Xin giới thiệu bài viết với tiêu đề trên (thay lời giới thiệu) của học giả Nga Aleksandr Samsonov để cùng tham khảo cách nhìn về vấn đề này của ông.
Hiện nay, đã tuyệt đối rõ ràng một điều là Hoa Kỳ đang đánh mất dần vị thế siêu cường (đế quốc), hơn nữa còn đang “tiến nhanh” đến tình trạng bùng nổ nội bộ và rối loạn trong nước.
Còn Trung Quốc, thì ngược lại, nước này đang theo đuổi một hệ thống các quan điểm mang tính đế quốc khi xác định tương lai của mình, và điều này được thể hiện rất rõ qua sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ của nước này với các nước láng giềng: Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v.
Siêu cường Trung Quốc?
Cuộc chiến tranh thương mại (chiến tranh kinh tế) giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã chuyển sang trạng thái của một cuộc chiến tranh lạnh mới.
Có thể nhận thấy rõ ràng sự gia tăng áp lực của Trung Quốc lên Đài Loan, một vùng lãnh thổ được Bắc Kinh coi là phần đất lịch sử của Trung Quốc. Người Mỹ đang trang bị vũ khí cho Đài Bắc bất chấp nhiều tuyên bố phản đối từ phía Bắc Kinh.
Trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, đã xảy ra các vụ va chạm giữa tàu của Mỹ và tàu Trung Quốc.
Người Mỹ đang ủng hộ các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực và tăng cường sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực- và điều này khiến Bắc Kinh điên tiết.
Dưới sức ép của Washington, các nhà sản xuất lớn, trong đó có cả những con quái vật công nghệ khổng lồ như Apple, Microsoft và Google, đang chuyển hoạt động sản xuất của mình ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.
Để đáp trả, Bắc Kinh tuyên bố từ bỏ chủ nghĩa tư bản tài chính- tín dụng. Trung Quốc đang thực hiện quá trình chuyển đổi sang một hệ thống kinh tế nhà nước khép kín với sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân. Bắc Kinh lên kế hoạch “làm sâu sắc thêm tiến trình hợp nhất dân sự-quân sự.”
Các công ty tư nhân được yêu cầu phải hành xử cho phù hợp với các mục tiêu chính trị và tư tưởng của CHND Trung Hoa. Về bản chất, đây là một cuộc động viên lực lượng.
Kết quả là, một hệ thống quan điểm đế quốc đang được áp dụng ở Trung Quốc. Như đã biết- chính sách đối ngoại phải thay đổi cho phù hợp với hệ tư tưởng.
Do đó mà căng thẳng ngày càng gia tăng trong quan hệ với Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ… Chính phủ Nhật Bản phản đối sự xuất hiện của các tàu Trung Quốc ngoài khơi quần đảo Senkaku.
Nhật Bản đang kiểm soát các đảo trên Biển Hoa Đông này. Nhưng CHND Trung Hoa và Cộng hòa Trung Hoa (Đài Loan) lại tuyên bố chúng là của riêng họ. Trong năm 2020, quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã rất nóng.
Đụng độ vũ trang đã xảy ra tại khu vực tranh chấp Aksaychin trên biên giới giữa Khu tự trị Tân Cương – Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, Pakistan và Ấn Độ. Khu vực lãnh thổ nay hiện Trung Quốc đang kiểm soát nhưng Ấn Độ tuyên bố có chủ quyền.
Bắc Kinh thường xuyên công khai lên tiếng sẵn sàng khôi phục lại sự toàn vẹn lãnh thổ lịch sử của Trung Quốc. Còn Mỹ thì đang cố gắng đánh vào những điểm dễ bị tổn thương của Trung Quốc: Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông.
Chiến tranh lạnh mới
Mối quan hệ giữa Đế quốc già Mỹ và Đế quốc trẻ Trung Hoa đã trở nên căng thẳng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hệ thống toàn cầu nghiêm trọng đang nhanh chóng biến thành một thảm họa.
Hiện nay cả Mỹ và Trung Quốc đều đang phải đối mặt với những vấn đề nội bộ rất lớn. Ở Mỹ- đó là xung đột giữa các giới tinh hoa, cuộc bầu cử tổng thống hiện đang biến thành một cuộc xung đột dân sự công khai.
Dưới thời Tổng thống Trump, Washington đang chuyển sang thực hiện chính sách “tự cô lập huy hoàng”, từ bỏ vai trò “hiến binh thế giới”.
Nước Mỹ đang mất quyền bá chủ về ý thức hệ. Nền dân chủ Phương Tây vốn được coi là nền tảng cho sự phát triển thành công của bất kỳ quốc gia nào đang bị thất bại.
“Cách mạng Đen”, một sự tiếp nối của các cuộc cách mạng màu do chính Washington tổ chức trên khắp hành tinh, có thể gây ra sự đổ vỡ của một nước Mỹ quen thuộc với toàn thế giới như trước đây.
CHND Trung Hoa cũng có những vấn đề riêng của mình. (Đó là) Buộc phải từ bỏ vai trò “công xưởng thế giới”, khuyến khích tiêu thụ nội địa.
Duy trì hệ thống Xô Viết, nhưng lại phải tránh lặp lại số phận đáng buồn của Liên Xô. Đồng thời phải giữ được một mức độ vừa phải, tránh không để phải chuyển sang một chế độ độc tài toàn trị- đàn áp- một hình thức chế độ chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn.
Thương mại với Nhật Bản, Châu Âu và kim ngạch xuất khẩu khổng lồ sang Mỹ không cho phép Bắc Kinh thực hiện các bước đi “quyết liệt”.
Do đó, Bắc Kinh sẽ ưu tiên chọn chính sách “chờ thời”- tức chờ cho đến khi các điều kiện đã chín muồi.
Nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Bắc Kinh – (đó là có được) một thỏa thuận chiến lược với Nga. Tuy nhiên, từ trước đến nay, cái được gọi là một liên minh chiến lược giữa Matxcova và Bắc Kinh chỉ có trong các phóng sự trên kênh truyền hình Nga (trên giấy).
Trung Quốc không muốn đầu tư các khoản tiền lớn vào Nga, bởi vì vì giới tinh hoa của LB Nga luôn hướng cái nhìn của mình sang Châu Âu và Mỹ.
Các phương tiện truyền thông, đại chúng và các chính trị gia Nga dành phần lớn sự quan tâm của minh cho Phương Tây chứ không phải cho Phương Đông. Nước Nga được coi là một phần của nền văn minh Châu Âu.
Và bằng cách đó, Matxcơva đã tự mình hạn chế nghiêm trọng những khả năng của nền văn minh Phương Bắc, – một nền văn minh vừa có cả yếu tố văn minh Phương Tây lẫn văn minh Phương Đông.
Những đại diện nông nổi của các giới đặc quyền đặc lợi trong xã hội (Nga) khi xây dựng các dự án của mình đều lấy một điểm xuất phát chung là sự phụ thuộc (của Nga) vào Châu Âu và Hoa Kỳ (và cùng với đó là sự sụp đổ trong tương lai).
Không hề có một dự án riêng tự thân, không hề có chương trình và mục tiêu riêng, chỉ có duy nhất một sự sao chép các ý tưởng và giá trị phương Tây, và thương mại. Điều này dẫn đến một thực tế là Nga cũng đang xuống cấp cùng với Phương Tây.
Trung Quốc lại một lần nữa buộc phải “chờ thời” cho đến khi có một số thay đổi lớn nào đó trên thế giới: những biến động mạnh ở Châu Âu và Hoa Kỳ chẳng hạn, hay là một sự “tỉnh ngộ” ở Điện Kremlin (trong trường hợp bất khả kháng nào đó) buộc Nga phải quay sang Phương Đông.
Đặc biệt, cơn hoảng loạn “đại dịch” như hiện nay rất có thể sẽ làm sụp đổ hệ thống EU-Mỹ . (Khi đó) Trung Quốc sẽ có cơ hội để xây dựng đế quốc của minh.