Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaBài học từ vay tiền TQ

Bài học từ vay tiền TQ

Những rắc rối mà quốc gia châu Phi này gặp phải sau khi vay gần 5 tỷ USD từ Trung Quốc để xây tuyến đường sắt gần như “vô dụng” đang khiến nhiều nước nghèo khác lo ngại về “tiền dễ” của Bắc Kinh.

Đường sắt Trung Quốc xây cho Kenya chưa thấy lãi mà chỉ thấy lỗ

Kenya – quốc gia châu Phi – đã vay 4,7 tỷ USD từ Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc để xây đường sắt.

Tuyến đường sắt dài 580 km, được Kenya hoàn thành năm 2017 đang khiến quốc gia này “ngập đầu” trong nợ nần.

Tập đoàn Kiến thiết giao thông Trung Quốc (CCCC) là đơn vị giúp Kenya xây dựng công trình tốn kém này.

Theo các chuyên gia kinh tế, những dự án được các nước châu Phi thực hiện bằng vốn vay từ Trung Quốc thường đầy tham vọng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến vỡ nợ.

Khả năng sinh lời kém và đặc biệt tồi tệ hơn của tuyến đường sắt trị giá gần 5 tỷ USD trong dịch Covid-19 đang khiến giới chức Kenya “khủng hoảng” khi tới hạn thanh toán.

Kenya đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh cho đàm phán lại các khoản nợ nhưng chưa nhận được phản hồi.

Kenya phải cân nhắc cắt giảm 50% chi phí quản lý trị giá 10 triệu USD/tháng dành cho tuyến đường sắt dài 580 km vì “gần như không có khả năng sinh lời”.

Chính phủ Kenya hy vọng Bắc Kinh sẽ nới kỳ hạn trả nợ, trong bối cảnh nước này đang phải xoay xở từ nguồn thuế ít ỏi do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tháng 1 năm nay, phải rất vất vả Kenya mới thanh toán thành công đợt trả lãi đầu tiên cho Trung Quốc – trị giá 350 triệu USD.

Tuy nhiên, các đợt trả nợ sau sẽ cực kỳ khó khăn vì tuyến đường sắt tốn kém làm Kenya chịu lỗ chứ đừng nói đến việc thu lãi.

Năm ngoái, tuyến đường sắt nói trên tạo doanh thu 130 triệu USD nhưng chi phí phát sinh, chi phí vận hành lên tới 170 triệu USD, chính phủ Kenya cho biết.

“Kenya bắt buộc phải đàm phán lại với Trung Quốc về các khoản nợ. Dự án đường sắt không mang lại thu nhập và giờ họ đang hối hận”, Tony Watima – chuyên gia kinh tế tại Kenya – nhận xét.

Chính phủ Kenya đã cố gắng yêu cầu và ưu đãi cho nhiều công ty để họ sử dụng đường sắt nhiều hơn nhưng vẫn không mang lại hiệu quả.

“Chỉ riêng tuyến đường sắt do Trung Quốc xây dựng đã ngốn 12% tổng số tiền Kenya nợ nước ngoài. Trong bối cảnh ngân sách từ thuế sụt giảm do Covid-19, Kenya không còn lựa chọn nào khác. Hy vọng Bắc Kinh sớm có phản hồi tích cực”, ông Tony nói.

Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đưa khoảng 300 tổ chức của Trung Quốc và “danh sách đen” trong đó có Tập đoàn CCCC.

CCCC sau đó tuyên bố rằng “danh sách đen” của Mỹ không có bất kỳ tác động nào đối với hoạt động của Tập đoàn này tại nước ngoài.

“Ở các nước kinh tế kém phát triển, chính quyền chưa đủ khả năng để đánh giá phù hợp về những rủi ro mà các dự án thuộc Sáng kiến Vành đai Con đường mang lại”, Shahar Hameiri – chuyên gia kinh tế tại Đại học Queenslan – nhận xét.

Mỹ và một số nước phương Tây từ lâu đã cáo buộc Sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc là “bẫy nợ”. Mỹ cho rằng, các nước nghèo phải đánh đổi lợi ích kinh tế, chính trị, thậm chí là quân sự để đổi lấy các khoản vay từ Bắc Kinh.

Các nước châu Phi như Ethiopia, Công và Angola mới đây cũng phải đàm phán lại về các khoản vay đối với Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới