Sunday, November 24, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiÝ kiến chuyên gia: Sự tương phản về bản chất giữa TQ...

Ý kiến chuyên gia: Sự tương phản về bản chất giữa TQ và các nước láng giềng

Ông Michael Barone, thành viên của Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), cho rằng sự tương phản giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, cho thấy đặc tính thực sự của chính quyền Bắc Kinh.

 

Nhận xét về cách mà các quốc gia xử lý đại dịch Covid-19 hiện nay, ông Barone cho hay sự tương phản giữa các quốc gia ở 2 phía của cái gọi là ‘Bức màn sắt’ châu Á, là rõ rệt nhất.

“Bức màn sắt”, có thể hiểu theo cả nghĩa vật lý lẫn biểu tượng của từ này, là một ẩn dụ về chính trị, để chỉ sự chia cắt thời Chiến tranh lạnh của Châu Âu, và nay đã được ông Barone sử dụng cho châu Á.

“Đó là một sự tương phản, cho chúng ta biết nhiều về cách xử lý dịch bệnh, và cách các sự kiện trong quá khứ xa xưa, có thể quyết định số phận của hàng trăm triệu người ngày nay”, ông Barone giải thích.

Michael Barone, nhà phân tích chính trị cao cấp cho Washington Examiner, thành viên tại Viện Doanh nghiệp Mỹ. (Ảnh: EagleTalent).

Theo ông Barone, một bên của ‘Bức màn sắt châu Á’ là Trung Quốc, nơi mà chủng virus corona mới rõ ràng được lây truyền từ động vật sang người. “Ở đó, chính phủ đã cố tình nói dối về việc lây truyền từ người sang người, đã ngược đãi đến mức các bác sĩ cảnh báo về sự nguy hiểm của dịch bệnh, đã nhiễm bệnh mà chết, và gần như chắc chắn chính phủ vẫn đang nói dối về sự thật lây lan của virus”.

 Ở phía bên kia của ‘Bức màn sắt này’ là những nước, dường như đã ứng phó thành công nhất với đại dịch, [bao gồm]: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và Hồng Kông.

Ba trong bốn nước này là những nước với dân tộc chính là người Hoa. Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore đều là những nước dân chủ, theo tinh thần thượng tôn pháp luật, còn Hồng Kông rõ ràng cũng mong muốn đạt được như vậy. Để đối phó với Đại dịch Covid-19, họ đã:

  • Đài Loan tăng cường sàng lọc hành khách bay đến từ Trung Quốc. Họ cũng sản xuất và phân phối số lượng kỷ lục khẩu trang và cách ly nghiêm ngặt.
  • Hàn Quốc đã áp dụng một chương trình xét nghiệm và theo dõi tiếp xúc rộng lớn.
  • Hồng Kông đã giảm số lượng người Trung Quốc qua biên giới đường bộ từ mức trung bình 300.000 người mỗi ngày xuống còn 750 người và áp đặt cách lý nghiêm ngặt.
  • Singapore đã cách ly bắt buộc đối với hành khách hàng không nhập cảnh đến và truy tìm nguồn gốc truyền bệnh nghiêm ngặt.

Tất cả 4 quốc gia này đã có số người chết tương đối thấp và dường như đang trên đường ngăn chặn [một cách hiệu quả] sự lây lan của dịch bệnh. “Tất cả đã làm một cách minh bạch, đây là một sự tương phản đậm nét với sự che giấu và dối trá là thông lệ bình thường ở Trung Quốc”, ông Barone nhận xét.

Ông Barone cho rằng “bản chất chế độ tạo ra sự khác biệt to lớn”, có thể minh họa một phần nào như trong bức ảnh của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld về bán đảo Triều Tiên vào ban đêm, với một Hàn Quốc sáng rực rỡ và Triều Tiên gần như tối đen hoàn toàn.

Theo ông Barone, “Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông đã chỉ ra cách mà người dân, được nuôi dưỡng và lớn lên trong các nền văn hóa truyền thống Trung Hoa, tôn trọng luật pháp, có thể vận hành tốt trong một tình huống căng thẳng, không lường trước được”.

 Không khó để nhận thấy Đông Á và thế giới sẽ tốt hơn thế nào nếu như hơn một tỷ người dân Trung Quốc đại lục có thể sống dưới chế độ thượng tôn pháp luật như vậy. Nhưng [sự tốt đẹp] đó đã bị tước đi khi Hồng quân, do Mao Trạch Đông lãnh đạo, tuyên bố chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc, và lên nắm quyền hơn 70 năm qua, từ tháng 9/1949.

Nỗi ân hận vì sự kiện đáng tiếc đó phần lớn đã bị chìm đi trong các ‘diễn ngôn’ chính trị của các nhà lãnh đạo Mỹ, kể từ khi chiến dịch “Ai đã đánh mất Trung Quốc” của [cựu thượng nghị sĩ] Joe McCarthy vào đầu những năm 1950, đã không được hưởng ứng. Trong các chiến dịch này, ông McCarthy cáo buộc Tổng thống Harry Truman và Tướng George Marshall là những người ủng hộ cộng sản, vì đã phản đối việc viện trợ quân sự cho quân đội Tưởng Giới Thạch.

Hai thập kỷ sau, [Tổng thống Mỹ] Richard Nixon và [ngoại trưởng] Henry Kissinger đã tiên phong đưa ra một chính sách mới về sự tham gia chiến lược với Trung Quốc.

Các tổng thống Mỹ sau đó đã ủng hộ thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, bao gồm cả việc bình thường quan hệ thương mại vào năm 2000. Các chính quyền Mỹ trước đây hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một “bên liên quan, có trách nhiệm” trong hệ thống quốc tế, và sẽ dân chủ hơn.

Cho rằng những hy vọng đó rõ ràng đã tiêu tan, ông Barone giải thích: “[Thứ nhất], các sản phẩm giá thành thấp do Trung Quốc sản xuất, mà người Mỹ đang mua, có lẽ [đã khiến thế giới phải trả] một cái giá quá đắt. [Thứ hai], Trung Quốc của ông Tập Cận Bình đã trở nên thù địch rõ rệt hơn đối với nhân quyền ở trong nước, và hăm dọa nhiều hơn ở nước ngoài”.

 

 

Theo ông Barone, bất chấp những mưu toan che đậy [của Bắc Kinh], đại dịch COVID-19 đã khiến cả 2 khía cạnh này của chính quyền Trung Quốc, được nhìn thấy rõ. Sự tương phản với những câu chuyện thành công của Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore là không thể rõ ràng hơn.

“Tất nhiên, không ai có thể thay đổi những gì đã xảy ra vào năm 1949. Không giống như Nga, ĐCSTQ dường như cố thủ quyền lực sau 60 năm và 10 năm. Nhưng ít nhất chúng ta có thể ân hận về chiến thắng của Mao và hy vọng rằng các nước láng giềng Đông Á của Trung Quốc là làn sóng của tương lai, chứ không phải Trung Quốc”, ông Barone kết luận.

RELATED ARTICLES

Tin mới