra các sáng kiến ưu tiên về kinh tế ASEAN 2020. Theo Bộ trưởng, trong bối cảnh thế giới và ASEAN, và Việt Nam đang đối mặt với các khó khăn thách thức và diễn biến phức tạp của dịch Covid – 19, tác động rất tiêu cực đến đời sống của người dân, nền kinh tế thế giới, thì công tác tổ chức Hội nghị AEM Retrear lần thứ 26 chịu tác động rất nhiều của công tác phòng chống dịch cũng như ảnh hưởng trực tiếp của dịch. Dù vậy, trong khoảng thời gian rất ngắn Việt Nam đã chủ động cùng các nước trong ASEAN cũng như Ban thư ký ASEAN hoàn tất công tác chuẩn bị đảm bảo an toàn, đảm bảo biện pháp phòng chống dịch cũng như đảm bảo môi trường an toàn chung cho tất cả các nước ASEAN tham gia Hội nghị. Tại Hội nghị, Việt Nam đã đưa ra 13 sáng kiến ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế của ASEAN năm 2020. Những sáng kiến và nội dung triển khai lần này rất sâu rộng, hoàn toàn phù hợp với định hướng, vai trò chiến lược của ASEAN. Những nội dung chuyên môn này được phía Việt Nam, cụ thể là Bộ Công Thương chủ trì làm đầu mối, phối hợp với các bên liên quan, thông qua ban thư ký để có những phối hợp chặt chẽ kịp thời giữa các nước ASEAN để những sáng kiến này của Việt Nam không những đáp ứng được nhu cầu, quan điểm của Việt Nam mà trở thành sáng kiến chung của ASEAN, đáp ứng được nhu cầu của ASEAN phát triển trong thời gian tới. “Đặc biệt, tôi muốn nhấn mạnh ở đây những sáng kiến này và những nội dung của Hội nghị AEM lần này đi đúng vào thực chất, giúp cho ASEAN đạt được 3 mục tiêu quan trọng, quan trọng nhất là đảm bảo được khả năng thích ứng và ứng phó của ASEAn trong bối cảnh diễn biến rất mới và rất nhanh của toàn cầu ở tất cả các khía cạnh từ thương mại, kinh tế cho đến dịch bệnh”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói và cho biết thêm: những sáng kiến Việt Nam đưa ra và được các thành viên ASEAN thông qua sẽ giúp ASEAN không chỉ có khả năng ứng phó và có những biện pháp hành động tập thể để đạt được mục tiêu của mỗi nước, mục tiêu chung của ASEAN, mà còn góp phần duy trì ASEAN như là một trung tâm kết nối, tạo dựng những khung phù hợp, hiệu quả trong khung khổ hợp tác của ASEAN của các nước trong khu vực với các đối tác khác trên thế giới. Đặc biệt là các đối tác lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, New Zeland, Australia, Canada… Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, những sáng kiến của Việt Nam, đặc biệt là tuyên bố chung của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thứ 26 lần này đi vào thực chất đưa ra những quan điểm, cam kết của các nước Bộ trưởng rất nhạy bén, có trách nhiệm và nỗ lực thể hiện sự thống nhất đoàn kết trong ASEAN, không chỉ những vấn đề mang tính nhân đạo như những vấn đề sức khỏe, y tế, tính mạng người dân mà còn những cạnh tranh, sự phát triển bền vững của ASEAN trong hiện nay đặc biệt mà khi vượt qua khó khăn đồng thời tranh thủ những cơ hội từ những diễn biến tác động nhiều chiều này để chúng ta đổi mới, phát triển mạnh mẽ hơn.

RELATED ARTICLES

Tin mới