Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaTầm quan trọng chiến lược của Biển Đông và các tuyến giao...

Tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông và các tuyến giao thông trên biển (Kỳ 5)

Nhưng năm gần đây, Hải quân Trung Quốc, các cơ quan an ninh biển Trung Quốc và các tàu cá đang thực hiện các hành động phi pháp và cưỡng bức tại Biển Đông và Biển Hoa Đông bao gồm quần đảo Senkaku và Tây Thái Bình Dương.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ (Ảnh minh họa)

d. Hợp tác an ninh biển giữa các thành viên ASEAN có chung nhận thức và Liên minh Mỹ – Nhật Bản.

• Tầm quan trọng của việc liên kết với các nước ASEAN

 Các hành động phi pháp trên biển hiện nay của Trung Quốc có sự dính líu rõ ràng của Chính phủ Trung Quốc, có mối liên kết chặt chẽ với các hành động bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Hành động của Trung Quốc đã khiến các nước ASEAN lo ngại sâu sắc. Để bảo đảm an ninh biển tại Biển Đông, Mỹ, Nhật Bản ý thức rõ nhu cầu tăng cường sự gắn kết với các nước thành viên ASEAN.

• Tầm quan trọng của Việt Nam

Việt Nam là thành viên của ASEAN, là nước có lợi ích lớn trong bảo đảm các tuyến hàng hải, là nước có lịch sử đối đầu với Trung Quốc về các vấn đề trên Biển Đông. Ba nước Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam cùng chia sẻ những giá trị chung là duy trì tự do trên biển và tự do hàng hải ở Biển Đông và Biển Hoa Đông dựa trên các luật lệ và tập quán quốc tế hiện hành và được ủng hộ rộng rãi, mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và thịnh vượng của khu vực và các dân tộc, do các vùng biển này cung cấp nguồn tài nguyên khổng lồ và các tuyến hàng hải quan trọng. Cả ba nước không ý định can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ của các nước khác, nhưng họ không công nhận các quyền lãnh thổ và lợi ích biển mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Nhiều nước, gồm cả Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, trừ Trung Quốc, không bao giờ chấp nhận và tuân theo yêu sách của Trung Quốc trong việc thực hiện quyền hạn chế tự do đi lại tại các vùng biển quốc tế ngoại trừ lãnh hải, bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế, trong đó tự do đi lại bao gồm cả các hoạt động thu nhập thông tin quân sự liên quan đến máy bay và tàu hải quân.

• Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản

Kể từ tháng 4/2009, khi Nhật Bản và Việt Nam nhất trí tăng cường “quan hệ đối tác chiến lược”, hai nước đã xây dựng sự tin cậy chính trị và triển khai các đối thoại cấp chính phủ nhằm phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, tăng cường quan hệ kinh tế, hỗ trợ phát triển kinh tế và đổi mới chính sách mở cửa, thúc đẩy quan hệ bạn bè hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc, phát triển hợp tác trong các diễn đàn khu vực và quốc tế.

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hai nước đã tổ chức đối thoại Chính sách – Quân sự cấp Vụ trưởng năm 2001, được nâng lên cấp Thứ trưởng tháng 12/2010. Tháng 10/2011, tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc phòng, hai nước đã nhất trí về tầm quan trọng của an ninh biển bao gồm các vấn đề trên Biển Đông và cùng ký Biên bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác quốc phòng. Tại các diễn đàn, Nhật Bản luôn thể hiện thái độ tích cực hợp tác với các thành viên ASEAN, bao gồm cả việt Nam trong các vấn đề an ninh biển.

• Quan hệ Việt Nam – Mỹ

Tháng 6/2005, Mỹ và Việt Nam đã ký thỏa thuận về Chương trình Giáo dục và Đào tạo quân sự quốc tế (IMET). Tháng 9/2011, Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt – Mỹ lần hai đã được tổ chức, hai bên đã ký biên bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước. Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới thăm vịnh Cam Ranh, hội đàm với Thủ tướng Việt nam và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, hai bên nhất trí mở rộng hợp tác an ninh.

• Liên minh an ninh biển

“Bản liên minh biển theo khuôn khổ đa phương hẹp” bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Úc là một “Liên minh an ninh biển” tình nguyện, bảo vệ khu vực “Châu Á mở rộng trực Bắc – Nam” ở Châu Á – Thái Bình Dương, Châu Đại Dương và Nam Thái Bình Dương.

Trong khi đó “đối tác biển theo khuôn khổ đa phương hẹp” Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ nên gách tránh nhiệm như những bên có trách nhiệm chủ chốt trong một “liên minh an ninh biển” tình nguyện bảo vệ các vùng biển rộng lớn của khu vực “Châu Á mở rộng theo trục Đông – Tây” ở Ấn Độ Dương và Châu Á – Thái Bình Dương. Trong tương lai, những liên hiệp kiểu này có thể đóng vai trò cốt lõi của “liên minh an ninh biển tự nguyện, rộng lớn, thống nhất và liền mạch” để bảo vệ “mạng lưới hàng hải” của tất cả các khu vực.

Trong bối cảnh này, các nước thành viên có chung nhận thức của ASEAN, như Việt Nam, có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh của “mạng lưới hàng hải” bằng cách trở thành một bên tham gia tình nguyện trong liên minh, có thể chia sẻ những vai trò phù hợp trong “mạng lưới hàng hải” bao gồm cả Biển Đông.

Kết luận

“Bán liên minh biển đa phương hẹp” Mỹ – Nhật Bản – Úc và “đối tác biển đa phương hẹp” Mỹ – Nhật Bản – Ấn Độ cần phải phát huy mọi nỗ lực để xây dựng quan hệ hợp tác mạnh hơn nhằm bảo đảm an ninh của các tuyến giao thông trên biển rộng lớn và trải dài trong khu vực “Châu Á mở rộng trực Bắc – Nam”, “Châu Á mở rộng trục Đông – Tây” và tiếp tục hướng tới các khu vực rộng lớn hơn.

Muốn thế, cần thiết phải xây dựng “Liên hiệp An ninh biển” tự nguyện được dẫn dắt bởi ba nước Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản để đảm bảo các tuyến giao thông trên biển của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cũng như bởi ba nước Úc, Mỹ, Nhật Bản để đảm bảo các tuyến giao thông trên biển ở Châu Đại Dương và Châu Á – Thái Bình Dương. Hướng tới “Liên minh An ninh biển toàn cầu” bao gồm các quốc gia biển ở vùng lân cận, như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia ở Trung Đông và Châu Âu, với Mỹ giữ vai trò trung tâm, tập hợp các quốc gia biển có chung nhận thức trên thế giới, Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ, Úc có thể trở thành những nhân tố chủ chốt của liên hiệp an ninh biển khu vực này và nhận trách nhiệm tùy thuộc vào sức mạnh và bối cảnh của từng nước.

Tuy nhiên, cũng cần nắm bắt mọi cơ hội và tận dụng mọi kênh ngoại giao và quốc phòng đang kết nối các quốc gia trong khu vực; cần tiếp tục các cơ chế đối thoại an ninh khu vực hiện có như ARF, EAS, các khung đối thoại hải quân như Hội nghị chuyên đề hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS) và IONS hoặc diễn đàn của rất nhiều đối thoại chung khác giữa khu vực nhà nước và tư nhân ở phạm vi khu vực và toàn cầu như các diễn đàn có sự tham gia của các học viện nghiên cứu chính về an ninh biển hoặc an ninh; các chính phủ cần phải chủ động sử dụng kết quả của các diễn đàn này và nỗ lực xây dựng lòng tin giữa các lực lượng hải quân hoặc các lực lượng biển khác của các quốc gia ven biển trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Hết.

RELATED ARTICLES

Tin mới