Mặc dù tồn tại một số bất đồng giữa cả hai bên, Trung Quốc và các nước láng giềng tại Biển Đông đều căn cứ những yêu sách chủ quyền của họ trên những nguyên tắc khác nhau.
Hải quân Đài Loan tập trận ở Kao Hùng hôm 27/1/2021.
Nguyên nhân của xung đột không thể hàn gắn
Ngoại trừ Đài Loan, tất cả các bên yêu sách khác đã thông qua các nguyên tắc dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) có hiệu lực vào năm 1994 sau các cuộc đàm phán mở rộng kể từ năm 1982. Mặt khác, Trung Quốc căn cứ những yêu sách của mình đối với hầu hết Biển Đông dựa trên “vùng nước lịch sử” là nơi tàu bè Trung Quốc đã thường xuyên di chuyển và có nhiều thời kỳ khu vực này được quản lý bởi nhà cầm quyền Trung Quốc trong hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm.
Một số bên yêu sách khác như là Việt Nam và Philippines cũng đã đưa ra yêu sách dựa trên lịch sử theo một cơ sở tương tự, nhưng nhìn chung đường biên giới trên biển mà các nước này gửi tới UNCLOS phù hợp với các quy định của UNCLOS. Hai vấn đề chính đối với yêu sách về “vùng nước lịch sử” của Trung Quốc là đường biên giới ngoài rất mập mờ, cái mà được gọi là đường 9 đoạn lấn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa mở rộng của các nước khác.
Vùng đặc quyền kinh tế nói riêng là vấn đề thuộc quyền không thể tranh cãi theo các quy định của UNCLOS, Công ước mà Trung Quốc và hầu hết các nước láng giềng biển (không bao gồm Mỹ) đã tham gia ký kết, trừ trường hợp vùng ranh giới chồng lấn và phải được thương lượng hoặc đệ đơn cho tòa án quốc tế, tòa án hoặc bên trọng tài thứ ba giải quyết.
Đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, bãi cạn Scarbough, bãi Macclesfield và các thực thể trên biển khác, những yêu sách của hầu hết các nước đều gây tranh cãi, nhưng những yêu sách của Trung Quốc thì gây tranh cãi hơn cả. Ví dụ, ở Trường Sa, Trung Quốc chiếm các hòn đảo nhỏ và đã xây dựng công trình trên bốn rạn san hô nửa nổi nửa chìm, trong khi Việt Nam, Malaysia và Philippines chiếm nhiều đảo hơn, và hầu hết các đảo này được hưởng quyền hợp pháp về vùng lãnh hải 12 hải lý.
Trung Quốc đang trở nên ngày càng quyết đoán hơn trong suốt những năm qua trong việc thúc đẩy những yêu sách chủ quyền của họ. Trung Quốc cho đến nay đã thể hiện rõ mục đích của mình thông qua việc tuyên bố thành lập cái gọi là thành phố tự trị “Tam Sa” tại Biển Đông. Tên gọi “Tam Sa” đề cập đến ba thực thể địa lý đang có tranh chấp tại Biển Đông là Hoàng Sa, các nhóm đảo tại Trường Sa và khu vực ngập nước tại bãi Macclesfield.
Vị trí hành chính của thành phố cấp tỉnh mới được đặt tại nơi mà Trung Quốc gọi là Đảo Yongxing, khoảng 350km (220 dặm) về phía Đông Nam của đảo Hải Nam.
Đây là đảo được biết với cái tên đảo Woody theo bản đồ hàng hải quốc tê và đảo Phú Lâm theo cách gọi của Việt Nam, hòn đảo này có diện tích rất nhỏ, có đường băng dài khoảng 2.700m được quân đội Trung Quốc hoàn thành năm 1990 để mở rộng phạm vi tuần tra, phạm vi hoạt động máy bay vận chuyển và chiến đấu. Chiều dài đường băng này bằng gần một nửa chiều rộng của hòn đảo và nhô ra khu vực rạn san hô và vùng biển xung quanh. Tổng diện tích của thành phố này khiến nó vừa trở thành một trong những thành phố nhỏ nhất và vừa là thành phố lớn nhất thế giới – Tổng diện tích mặt đất của thành phố này là dưới 15km2 (nhỏ hơn 2% diện tích của thành phố New York), tuy nhiên diện tích vùng nước mà cái thành phố Tam Sa đòi chủ quyền lên tới gần 2 triệu km².
Việc thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” của Trung Quốc có xung đột trực tiếp với những tuyên bố chủ quyền của một hay bốn nước khác, là Brunei, Malaysia, Philippines, và Việt Nam, và trùng lặp hoàn toàn với những yêu sách của Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa, nơi Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền, đang bị kiểm soát bởi Trung Quốc. Lực lượng hải quân Trung Quốc đã đánh chiếm một số đảo từ sự kiểm soát của miền Nam Việt Nam vào năm 1974 và chiếm nốt phần còn lại từ Việt Nam thống nhất vào năm 1988, trong cả hai trường hợp này đều có những thương vong nặng nề của Việt Nam.
Sự gia tăng can dự của Mỹ vào các các tranh chấp tại khu vực Đông Nam Á
Quan điểm và chính sách của Mỹ đối với các tranh chấp trên biển đã có những bước chuyển biến đáng kể từ cuộc đối đầu năm 1995 liên quan đến công trình xây dựng các kết cấu tạm thời của Trung Quốc trên đảo Đá Vành Khăn, khu vực các đảo Palawan của Philippines khoảng 70 dặm (113km). Vào thời điểm đó, chính quyền Clinton đã lên tiếng phản đối việc sử dựng vũ lực, tuy nhiên đã không đứng về phía bên nào đối với yêu sách của cả hai bên.
Thái độ cứng rắn của Mỹ có thể được kể từ vụ việc xảy ra vào thời gian khoảng tháng 3/2009, khi nào mà tàu Trung Quốc có các hành động gây nguy hiểm đối với các tàu giám sát đại dương Impeccable của Hải quân Mỹ trong khi đang hoạt động tại khu vực ngoài khơi đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 75 dặm. Các quan ngại của Mỹ đối với những thách thức của Trung Quốc liên quan đến tự do hàng hải và việc xảy ra các sự cố ngày càng nghiêm trọng liên quan đến các hành động xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và Việt Nam là nguyên nhân khiến giới hoạch định chính sách Mỹ đã phải ngầm lựa chọn bên trong tranh chấp.
Ngoại trưởng Clinton và các quan chức cấp cao khác, thông qua việc điều chỉnh chính sách của Mỹ cho phù hợp với các nguyên tắc UNCLOS trong việc xác định biên giới trên biển và giúp tăng cường năng lực tuần tra trên biển đối với trường hợp của Philippines và khả năng tự vệ đối với trường hợp của Việt Nam đã khiến cho Trung Quốc tỏ thái độ nổi giận. Chính quyền Obama đã nhấn mạnh rằng, việc này tuân thủ theo các quy tắc của UNCLOS (mặc dù Mỹ chưa phê chuẩn Công ước), và cố gắng để tạo ra một bầu không khí thuận lợi hơn để Thượng viện thông qua Công ước.
Cả Trung Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á khác nhận thấy rằng, chính sách “tái can dự” trên quy mô lớn hơn của chính quyền Obama với Đông Nam Á, thông qua Sáng kiến hạ nguồn sông Mekong năm 2009 và tuyên bố về chính sách “xoay trục”, hiện nay được diễn tả như là chính sách tái cân bằng sức mạnh quân sự Mỹ hướng tới Châu Á và Thái Bình Dương, nơi mà vốn từ lâu đã là khu vực địa chiến lược của Mỹ. Trong khi Bắc Kinh cực lực chỉ trích động thái này và coi đây là hành động nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì các nước ASEAN nhìn chung lại hoan nghênh chính sách “tái can dự” của Mỹ, coi đây như là cơ hội để họ đa dạng hóa các mối quan hệ của mình và được hưởng lợi từ bất cứ sự cạnh tranh nào có lợi ích cho họ.
Chính quyền Obama cũng đã khẳng định các quyền của mình trong các hoạt động tại vùng biển Hoàng Hải, bất chấp phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc, ví dụ Mỹ đã định kỳ triển khai tàu sân bay (USS George Washington) trú tại Nhật Bản tới vùng biển Hoàng Hải và tiến hành các cuộc tập trận kết hợp trên quy mô lớn với Hàn Quốc (ROK).
Mỹ có nhiều lựa chọn để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích biển ở Đông Á, bao gồm cả việc tham gia song phương với Trung Quốc trong các lĩnh vực khác mà cả hai cùng quan tâm. Tuy nhiên, dù thế nào thì Mỹ cũng không thể lờ đi những thách thức nghiêm trọng gây ra bởi Trung Quốc nhằm thiết lập một kiểu “vùng biển của Trung Quốc” tại Biển Đông đồng thời nhằm làm suy yếu quyền lâu đời của các tàu chiến của Mỹ và đồng minh trên các vùng biển quốc tế và tại “điểm thắt cổ chai” chiến lược xuyên suốt vùng biển khu vực Đông Á.
Có hai lựa chọn khả quan cho bế tắc hiện nay, bế tắc mà trong đó nguy cơ xung đột luôn luôn hiện diện và triển vọng phát triển và quản lý thủy sản và các nguồn tài nguyên dưới đáy biển bị hạn chế nghiêm trọng. Trên thực tế, các nguyên tắc UNCLOS không thể giải quyết tranh chấp khi mà Trung Quốc luôn sử dụng một tập hợp các nguyên tắc khác nhau cho việc yêu sách chủ quyền, và Trung Quốc cùng một số bên tranh chấp khác từ chối việc đệ đơn lên Trọng tài Quốc tế. Có hai xu hướng có thể xảy ra tại khu vực này, một là, xu hướng dẫn đến sự phân cực nghiêm trọng trong khu vực, sự gián đoạn của hội nhập kinh tế khu vực và mong muốn chung về một Cộng đồng ASEAN. Hai là, một trong các tranh chấp trên biển, đặc biệt là tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng được khắc phục (chứ không phải giải quyết) thông qua sự phát triển hợp tác và khai thác bình đẳng các nguồn tài nguyên mà không cần giải quyết các tranh chấp cơ bản.