Đêm ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch qua đời, đột nhiên xuất hiện hiện mưa và sấm sét liên hồi, tấm rèm cửa sổ trong phòng ông đột nhiên rơi xuống, khiến Tưởng Kinh Quốc, Tống Mỹ Linh kinh hoàng.
Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Tưởng Giới Thạch vì bệnh tim tái phát, mất trong dinh thự ở núi Dương Minh ngoại ô thành phố Đài Bắc (Đài Loan), hưởng thọ 88 tuổi. Châu Trường Thái từng đi theo Tưởng Giới Thạch nhiều năm, nhớ lại cảnh tượng ngày cuối cùng của Tưởng Giới Thạch như sau:
Ngày 5 tháng 4 là Tết Thanh minh. Buổi sáng hôm đó, Tưởng Kinh Quốc đến chào hỏi cha mình là Tưởng Giới Thạch, sau khi Tưởng Kinh Quốc quay người đi, Tưởng Giới Thạch lại gọi ông quay lại, hình như là có linh cảm gì đó, không ngừng căn dặn Tưởng Kinh Quốc chú ý sức khỏe.
Chiều tối Tưởng Kinh Quốc lại đến thăm hỏi Tưởng Giới Thạch, thấy cha mình khí sắc rất tốt, nên đã quay về ăn cơm. Sau bữa cơm tối, Tưởng Giới Thạch được đỡ lên trên xe lăn, đẩy ra vườn hoa dinh thự Sĩ Lâm dạo chơi, sau đó thì đi lên lầu nghỉ ngơi, lúc này khoảng 8 giờ tối. Đến lúc này, sức khỏe của Tưởng Giới Thạch vẫn rất tốt.
Nhưng đến 9 giờ tối, còi báo động đột nhiên vang lên, đây là tín hiệu cho biết sức khỏe của Tưởng Giới Thạch xảy ra tình huống khẩn cấp. Tất cả cận vệ đều lập tức chạy đến phòng của Tưởng Giới Thạch, bác sĩ đang cấp cứu. Tưởng Kinh Quốc nhanh chóng đi đến phòng của Tưởng Giới Thạch, ông khóc lóc vô cùng thảm thương, hình như cảm nhận được cha mình đã đến thời khắc cuối cùng của cuộc đời rồi.
Theo như các báo cáo y tế, nhóm người của Đặng Bất Phi đã cấp cứu hơn ba tiếng đồng hồ, đến 11 giờ 30 phút, đồng tử của Tưởng Giới Thạch đã to ra, tim chỉ còn những nhịp tim rất yếu ớt. Cuối cùng bác sĩ dùng điện cực cắm trực tiếp vào tim để kích tim, nhưng vẫn không hiệu quả. Ở trong tình huống này, cuối cùng Tống Mỹ Linh đành phải bất lực mà ra lệnh từ bỏ cấp cứu.
11 giờ 50 phút đêm, bác sĩ chính thức tuyên bố Tưởng Giới Thạch tử vong. Khi bác sĩ rút các ống trên người của Tưởng Giới Thạch xuống, bầu trời đột nhiên vừa có tiếng sấm vang lên vừa trút một trận mưa xuống. Tấm rèm cửa sổ trước nay chưa bao giờ rơi xuống, đêm đó lại đột nhiên rơi xuống một cách kỳ lạ.
Đối chiếu biên niên sử của Tưởng Giới Thạch cũng thấy có ghi chép rằng vào đêm ngày 5 tháng 4 có “sấm sét lúc nửa đêm, gió mưa xối xả, như núi nghiêng ngả, như thú gầm vang…”. Nhìn thấy những hiện tượng kỳ lạ này, Tống Mỹ Linh và Tưởng Kinh Quốc đều vô cùng kinh ngạc.
Trận mưa đó kéo dài liên tục cho đến 2 giờ sáng hôm sau, đến khi thi hài của Tưởng Giới Thạch được bốn vệ sĩ khiêng lên trên xe cứu thương, trời mới tạnh mưa. Nhưng khi xe nổ máy, thì lại bắt đầu có mưa. Một số người đứng trong mưa, dầm mưa để đưa tiễn Tưởng Giới Thạch.
Theo như biên niên sử của Tưởng Giới Thạch và thông báo của Cục thông tin chính phủ Đài Loan khi đó, Tưởng Giới thạch bệnh chết được gọi là “băng hà”. Bắt đầu từ thời nhà Chu, chỉ có cái chết của đế vương mới được gọi là “băng”.
Chính phủ Đài Loan còn ra lệnh, “kỳ quốc tang” kéo dài trong một tháng bắt đầu tính từ ngày 6 tháng 4. Thi thể của Tưởng Giới Thạch được đặt ở Nhà tưởng niệm quốc phụ tại thành phố Đài Bắc trong 5 ngày, để cho mọi người bày tỏ sự thương tiếc.
Toàn bộ Đài Loan chìm vào trong đau thương. Biên niên sử của Tưởng Giới Thạch có ghi lại tình cảnh của khi đó: “Già trẻ dìu dắt nhau, khóc ròng trên đường đi viếng, trong vòng hai trăm dặm, lễ lạy liên tục. Lại còn có ba triệu người sắc mặt đau thương, khóc lóc thảm thiết, cảnh tượng chưa từng có trong lịch sử”.
Theo tài liệu công khai, Tưởng Trung Chính, tự Giới Thạch, từng đảm nhận các chức vụ: hiệu trưởng của Trường quân sự Hoàng Phố, tổng tư lệnh của quân Cách Mạng Quốc Dân, viện trưởng Viện hành chính, chủ tịch Hội ủy viên quân sự chính phủ Quốc Dân, tổng tài Quốc Dân Đảng Trung Quốc, chủ tịch chính phủ Quốc Dân, chỉ huy tối cao tại chiến khu của đồng minh Trung-Miên-Ấn trong chiến tranh thế giới thứ hai, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, thống trị Trung Quốc đại lục gần 22 năm, cho đến khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền.
Cả đời Tưởng Giới Thạch đều kiên trì chủ nghĩa tam dân, cả đời phản đối ĐCSTQ, bảo vệ và gìn giữ văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nhà sử học nổi tiếng Đường Đức Cương nói rằng, Tưởng giới Thạch là “hào kiệt xuất chúng và là anh hùng dân tộc hiếm có trong lịch sử ngàn năm của dân tộc ta năm ngàn năm nay, lãnh đạo toàn dân chống giặc ngoại xâm, sống chết không hối hận, gian khó không lùi bước, cuối cùng đánh đuổi hết những kẻ địch cứng đầu, giành lại ánh sáng cho đất nước, trong lịch sử của dân tộc ta, không có người thứ hai”.