Sunday, November 24, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiMỹ chiêm nghiệm: 'Không nên dồn gấu dữ vào chân tường'

Mỹ chiêm nghiệm: ‘Không nên dồn gấu dữ vào chân tường’

Theo báo Mỹ không nên ép Nga thái quá bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, bởi sẽ kích động sự bùng phát “chủ nghĩa dân tộc Nga hoang dã”.

“Nền kinh tế kéo Hải quân Nga xuống đáy biển”

Nhân đọc bài: “National Interest: Sức mạnh hạm đội Nga chỉ bằng 49% Mỹ” (DVO,4/4/2020), xin gửi tiếp đến bạn đọc một bài viết cũng về chủ đề này của chuyên gia quân sự, kỹ sư Nga quen thuộc Vladimir Tuchkov.

Trong bài có một số câu trả lời cho một số thắc mắc, ví dụ như căn cứ vào đâu mà NI dẫn con số 49% và v.v. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 3/4/2020. Chúng tôi có dịch thoát một số ý.

Tờ báo Mỹ “The National Interest” sau khi đánh giá thực trạng của Hải quân Nga và đưa ra dự báo là nó sẽ còn tiếp tục suy yếu, đã đưa ra một kết luận rất bất ngờ như sau: “không nên dồn con gấu dữ (nghĩa là Nga) vào chân tường”.

Không nên ép nó thái quá bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, bởi vì làm như vậy có thể dẫn đến sự hỗn loạn trong nền kinh tế đứng thứ sáu thế giới của Nga, kích động sự bùng phát “chủ nghĩa dân tộc Nga hoang dã”, reo rắc các công nghệ hạt nhân trên khắp thế giới … Và chính đó mới sẽ là vấn đề nghiêm trọng nhất đối với Mỹ.

Bài báo trên NI nói trên cho rằng sẽ là thông minh hơn nhiều nếu giành được quyền kiểm soát vũ khí một cách tối ưu, xử lý khủng hoảng và làm mọi việc để vực dậy nền kinh tế thế giới bằng cách khuyến khích và (hoặc) kích hoạt những mối quan hệ thương mại năng động mới.

Tuy nhiên, tòa soạn NI cũng nói rất rõ trong lời bạt của mình đây là quan điểm cá nhân của tác giả: “Ý kiến trên của Giáo sư Lyle Goldstein (tác giả bài báo) là quan điểm của cá nhân ông và nó không phản ánh quan điểm chính thức của bất kỳ cơ quan nào của Chính phủ Mỹ”.

My chiem nghiem: 'Khong nen don gau du vao chan tuong'
Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt. © AFP

Nhưng về những gì không liên quan đến chính trị, mà chỉ thuần túy là phân tích về hải quân, thì Lyle Goldstein lại rất khách quan, vì ông chỉ dựa vào các luận cứ khoa học hải quân.

Tác giả bài báo, dựa trên bảng đánh giá (xếp hạng) hàng năm về khả năng tác chiến của Hải quân các nước Nga, Mỹ và Trung Quốc do cổng thông tin hải quân Nga Mil. Press FLOT biên soạn và công bố, đã đưa ra nhận định rằng: “Đây là những con số đáng báo động đối với các chiến lược gia Điện Kremlin”.

Quả thực, rất đáng báo động bởi vì năng lực tác chiến của Hải quân Nga (theo bảng xếp hạng trên) chỉ bằng 49% năng lực tác chiến của Hải quân Mỹ.

Trong khi đó, số lượng tàu chiến hai bên gần bằng nhau: 230 và 243. Xét theo tiêu chí này (số lượng tàu), Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là vô địch tuyệt đối, bỏ xa hải quân Nga và Mỹ, và sở hữu tới 361 tàu.

Tuy nhiên, năng lực tác chiến của Hải quân PLA cũng chỉ bằng 93% (năng lực tác chiến) của Hải quân Mỹ. Cần phải nhấn mạnh một điểm sau đây: chỉ có các tàu chiến mới được tính trong bảng xếp hạng, còn các tàu đảm bảo –  như tàu cứu hỏa, tàu bệnh viện, tàu sửa chữa, v.v. –thì không được tính.

Tất cả vấn đề nằm ở chất lượng của thành phần đội tàu chiến của hải quân. Mỗi tàu đều thuộc một lớp (hạng) riêng. Khả năng tác chiến của mỗi tàu được “lượng hóa”  bằng một hệ số gọi là hệ số trọng lượng (nói đơn giản là tính điểm).

Bảng tính điểm như sau:
• tàu sân bay – 6;
• tàu ngầm hạt nhân phi chiến lược – 5;
• tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển, tàu mang máy bay lên thẳng- tàu đổ bộ đa năng – 4;
• tàu ngầm điện- diesel, tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển, khinh hạm,  tàu đổ bộ cỡ lớn -ụ nổi – 3;
• tàu đổ bộ – 2;
• tàu hộ tống, tàu quét mìn biển, tàu tên lửa cỡ nhỏ, tàu chống ngầm cỡ nhỏ, các xuồng tên lửa, các tàu (xuồng) cỡ nhỏ mang tên lửa – 1;
• các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo – 0.

Các tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có hệ số bằng không vì lý do là bảng xếp hạng này chỉ đánh giá những lực lượng (tàu) hải quân có khả năng tham gia vào các cuộc xung đột phi hạt nhân.

Kịch bản “Ngày tận thế” không được xét tới trong trường hợp này.

 Căn cứ vào bảng tính này, đem số lượng tàu của mỗi nhóm trọng lượng nhân với hệ số. Sau đó tất cả các kết quả được cộng lại. Sau khi đã hoàn thành mọi phép tính số học cần thiết, chúng ta có được các tổng giá trị định lượng (khả năng tác chiến đã được định lượng) của hải quân các nước như sau: Nga – 373, Mỹ- 765, Trung Quốc – 715.

Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm, ta lần lượt có các tỷ số sau đây: 49% – 100% – 93%.
Cổng thông tin Mil. Press FLOT đã tổng hợp và lập các xếp hạng như vậy trong hơn 10 năm – kể từ năm 2007. (Hải quân PLA được đưa vào bảng xếp hạng lần đầu tiên). Rất nên quan tâm đến những thay đổi của Hải quânNga trong một hoảng thời gian khá dài như vậy. Có nghĩa là nên tìm hiểu xem trong suốt thời gian đó, Hải quân Nga phát triển đi lên hay đang xuống cấp?

Chúng tôi xin dẫn tỷ lệ phần trăm (sức mạnh) của Hải quân Nga so với Hải quân Mỹ trong các năm đó, lần lượt như sau: 2007 – 65%; 2009 – 60%; 2010 – 64%; 2011 – 52%; 2012 – 42,7%; 2013 – 45,5%; 2014 – 51,7%; 2015 – 44%; 2016 – 45%; 2017 – 47%; 2018 – 45%; 2019 – 49%.

Bức tranh thật buồn.Như đã thấy- vào cuối thập kỷ trước, đã diễn ra sự xuống cấp của Hải quân Nga (chính xác hơn- đã “hoàn thành” sự xuống cấp). Biên chế đội tàu giảm mạnh. Dưới đây là những con số bi kịch nhất. Năm 2007, Hải quân Nga có 140 tàu hộ tống. Bây giờ còn15.

Về các tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển: 23- giờ còn 6 (năm 2019). Thực ra, còn 5 chiếc nữa, nhưng chúng đang được sửa chữa hoặc đang được hiện đại hóa. Cũng xin lưu ý- Bảng xếp hạng của Mil. Press FLOT chỉ tính các tàu có khả năng tác chiến vào thời điểm hiện tại. Tàu ngầm hạt nhân: 23 so với 12, còn 14 chiếc khác đang được sửa chữa.

Diễn giải ra sẽ là như thế này- vào những năm “béo tốt” khi giá dầu leo thang, người ta thanh lý hàng loạt các tàu Liên Xô đã hết tuổi thọ, và sau đó- khi nền kinh tế đình trệ, chỉ số chỉ khả năng chiến đấu của Hải quân Nga dao động không đáng kể và chỉ quanh mức 45% (so với Hải quân Mỹ).

Tuy vậy, số lượng các tàu vẫn được duy trì ở mức gần như cũ là nhờ đã đóng một số lượng tối đa các tàu tên lửa cỡ nhỏ, nhưng chủ yếu – vẫn là ở mức các xuồng tên lửa. “Công cuộc” đóng các tàu lớp tàu hộ tống đã thực sự biến thành các dự án “chậm tiến độ” một cách khủng khiếp.

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên dự án 22380 “Steregushchiy” lượng giãn nước 2.200 tấn được khởi công đóng năm 2001. Nó được bàn giao cho Hạm đội Baltic mãi vào năm 2008, tức là sau 7 năm. Những chiếc tàu tiếp theo của dự án này (hiện có 6 chiếc) cũng được đóng với cùng tiến độ, phải mất từ 6 đến 8 năm để đóng mỗi tàu.

 Vâng, và trong toàn bộ thời kỳ lịch sử của nước Nga mới (kể từ khi Liên Xô sụp đổ), ngành đóng tàu Nga chỉ đóng được duy nhất một tàu khu trục- đó là tàu dự án 22350 “Đô đốc Hải quân Liên Xô Gorshkov”. Nó được bắt đầu đóng năm 2006, bàn giao cho Hạm đội phương Bắc năm 2018.

Không một tàu khu trục nào, chứ chưa nói đến tàu tuần dương, được đóng tại nước Nga mới trong suốt 30 năm nói trên. Tất cả những tàu Hải quân Nga đang có thuộc những các lớp này và được liệt kê trong bảng xếp hạng nói trên- đều là các tàu đóng thời Liên Xô.

Vì Mỹ  đóng với tiến độ 3-4 tàu có hệ số trọng lượng lớn- tức tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển và tàu ngầm đa năng mỗi năm– khoảng cách giữa Hải quân Nga và Hải quân Mỹ sẽ ngày càng tăng.

Các tàu tên lửa cỡ nhỏ và tàu hộ tống được đóng với “tần suất” mỗi “kế hoạch năm năm” một chiếc không thể giúp rút ngắn được khoảng cách đó. Tất cả các lời bàn tán kiểu như Nga cực kỳ cần khẩn trương bắt đầu đóng tàu sân bay hạt nhân “Storm”, tàu khu trục hạt nhân “Leader”, tàu mang máy bay lên thẳng đa năng “Lavina”, đều không có bất kỳ một cơ ở thực tế nào.

Tại sao lại không có cơ sở?

Thứ nhất, trong ngân sách quân sự không có khoản tiền nào chi cho nội dung này. Thứ hai, ngay hiện giờ còn đã không thể sửa chữa tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” vì không đủ năng lực sản xuất, có nghĩa là không có các ụ nổi kích thước phù hợp. Vậy thì đóng tàu sân bay mới ở đâu?

Dường như hy vọng duy nhất được dành cho hạm đội tàu ngầm, vì việc xây dựng hạm đội tàu ngầm luôn được ưu tiên. Tuy nhiên, những đặc quyền này chỉ áp dụng cho các tàu ngầm mang tên lửa chiến lược Dự án 955 “Borey”.

Còn chiếc tàu ngầm hạt nhân đa năng đầu tiên thuộc Dự án 885 “Ysen” được đóng xong trong 17 năm!  Và nó được bàn giao cho Hạm đội Phương Bắc năm 2014. Sau đó, xuất hiện một “khoảng lặng” khá dài liên quan đến việc thiết kế phiên bản “Yasen-M”. Nếu  theo đúng kế hoạch, sẽ có một cặp “Yasen” được đưa vào trực chiến trong năm nay (2020). Vâng, và tiếp theo, để đóng mỗi tàu như vậy, cần ít nhất 7 năm.

Chính vì vậy, trong khoảng thời gian đó, Hải quân Mỹ sẽ còn “tiến xa hơn”. Trừ khi, tất nhiên, nếu tình hình không có những thay đổi đáng kể. Và những thay đổi đó phải diễn ra, trước hết, trong nền kinh tế nước ta,vì, chỉ có như thế mới dẫn đến những thay đổi trong ngành công nghiệp đóng tàu của chúng ta.

Trung Quốc sẽ còn đi xa hơn nữa,- Hải quân nước này sẽ sớm đuổi kịp Hải quân Mỹ xét theo tiêu chí năng lực tác chiến, Hải quân Trung Quốc đang phát triển với tốc độ ngoài tầm với của bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới.

Vâng, và bây giờ, để tự an ủi một chút, chúng ta hãy thử tính lại bảng xếp hạng năm 2019. Vấn đề là ở chỗ bảng xếp hạng này không tính đến những con tàu đang được sửa chữa hoặc đang hiện đại hóa. Cứ giả sử, bằng một phép màu nào đó, tất cả chúng đều quay trở lại hàng ngũ ngay lập tức sau khi con coronavirus bị đánh bại.

Với kịch bản này, ta có thêm 14 tàu ngầm hạt nhân (70), 2 tàu ngầm điện- diesel (6), 1 tàu sân bay (6), 2 tàu tuần dương (8), 5 tàu khu trục (15), 2 khinh hạm  (6), 3 tàu đổ bộ (6), 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ (2), 29 xuồng tên lửa (29). Tổng hệ số trọng lượng (điểm) bổ sung – 149.

Tổng hệ số trọng lượng (điểm) mới là 522. Hải quân Mỹ- 765.

Quy ra tỷ lệ phần trăm, chúng ta có 65%. Đúng bằng những gì chúng ta đã có 13 năm trước (2007).

Để kết luận, cần phải nói rằng bảng xếp hạng này không đánh giá chất lượng vũ khí trên tàu của các hải quân các nước. Và chính ở đây thì Nga lại có những vị thế rất tốt vì đã đưa vào trang bị cho các tàu của mình những tên lửa rất hiệu quả. Trước hết, đó là các tên lửa có cánh (hành trình) “Kalibr”.

Sắp tới, sẽ là thêm tên lửa siêu thanh “Zircon”. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả các tên lửa này, điều cần thiết là các tàu phải có thể hoạt động bình thường ngay cả ở vùng biển xa, chứ chưa nói tới trên các đại dương.

Và đây lại là điều không thể, như những gì mà bảng xếp hạng nói trên đã thể hiện.

RELATED ARTICLES

Tin mới