Monday, May 6, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaViệt - Pháp: Tăng cường quan hệ song phương trong nhiều lĩnh...

Việt – Pháp: Tăng cường quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực

Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery cho biết, lãnh đạo và Chính phủ Pháp rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn mối quan hệ hợp tác đa dạng, phong phú giữa hai nước có nhiều bước phát triển mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, hợp tác phát triển, nghiên cứu, văn hóa.

Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery, giới chức ngoại giao hai nước đã trao đổi, thảo luận về việc tăng cường hợp tác song phương trong nhiều lĩnh vực. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đánh giá quan hệ hai nước có nhiều bước phát triển tích cực, quan hệ đối tác chiến lươc giữa hai nước đã thắt chặt hơn; đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, tiếp tục thúc đẩy các cơ chế đối thoại song phương về kinh tế, chính trị ngoại giao và quốc phòng; hoan nghênh việc Nghị viện châu Âu chính thức phê chuẩn EVFTA và EVIPA; đánh giá cao vai trò của Pháp trong việc thúc đẩy hai hiệp định này cũng như thúc đẩy quan hệ EU-Việt Nam. Bên cạnh đó, ông Phạm Bình Minh cũng đánh giá cao hợp tác hai nước trên các diễn đàn đa phương, nhất là trong bối cảnh Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN. Liên quan vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh hoan nghênh lập trường của Pháp đối với Biển Đông; mong Pháp tiếp tục có vai trò tích cực, xây dựng tại khu vực cũng như tiếng nói của Pháp trong EU ủng hộ hòa bình, ổn định tại khu vực.

Đại sứ Nicolas Warnery cho biết, lãnh đạo và Chính phủ Pháp rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và mong muốn mối quan hệ hợp tác đa dạng, phong phú giữa hai nước có nhiều bước phát triển mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng an ninh, hợp tác phát triển, nghiên cứu, văn hóa. Đại sứ Pháp nhấn mạnh sẽ nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong nhiệm kỳ của mình.

Pháp hiện là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương năm 2017 đạt 4,6 tỷ USD. Trao đổi thương mại hai chiều trong sáu tháng đầu năm 2018 đạt 2,3 tỷ USD. Năm 2017, Pháp đứng thứ ba trong các nước châu Âu và đứng thứ 16 trong số 114 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 512 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 2,8 tỷ USD. Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Pháp chín dự án với tổng vốn đầu tư hơn ba triệu USD. Về hợp tác phát triển, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và nước ta đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD tính từ năm 1993. Ðến nay, Pháp đã cung cấp và cho Việt Nam vay ưu đãi 2,2 tỷ euro. Hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nước hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi giáo dục – đào tạo là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác của mình tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học, sau đại học trong nhiều lĩnh vực: quản lý kinh tế, ngân hàng, tài chính, luật, công nghệ mới… Số lượng sinh viên Việt Nam du học tại Pháp tăng khoảng 40% trong vòng 10 năm qua và hiện có hơn 7.000 sinh viên. Bên cạnh đó, hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, an ninh – quốc phòng, hợp tác địa phương, y tế có nhiều dấu ấn.

Trong vấn đề Biển Đông, Pháp tuy không có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, song với tư cách là nước có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai thế giới, việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Thái Bình Dương nằm trong lợi ích của nước Pháp. Đáng chú ý, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 18, Bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly (1/6/2018) đã công bố chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương”. Chiến lược mới của Pháp có một số điểm nhấn như: Bảo vệ quyền lợi về chủ quyền, của các công dân, bảo vệ lãnh thổ và các vùng đặc quyền kinh tế của nước Pháp; Paris sẽ “đóng góp duy trì ổn định khu vực qua việc tăng cường các hoạt động hợp tác an ninh và quân sự; Phối hợp cùng với các đối tác trong vùng, bảo vệ tự do lưu thông hàng hải; khẳng định Pháp sẽ “tiếp tục tuần tra Biển Đông tối thiểu mỗi năm hai lần”; phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và lên án chủ trương “sự đã rồi” của Bắc Kinh là vi phạm luật pháp quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới