Tranh chấp lãnh hải đang ngày càng gia tăng đe dọa tới ổn định và hòa bình tại khu vực Đông Á, khu vực xảy ra những tranh chấp giữa Trung Quốc (và Đài Loan trong trường hợp này) và bốn nước láng giềng ở Biển Đông, tranh chấp ở Biển Hoa Đông giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vùng biển Nhật Bản.
Hải quân Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông
Tình hình chung về những đe dọa và tranh chấp trên biển đối với ổn định và hòa bình tại Đông Á
Cụ thể các tranh chấp có thể khác nhau, nhưng nguyên nhân cơ bản là do sự thu hẹp của thế giới và gia tăng cạnh tranh các nguồn tài nguyên thiên nhiên (ngày càng khan hiếm), đặc biệt là nguồn lương thực, nguồn năng lượng; các nguồn tài nguyên như là thủy sản, dầu và khí đốt. Việc thực thi quản lý hoặc giải quyết các tranh chấp hiện rất khó khăn vì lý do bất đồng trong việc diễn giải Luật Biển và thậm chí là bất đồng về những nguyên tắc đối trọng việc khẳng định chủ quyền, cũng như trở ngại của lịch sử và sự cạnh tranh chính trị.
Tìm hiểu về Biển Đông
Trung Quốc là một cường quốc đang trỗi dậy và dường như không bao giờ thỏa mãn nhu cầu về sử dụng năng lượng, thực phẩm và những thành phẩm từ nguồn tài nguyên thiên nhiên khác để hỗ trợ cho việc tiếp tục phát triển kinh tế của mình, điều này đã khiến Biển Đông đặc biệt trở thành tiêu điểm chính của những cọ xát và đối đầu căng thẳng. Làm thế nào để quản lý hoặc giải quyết những căng thẳng trên Biển Đông đã trở thành một thách thức lớn với trường hợp của tranh chấp giữa Trung Quốc và một vài nước duyên hải láng giềng vì 2 lý do cơ bản sau: (1) Những yêu sách khẳng định chủ quyền trên biển của Trung Quốc về cơ bản không phù hợp hệ thống Luật Biển quốc tế hiện hành; và (2) Trung Quốc tăng cường sử dụng vũ lực và đe dọa các nước láng giềng – chủ yếu là Philippines và Việt Nam.
Quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng do các hành động của Trung Quốc cản trở các hoạt động của hải quân Mỹ trong vùng biển quốc tế nằm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, cụ thể là hành động của các tàu cá và tàu tuần tra đã gây nguy hại cho tàu giám sát Hải quân Mỹ (3/2009), theo đó Hải quân Mỹ đã hành động nhằm khẳng định quyền hạn của mình trong cả hai vùng Biển Đông và Hoàng Hải. Những phản ứng của Bắc Kinh về các hoạt động không chính thức ở mức độ thấp giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Việt Nam đã thể hiện rõ quan ngại của Trung Quốc đối với việc thắt chặt quan hệ an ninh giữa Mỹ với Việt Nam.
Mặc dù Mỹ không có lợi ích trực tiếp trong các xung đột đối với những yêu sách chủ quyền trên biển, những tranh chấp này đe dọa một số lợi ích quan trọng của Mỹ. Trung Quốc đang phát triển khả năng quân sự, bán quân sự và sẵn sàng sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực thách thức các quyền lợi lâu dài của Mỹ đối với hòa bình và ổn định khu vực, và an ninh của một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất thế giới.
Mỹ đã duy trì hiện trạng những tranh chấp này từ lâu và không đứng về bên nào trong tranh chấp, thế nhưng Bắc Kinh đã giải thích những tuyên bố của các quan chức Mỹ trong việc ủng hộ những nguyên tắc của UNCLOS để nhằm xác định các yêu sách lãnh thổ trên biển, và kêu gọi các bên kiềm chế, đồng thời thực hiện các hoạt động hải quân với Việt Nam và Philippines là thể hiện Mỹ đang nghiêng về một bên.
Bên cạnh việc Trung Quốc thách thức sự tự do di chuyển truyền thống của các tàu chiến, thì nước này cũng có các mục tiêu lớn hơn trong việc thay thế Mỹ để trở thành nước có sức mạnh quân sự vượt trội trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và đặt khu vực dưới sự bá quyền thực tế của Trung Quốc. Tham vọng của Bắc Kinh đã đặt ra một mối đe dọa trực tiếp đến mười nước ASEAN (là một cộng đồng hoạt động dựa trên sự đồng thuận, theo một trật tự có nguyên tắc và bình đẳng hơn là việc chỉ sử dụng sức mạnh đơn thuần).
Việc đan xen các lợi ích giữa Mỹ với các đồng minh của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, và các quốc gia biển láng giềng của Trung Quốc khác đã tạo nên một cảm nhận sai lệch rằng Washington đang tìm cách ngăn cản sự trỗi dậy của Trung Quốc. Trung Quốc có lý do để không hài lòng với thể chế pháp lý quốc tế mang dấu ấn của phương Tây và đặc biệt là chịu sự ảnh hưởng của Mỹ, tuy nhiên những nỗ lực của Trung Quốc để đưa ra yêu sách dựa trên “vùng nước lịch sử” đến nay đã tỏ ra phản tác dụng.
Việc làm cho tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc (trên hầu hết Biển Đông gồm các đảo, bãi đá, rạn san hô, bãi cát ngầm) phù hợp với thể chế pháp lý quốc tế hiện hành có thể là thách thức lớn nhất đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Đông Nam Á, ít nhất là trong những thập kỷ sắp tới.
Sự gia tăng quyết đoán của Trung Quốc
Sự quyết đoán của Trung Quốc tăng lên cùng với quá trình phát triển năng lực quân sự và công nghệ, với phát ngôn về chủ nghĩa dân tộc ngày càng gay gắt của một số quan chức chính trị. Sự quyết đoán của Trung Quốc là nguyên nhân gây ra sự phản kháng của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông, và sự phản kháng này đủ để tạo nên một nguy cơ thực sự dẫn đến những căng thẳng leo thang ngoài ý muốn.
Trong khi sức ép từ sự quyết đoán ngày càng tăng cho Trung Quốc rõ ràng là một vấn đề thuộc chính sách quốc gia, các nhà phân tích đã đặt ra câu hỏi quan trọng về trách nhiệm đối với nhưng sự cố có thể. Theo tất cả các nguồn uy tín đã điểm ra có từ 9 đến 11 cơ quan cấp bộ có liên quan đến các hoạt động trên biển, trong đó có năm cơ quan chịu trách nhiệm thi hành pháp luật là Cục Quản lý Nghề cá và Cơ quan Hải giám Trung Quốc, ba tỉnh ven biển, Bộ Ngoại giao và Hải quân Trung Quốc (PLAN).
Ngoài mong muốn tránh một cuộc đụng độ quân sự nghiêm trọng có thể leo thang, cản trở chính đối với sự quyết đoán của Trung Quốc (trong việc củng cố các yêu sách của mình) là mong muốn tránh cô lập các nước láng giềng, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á, nơi mà Trung Quốc đang tìm kiếm các mối quan hệ thân thiện nhằm củng cố hội nhập kinh tế. Đã từng có những thời điểm trong quá khứ Trung Quốc phải “hạ nhiệt” trong việc khẳng định yêu sách của mình khi đối mặt với một ASEAN đoàn kết. Năm 2002, Bắc Kinh cùng với ASEAN thông qua Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) liên quan đến việc không sử dụng vũ lực trong các tranh chấp biển, thế nhưng vẫn tiếp tục phản bác đề nghị về một Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) khu vực cụ thể hơn.
Việc Trung Quốc tiếp tục chú trọng điều này nhiều đến mức nào là một câu hỏi ngày càng được quan tâm. Sau nhiều năm thực hiện “ngoại giao thân thiện” và thúc đẩy đầu tư cũng như các hiệp định thương mại ưu đãi, sự quyết đoán của Trung Quốc trong việc thúc đẩy yêu sách trên biển đã tạo ra bất ngờ và tình trạng xáo trộn trong mười quốc gia của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), năm nước trong số đó có tranh chấp biển với Trung Quốc.
Những va chạm trên biển giữa các tàu tuần tra của Trung Quốc với tàu của Việt Nam được thực hiện khảo sát địa chất trong năm 2011 khởi đầu cho căng thẳng lâu dài về những yêu sách chủ quyền trên biển tại Biển Đông. Các báo cáo cho thấy, các vụ việc như cố ý cắt lưới, cáp và thu giữ các tàu thuyền đánh cá và sản lượng đánh bắt được thực hiện bởi các tàu trang bị vũ trang của Cục Quản lý Nghề cá, lực lượng Hải giám Trung Quốc và của cơ quan điều hành Biển Đông của Cục Quản lý Hải dương Nhà nước. Trung Quốc cũng đã có hành động khiêu khích trong việc mời thầu quốc tế chín lô dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Các lô chồng lấn này nằm tại ngoài khơi bờ biển miền Trung và miền Nam Việt Nam, cũng như tại phía nam của quần đảo Trường Sa. Việt Nam cũng đã mời thầu các lô trên theo hệ thống đánh số riêng của nước này. Cho đến nay dường như không có công ty nào gửi hồ sơ đấu thầu cho Trung Quốc đối với các lô này.
Chưa từng có sự kiện nào thể hiện sự phân cực trong khu vực Đông Nam Á (dưới sức ép từ sự gia tăng quyết đoán của Trung Quốc đối với những yêu sách chủ quyền trên biển mập mờ của nước này) bằng thất bại chưa từng có trong việc thông qua một thông cáo chính thức tại cuộc họp hành năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Phnôm Pênh vào tháng 7/2012 bởi những bất đồng trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm, các nước ASEAN (luôn bị ám ảnh về một sự đồng thuận) đã không thể thống nhất về ngôn từ được dùng trong một văn bản thông thường. Campuchia, nước chủ nhà AMM 45 và là người bạn thân thiết nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á đã ngần ngại trước yêu cầu của cân sức giữa tàu của Trung Quốc và Philippines tại bãi cạn Scarborough của quần đảo Trường Sa ra xem xét.
Dưới sức ép của Trung Quốc, Campuchia khẳng định rằng việc đề cập đến những căng thẳng đối đầu trên Biển Đông có thể không được đưa vào thông cáo chung, và nước này hầu như không được thực hiện bấy kỳ nỗ lực nào nhằm thảo ra một văn bản có ngôn ngữ mang tính thỏa hiệp, trong khi trách nhiệm của Campuchia là Chủ tịch, và các đại biểu đã rời cuộc họp khi mà không đưa ra được thông cáo chung. Việc tránh đề cập đến các vấn đề gây tranh cãi là một điều không mới của ASEAN, nhưng chưa bao giờ ASEAN lại thất bại trong việc đạt được một sự đồng thuận tối thiểu trong bản thông cáo chung. Hậu quả của sự rạn nứt trong ASEAN có tác động sâu rộng đối với các tranh chấp Biển Đông, hoặc ít nhất thì nó cũng thể hiện sự bất lực của các nước có yêu sách trong ASEAN để sử dụng các tổ chức khu vực như là phương tiện để thuyết phục Trung Quốc tham gia vào việc cùng thảo ra bất kỳ Bộ Quy tắc ứng xử nào.