Tuesday, April 30, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiLòng tham không biên giới!

Lòng tham không biên giới!

Chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc là nguyên cớ dẫn tới những hành động trắng trợn khi xâm lược các nước khác; hoặc ngụy tạo các bằng chứng về chủ quyền, biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Hành động mới nhất của nước này là xâm chiếm lãnh thổ Bhutan.

Cụ thể, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng một ngôi làng thuộc lãnh thổVương quốc Bhutan. Hành động này không khác gì chiến thuật mà họ từng sử dụng ở vùng biên giới Trung – Ấn, và những nơi xa hơn tôn tạo, xâm chiếm các thực thể Biển Đông.

Cuối tuần trước, báo New York Times của Mỹ đã đăng bài: “Bắc Kinh mang chiến lược của họ ở Biển Đông lên dãy Himalaya”. Thật không có hình tượng nào sinh động hơn thế! Mang biển lên núi là cái “tài” không ai có thể tưởng tượng nổi, ngoài mấy ông thầy Tầu, con cháu Khổng, Mạnh.

Công ty Maxar Technologies (Mỹ) qua các hình ảnh vệ tinh đã phát hiện, trước ngày quốc khánh 1/10 của Trung Quốc, nước này đã xây dựng xong ngôi làng mới. Ngôi làng được đặt tên là Pangda ở vùng núi. Pangda nằm cạnh sông Torsa,kẹt giữa khu vực Tây Tạng và Vương quốc Bhutan. Chuyện này cũng na ná như năm nào Trung Quốc bất ngờ phân chia lòng sông và chiếm gọn một nửa Thác Bản Dốc, một ngọn thác kỳ vĩ của Việt Nam.

Làng mới Pangda có số dân vừa chẵn… 100 người. Số dân ấy ở trong 20 ngôi nhà mới. Trong ngôi làng mới toanh ấy người dân hân hoan mừng Quốc khánh bằng cách treo cao cờ và hát vang Quốc ca Trung Quốc. Báo chí Trung Quốc ra rả ca ngợi những người dân đến định cư ở đây là người đi mở đất (!). Thật ra đây là một cuộc cướp đất trắng trợn.

New York bình luận: “Việc xây dựng ngôi làng được tiến hành theo đúng cách mà Trung Quốc đã sử dụng trong nhiều năm qua. Họ gạt sang một bên các tuyên bố chủ quyền của láng giềng. Họ đơn phương thay đổi sự thật trên thực địa để củng cố yêu sách của mình”.

Cũng theo tờ báo nổi tiếng này, Trung Quốc đã sử dụng chiến thuật tương tự như ở Biển Đông. Họ đã lì lợm, đã kiên trì nạo vét san hô dưới đáy biển sâu để bồi đắp các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp việc tàn phá nặng nề môi trường.

Không chỉ có hành động gặm nhấm này ở Bhutan. Trong năm 2020, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần sử dụng các lực lượng trên dãy Himalaya và đi sâu vào lãnh thổ mà phía New Delhi tuyên bố là thuộc về Ấn Độ, dẫn tới đụng độ,tàn sát đẫm máu, nhiều binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng.

Chính phủ Ấn Độ nhận rõ, khi bị búa rìu dư luận trong nước và quốc tế, bị thách thức, bị tấn công,Trung Quốc vẫn không chịu từ bỏ những phần lãnh thổ mà họ đã tìm cách kiểm soát. Quân đội Trung Quốc trước sau vẫn ngoan cố bám trụ những khu vực mà họ nói rằng từ thượng cổ đã thuộc về Trung Quốc.

Trở lại khu vực giáp ranh Trung-Ấn. Làng Pangda nằm kề cao nguyên Doklam. Đây là nơi biên giới, con gà gáy ba nước Ấn Độ, Trung Quốc và Bhutan cùng nghe. Việc xây dựng làng Pangda trên dãy Himalaya cho thấy Trung Quốc đã mở rộng một chiến dịch lớn hơn, nhằm thực hiện chiến lược “da báo”, tăng cường sức mạnh cho khu vực phía nam Trung Quốc.

Cách đây mấy tháng, khi xây dựng ngôi làng Pangda, Trung Quốc cũng đồng thời ra tuyên bố chủ quyền đối với phần lãnh thổ rộng khoảng 740km2 ở khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng nằm ở phía Bhutan.

Chuyện hoang đường này đối với Trung Quốc lại là “sự thật”. Giống như câu chuyện bốn năm trước đây. Mặc dù Tòa án trọng tài quốc tế đã ra phán quyết không công nhận phần lãnh hải 12 hải lý gắn với các đảo trên Biển Đông, vùng biển ngư dân đánh bắt cá thuộc hải phận và quyền tài phán của Việt Nam theo luật Biển quốc tế, nhưng Trung Quốc vẫn phớt lờ.

Trung Quốc đã cố ý vi phạm, cố ý tạo vùng xám, biến vùng biển không tranh chấp thành tranh chấp. Họ trắng trợn nhận ngư trường truyền thống bao đời nay của ngư dân Việt Nam là lãnh hải của mình. Họ cố tình quên ông cha của họ bao đời khẳng định “Chân trời góc bể”, “Thiên nhai hải giác” điểm cực nam lãnh thổ của Trung Quốc nằm ở cực nam Đảo Hải Nam.

Nhân chuyện Bắc Kinh cho xây “làng” trên đất của quốc gia khác, càng thấy rõ sự trơ trẽn của một nước lớn vẫn tham từng mét đất, từng sải biển. Lòng tham ấy thật là không biên giới!

RELATED ARTICLES

Tin mới