Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHà Lan: “không thể lặng im”

Hà Lan: “không thể lặng im”

Hà Lan khẳng định: EU nên tìm kiếm hợp tác với các nước trong khu vực vì tự do đi lại và đảm bảo an toàn hàng hải. Trong bối cảnh đó, EU phải thể hiện mình thường xuyên hơn và mạnh mẽ hơn về những diễn biến ở Biển Đông mà vi phạm Công ước của LHQ về Luật biển (UNCLOS).

Hà Lan “không thể lặng im”trong vấn đề Biển Đông

Là cường quốc biển từ lâu đời, lâu nay, Hà Lan khá kín tiếng về vấn đề Biển Đông. Gần đây, điều đó đã bị phá vỡ. Tiếp theo một số quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU), Hà Lan kêu gọi các nước trong khối cần có thái độ mạnh mẽ hơn trước những diễn biến phức tạp trong vùng biển này.

Điều đó thể hiện trong bộ văn kiện Bộ Ngoại giao Hà Lan vừa công bố vào trung tuần tháng 11 vừa qua. Nội dung chiến lược đối khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được Bộ ngoại giao Hà Lan khẳng định mang “tầm nhìn độc nhất Hà Lan”, khiến các chuyên gia quốc tế và dư luận đặc biệt quan tâm.

Trong văn kiện đó, Trung Quốc là trọng tâm phân tích và từ đó, xác định các chính sách ứng xử của Hà Lan. Thậm chí, những chuyên gia soạn thảo Hà Lan còn kỳ vọng, nó sẽ là lập trường chung cho cả EU – như ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok, trong thư gửi Quốc hội nước này, đã đề cập, trên cơ sở so sánh với các chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của hai cường quốc lớn trong EU là Pháp và Đức.

Sự quan ngại của Hà Lan đối với Trung Quốc chắc chắn không phải từ việc quốc gia phương Đông này trỗi dậy mạnh mẽ về kinh tế.

Giàu có mà lương thiện – quá tốt. Nhưng thực tế đang trái ngược với kỳ vọng. Giàu có lại khiến Trung Quốc trở nên hoang dã hơn bao giờ hết.

Những năm gần đây, Bắc Kinh ra sức sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự có được sau mấy chục năm cải cách, mở cửa để đạt được tham vọng của mình. Trên Biển Đông, Trung Quốc gây hấn với bất cứ quốc gia nào phản đối, ngăn cản mục tiêu hiện thực hóa “đường 9 đoạn” tham lam của họ. Ngay cả với Philippines – quốc gia có tiếng là “mềm”, cũng từng có lúc không thể “dẻo” thêm được nữa khi bị Trung Quốc dùng thủ đoạn kiểm soát bãi cạn bãi cạn Scarborough năm 2012. Tới mức, Manila buộc phải đâm đơn kiện Bắc Kinh ra Tòa trọng tài thường trực (PCA) có trụ sở tại La Haye, Hà Lan.

Philippines thắng kiện, vậy mà tình hình Biển Đông chẳng vì thế mà cải thiện hơn. Trung Quốc không chỉ gạt phắt phán quyết, mà còn ngông cuồng, quyết đoán hơn trong việc khẳng định chủ quyền trên Biển Đông. Họ thường xuyên cho tàu tuần duyên và tàu dân quân biển đi vào vùng biển của các nước khác. Bắc Kinh cũng tăng cường bồi đắp, quân sự hóa các đảo, đá cưỡng chiếm trái phép; tổ chức dày đặc các cuộc tập trận quân sự trong khu vực này nhằm đe dọa các nước cùng có yêu sách trên Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia…; đồng thời, bắn thông điệp cứng rắn tới Mỹ cùng các cường quốc phương Tây khác.

Hà Lan cảm thấy đã đến lúc “không thể lặng im”.

Xét cho cùng, cũng như các quốc gia không có yêu sách chủ quyền khác đối với Biển Đông, Hà Lan tự thấy mình có “quyền lợi và nghĩa vụ liên quan”đối với vấn đề Biển Đông – nơi có tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất, với giá trị hàng hóa lưu thông tới gần 5000 tỷ USD/năm.

Là thành viên EU – đối tác thương mại lớn thứ 2 của các nước Đông Nam Á, Hà Lan đồng thời là một trong những nước xuất khẩu lớn nhất sang các nước ASEAN trong khối, chỉ sau Đức. Về nhập khẩu, 22,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hà Lan cũng đến từ các nước Châu Á…

Những con số trên cho thấy, dù “xa lắc xa lơ” Biển Đông, nhưng một khi Biển Đông có chuyện chẳng lành, tuyến giao thương trên biển này bị gián đoạn, hoạt động kinh tế của EU nói chung, và Hà Lan nói riêng, sẽ chịu tác động tiêu cực như thế nào.

Vậy nên, tiếp theo 9 quốc gia thể hiện công khai sự khó chịu với hành vi ngang ngược của Trung Quốc, trong đó có Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển, Séc…thêm một quốc gia Tây Âu nữa là Hà Lan phản ứng với Trung Quốc là điều có thể hiểu được.

RELATED ARTICLES

Tin mới