Monday, December 23, 2024
Trang chủBiển nóngTàu Mỹ tại Biển Đông: Không thể tồn tại khi thực chiến

Tàu Mỹ tại Biển Đông: Không thể tồn tại khi thực chiến

Trang We are the Mighty đã tiết lộ thông tin gây sốc về tàu LCS, theo đó loại tàu này không thể rà được mìn biển như những gì được công khai.

Tàu LCS của Hải quân Mỹ.

Thông tin gây sốc này nằm trong bản báo cáo của tiến sĩ Michael Gilmore, người đứng đầu Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E) thuộc Lầu Năm Góc hôm 3/8 cho biết.

Cụ thể, tàu LCS được trang bị 1 robot tìm kiếm phát hiện mìn biển (thuỷ lôi) định danh là RMMW (dài 7 m) và 1 hệ thống điều khiển phát hiện mìn biển (RMS) lắp trên tàu.

Tuy nhiên, tiến sĩ Michael Gilmore cho biết, các thử nghiệm mới đây cho thấy không có chứng cứ nào cho thấy hệ thống dò tìm phát hiện mìn biển là hoạt động đáng tin cậy, và độ tin cậy của hệ thống này chỉ tương đương với công nghệ cách đây 1 thập kỷ.

Trong khi đó, theo báo cáo từ nhà sản xuất Lockhhed Martin, robot dò mìn biển (di chuyển nửa nổi nửa chìm dưới nước) có thể hoạt động liên tục 75 giờ mới hỏng hóc, nhưng nhóm của DOT&E báo cáo độ tin cậy của RMMV chỉ có 25 giờ và của hệ thống RMS trên tàu là 18,8 giờ.

Đặc biệt, khi robot này ở xa tầm nhìn của tàu LCS thì khó điều khiển cũng như liên lạc với tàu mẹ, sonar Raytheon của nó cũng không dò được mìn biển một cách chắc chắn; khi dò được thì cũng chẳng nhanh như yêu cầu đặt ra của Hải quân và dường như nó không dò tìm được mìn biển một cách chắc chắn.

Không chỉ có vậy, tiến sĩ Michael Gilmore còn cho biết hồi năm 2013, Hải quân Mỹ phát hiện ra rằng hệ thống máy tính của LCS rất dễ bị tấn công (đối với chiếc USS Freedom, chiếc tàu đầu tiên thuộc chương trình LCS).

Điều gì sẽ xảy ra với một chiến hạm tối tân khi nó bị đối phương khống chế bộ não bằng cách xâm nhập hệ thống máy tính? – Tiến sĩ Michael Gilmore ngao ngán thốt lên.

Trong năm 2013, một chiếc LCS được triển khai đến Singapore đã bị nước tràn vào ở tầng thấp nhất. Nước đã ngập tới gần 1 m. Theo giải trình của Hải quân Mỹ thì đường ống làm mát động cơ tuốc bin số 1 bị nứt, song không xác định được nguyên nhân.

Hồi tháng 7/2013, chiếc tàu này cũng bị hỏng động cơ tạm thời khi đang hoạt động gần Singapore. Lỗi lần này là do rò rỉ khí từ máy phát điện diesel số 2, một trong 4 máy phát của tàu.

Động cơ quá nóng và đã đột ngột ngừng chạy. Sau đó máy phát điện số 3 cũng phát sinh sự cố.

Tháng 5/2013, tàu LCS cũng gặp lỗi kỹ thuật chỉ sau vài giờ rời cảng Changi (Singapore) ra biển. Nguyên nhân xác định là có chất cặn trong hệ thống dầu bôi trơn của tàu.

Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá những trục trặc kiểu này nảy sinh từ quá trình thiết kế và chế tạo. Trong gần một thế kỷ qua, Hải quân Mỹ không cho ra lò bất kỳ mẫu thiết kế mới nào.

Thiết kế mới xuất hiện gần đây nhất chính là tàu sân bay. Tuy nhiên, loại tàu mới này phải cần tới 2 thập kỷ để thử nghiệm và cần tới một cuộc chiến tranh thế giới với quy mô lớn để kiểm nghiệm xem nó thực sự hoạt động ra sao.

Trong khi đó, thời gian thiết kế chế tạo và đưa vào sử dụng của LCS lại rất ngắn. Trên thực tế, chương trình LCS chỉ thực sự bắt đầu từ năm 2003 mà tới năm 2006, cả hai mẫu LCS đều đã được ra lò.

Ngạc nhiên hơn là năm 2010, cả hai mẫu thiết kế LCS hoàn toàn khác nhau đều được lựa chọn để đặt hàng dù về lý thuyết chúng có thể sử dụng chung các thiết bị. Cho tới nay, LCS chưa hề tham chiến, song lại được Mỹ triển khai ra cả nước ngoài.

Từ kết quả được kiểm chứng thực tế trên, trang We are the Mighty cho rằng, số tiền trên 700 triệu USD cho mỗi tàu LCS coi như bỏ đi khi chức năng quan trọng là dò tìm rà phá mìn biển không đạt được và gần như chắc chắn rằng, con tàu không thể tồn tại trước kẻ thù trong môi trường thực chiến.

RELATED ARTICLES

Tin mới